0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nh ững khó khăn

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 56 -60 )

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

2.1.3.2. Nh ững khó khăn

Chưa có tính liên kết vùng

Mặc dù đã có quyết định phê duyệt quy hoạch từ năm 1998, nhưng đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn chưa hình thành được chính sách và cơ chế

quản lý. Điều này khiến thế mạnh của từng địa phương trong vùng không thể liên kết được với nhau để cùng phát triển.

Ngày 18/02/2004 thủ tướng Chính phủđã ban hành quyết định số 20/2004/QĐ – TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm cấp Trung ương. Sau đó ban điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm đã ban hành quyết định số 811/QĐ – BKH ngày 22/08/2005 về việc thành lập tổ thường trực Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tổ thường trực ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp ban chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trong công tác qui hoạch, kế hoạch và quyết định các dự án đầu tư.

Hiện nay, trong VKTTĐPN đã có nhiều chương trình hợp tác phát triển các ngành, mạng lưới cơ sở hạ tầng, hệ thống cấp thoát nước, phát triển các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường [27, tr.57 - 73],…Tuy nhiên, các chương trình hợp tác này chỉ dừng lại ở cấp độ song phương giữa Thành phố Hồ

Chí Minh với các tỉnh trong vùng và giữa một số tỉnh có vị trí kế cận nhau.

Sự phát triển không đồng bộ, mang tính tự phát của các tỉnh thành, dẫn đến chất lượng quy hoạch vùng thấp; sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong vùng chưa tốt, nên hiệu quả còn hạn chế.

Ban điều phối của vùng đều có tầm nhìn chung nhưng chưa có cách giải quyết chung, chưa có qui hoạch tổng thể các khu công nghiệp của vùng theo tính chất phân công với nhau. Khu công nghiệp của tỉnh này nên thu hút ngành nghề gì, tỉnh khác ngành nghề gì dựa trên lợi thế của mình thì chưa làm được. Hậu quả của việc này là tạo sự cạnh tranh không cần thiết trong việc thu hút đầu tư.

Đến nay, VKTTĐPN vẫn chưa xác lập được một nền kinh tế vùng, chưa thực sự

tạo được động lực phát triển cho vùng cũng như góp sức thúc đẩy sự phát triển của những tỉnh, thành lân cận

Từng địa phương có qui hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp (KCN) riêng, nhưng các tỉnh, thành trong vùng lại không có qui hoạch chung, không có qui hoạch

định hướng.

Cạnh tranh thu hút dự án đầu tư và thiếu qui hoạch tổng thể, Không có qui hoạch chung về các khu công nghiệp

Các chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại về sự cạnh tranh thu hút dự án đầu tư và thiếu qui hoạch tổng thể VKTTĐPN, bởi thực tế ở đây còn tồn tại nhiều vấn đề

cạnh tranh, qui hoạch và định hướng phát triển.

Theo GS.TS Võ Thanh Thu, Giảng viên Cao cấp của Trường Đại học Kinh tế

TP.Hồ Chí Minh thì các KCN trong VKTTĐPN phát triển tự phát ở mỗi tỉnh, thành, không theo qui hoạch tổng thể vùng "không gian phát triển bị cắt khúc, phân đoạn bởi ranh giới hành chính. Điều này dẫn đến "hai chính sách thuê đất, giá nhân công khác nhau... ở hai KCN láng giềng, cạnh tranh nhau mà không tạo ra điều kiện hợp tác để thu hút vốn, sắp xếp ngành nghề và phát triển các dịch vụ hỗ trợ".

Riêng với các KCN ở VKTTĐPN thì sự cạnh tranh không lành mạnh đó diễn ra rất mạnh, chủ yếu là ở giá thuê đất và thuế được quyết định bởi chính sách vĩ mô của từng tỉnh thành.

Khi không có qui hoạch vùng, sự phát triển của các KCN cũng bị ảnh hưởng, nhất là trình độ phát triển hạ tầng cơ sở. Các tiện ích như đường xá, điện nước, dịch vụ internet, bưu điện... còn kém và không đồng bộ giữa các khu. Tỉnh thành nào tập trung cải thiện được tiện ích gì thì nhà đầu tư ở đó được hưởng, chứ

chưa có sự chia sẻđể cùng hưởng giữa các tỉnh thành.

Thiếu qui hoạch vùng, qũy đất dành cho phát triển khu công nghiệp không hiệu qủa và nhanh chóng bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm. Một số nơi qui hoạch KCN tràn lan, “trải thảm đỏ” nhưng vẫn ít người đến do: hạ tầng, nhân lực, giao thông, khoảng cách địa lý đến các cảng hoặc thị trường chưa phù hợp, chưa thuyết phục các nhà đầu tư. Tỉnh Bình Phước với 5 KCN vắng vẻ là một ví dụ, Bình Phước là nơi được đánh giá là có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, tài nguyên rừng và

khoáng sản nhưng do cơ sở hạ tầng còn yếu nên bị tách biệt, không giao lưu được với các tỉnh trong nội bộ vùng.

Các địa phương cạnh tranh nhau không lành mạnh, cùng cấp quá nhiều giấy phép đầu tư cho các dự án cùng một loại sản phẩm mà không tính đến qui mô thị

trường hoặc chạy đua cấp phép các dự án qui mô cỡ tỷ USD nhưng lại không thẩm

định kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư. Những hạn chế này bộc lộ rõ rệt nhất ở

việc cấp phép cho các dự án thép, sân goft, cảng biển.

Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp chưa ổn định và trình độ

chuyên môn kỹ thuật chưa đủđáp ứng nhu cầu tuyển dụng

Trình độ chuyên môn kỹ thuật lao động của vùng chưa đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Tính đến năm 2007, Tuy đã có chuyển biến theo hướng tích cực hơn so với năm 2006 nhưng vùng có đến 57,14% lao động đang có việc làm chưa qua đào tạo, trong số 42,86% lao động còn lại thì công nhân kỹ thuật chiếm ưu thế 28,37%, số lao động có trình độ từ Cao đẳng – Đại học trở lên còn chiếm tỷ trọng rất thấp 6,23%. Với tỷ lệ lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trên, hiện nay vùng chưa có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động có việc làm của vùng phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

(Đơn vị: %)

2006 2007

Chưa qua đào tạo 60,44 57,14

Sơ cấp có chứng chỉ nghề 3,02 3,45

Công nhân kỹ thuật 27,00 28,37

Trung học chuyên nghiệp 3,96 4,82 Cao đẳng – đại học trở lên 5,59 6,23

Nguồn: Bộ lao động – Thương binh và Xã hội năm 2007

Bên cạnh lực lượng lao động tại chỗ, vùng còn thu hút được rất nhiều lao động

công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Sau mỗi đợt lễ, tết về thăm quê hàng nghìn công nhân đã không trở lại với các doanh nghiệp (do nghỉ làm hoặc đi tìm công việc mới). Vì vậy, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp trong thời gian qua của vùng chưa thật sựổn định.

Ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp có vốn FDI

Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ, đưa vào vùng những thiết bị, công nghệ lạc hậu là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp có vốn FDI.

Bên cạnh đó, việc không tuân thủ về luật môi trường của các doanh nghiệp có nhà máy xử lí chất thải mà không đưa vào hoạt động trong thời gian qua đã tác động không nhỏđối với môi trường của vùng. Đặc biệt minh chứng cụ thể là sự ô nhiễm

ở các sông lớn của vùng

Một phần của tài liệu CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM (Trang 56 -60 )

×