Ma trận SWOT và các chiến lược thu hút FDI của vùng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 117 - 135)

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

3.2.2.1. Ma trận SWOT và các chiến lược thu hút FDI của vùng

Ma trận SWOT thường được xem là công cụ quan trọng trong quá trình hoạch

định chiến lược phát triển trong tương lai. Với nội dung bao gồm việc phân tích

điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa, việc hoạch định chiến lược sẽ có cơ sở

và khả năng thành công cao hơn. Từ việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ

hội và đe dọa chúng ta sẽđề ra những chiến lược phù hợp không chỉ cho từng yếu tố mà còn cho sự kết hợp giữa các yếu tố như chiến lược SO (kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội), chiến lược ST (kết hợp giữa điểm mạnh và đe dọa), chiến lược WO (kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội), chiến lược WT (kết hợp giữa điểm yếu và

đe dọa).

VKTTĐPN trong quá trình thu hút vốn FDI cũng cần có một chiến lược rõ ràng như thế. Chiến lược này sẽ dựa trên ma trận SWOT sau:

3.2.2.2. Gii pháp thu hút FDI ca vùng

Dựa trên cơ sở ma trận SWOT định hướng chiến lược thu hút FDI của VKTTĐPN giại đoạn 2011 – 2020, vùng cần có những giải pháp cụ thể sau:

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tăng cường tính minh bạch trong quản lí

Môi trường đầu tư là chỉ tiêu tổng hợp tạo ra sức hấp dẫn và có tính cạnh tranh của một quốc gia, một vùng lãnh thổ trước các đối tác đầu tư, nó có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường đầu tư và tăng cường tính minh bạch trong quản lí là nhu cầu tất yếu khách quan để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của VKTTĐPN trong thời gian tới.

Nếu công tác xúc tiến đầu tư là biện pháp mời gọi, “trải thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư nước ngoài thì việc hoàn thiện môi trường đầu tư là biện pháp “giữ” và “duy trì” nguồn vốn đầu tưđó tại địa phương. Địa phương nào có môi trường đầu tư

càng thuận lợi, thông thoáng càng thu hút được nhiều nhà đầu tưđến kinh doanh lâu dài, ổn định, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

So với trước đây, môi trường đầu tư nước ngoài ở các tỉnh, thành phố của vùng

đã dần dần được hoàn thiện theo hướng bình đẳng, thủ tục đơn giản công khai. Các tỉnh, thành trong vùng tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư, công khai, minh bạch các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thường xuyên rà soát để bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ những qui định gây cản trở hoạt động

đầu tư. Việc thực hiện một cách có hiệu quả cơ chế quản lí “một cửa, tại chỗ” của vùng đã giúp giải quyết nhanh chóng mọi khó khăn vướng mắc của các nhà đầu tư, góp phần tích cực vào việc cải cách thủ tục hành chính, làm cho việc quản lí nhà nước trở thành dịch vụ công quyền, phục vụ tốt cho các nhà đầu tư.

Với chính sách đầu tư thông thoáng trên cùng với tình hình chính trị - xã hội ổn

định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nguồn lao động dồi dào,… thời gian qua VKTTĐPN luôn đứng ở vị trí dẫn đầu cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hiện nay, các địa phương trong vùng đều đang dần hoàn thiện môi trường đầu tư

của mình theo cách riêng nhằm đạt được hiệu quả thu hút vốn đầu tư cao nhất. Ví dụ: “Chính sách của Đồng Nai là không thu hút đầu tư bằng cách ban hành các ưu

đãi riêng ngoài qui định mà chủ yếu tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh thông qua sựổn định của nền tảng kinh tế vĩ mô và chính trị xã hội; bảo vệ tốt môi trường sống. Thực hiện các cơ chế “một cửa, tại chỗ”, “một cửa liên thông” và chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyên cải tiến thủ

tục hành chính và các dịch vụ công theo hướng công khai, tận tâm, minh bạch, phối hợp các tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ doanh nghiệp một năm không quá một lần” [ 7, tr. 223]

Đối với Bà Rịa – Vũng Tàu thì “Ngày 19/4/2007, UBND tỉnh đã ban hành Quyết

định số 23/2007/QĐ – UBND quy định trình tự thủ tục triển khai dự án đầu tư bên ngoài các KCN, KCX, KCNC trên địa bàn tỉnh theo qui trình một mối tại Sở Kế

hoạch và Đầu tư, trong đó qui định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, thời gian quản lí công việc của từng cơ quan quản lí nhà nước liên quan đến dự án đầu tư nhằm đảm bảo thông thoáng, tiện lợi cho các nhà đầu tư, bước đầu đã tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong các thủ tục hành chính” [7 , tr. 214]. Đối với Bình Phước, các nhà

đầu tư khi đến với Bình Phước đều được hướng dẫn, thực hiện mọi thủ tục có liên quan tại một đầu mối, đảm bảo nhanh chóng và thuận lợi theo cơ chế “một cửa”.

Đối với các dự án đầu tư trên đất đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận qui hoạch KCN, ban quản lí các KCN trực tiếp làm đầu mối tiếp nhận và tổ chức thực hiện. Đối với các dự án đầu tư ngoài KCN thì Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước sẽ làm đầu mối tiếp nhận và tham mưu thực hiện. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp liên quan đến thủ tục đầu tư có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin; ban quản lí các KCN có trách nhiệm phối hợp thực hiện các thủ tục liên quan đến

đầu tư do đơn vị mình phụ trách. Nhà đầu tư có quyền yêu cầu các thủ tục hành chính vềđầu tưđược giải quyết và thực hiện một cách nhanh nhất theo qui định. Tổ

khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư…đề xuất Ủy Ban Nhân Dân tỉnh tháo gỡ, giải quyết kịp thời. [7, tr. 223]

 Việc thực hiện môi trường đầu tư của vùng chủ yếu diễn ra trên địa bàn mỗi tỉnh, thành. Tỉnh, thành nào có môi trường thuận lợi hơn thì thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư hơn. Hiện nay các tỉnh, thành của vùng chưa sự liên kết hình thành một cơ chế thống nhất về chính sách đầu tư, tạo môi trường đầu tư

chung của vùng trên cơ sở phát triển lợi thế của từng địa phương. Vì vậy trong tương lai vùng cần:

- Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, có chính sách huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, các ngành sản xuất công nghệ cao, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách sử dụng cán bộ, cơ chế phân cấp trung ương và địa phương phù hợp và linh hoạt.... nhằm làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa các ngành với địa phương được chặt chẽ và hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư có sức cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.

- Liên kết giữa các địa phương trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư chung của vùng nhằm phát huy những lợi thế của từng địa phương và tạo sức mạnh tổng hợp để có lợi thế trong việc cạnh tranh thu hút vốn FDI với các vùng kinh tế khác trong nước và với các nước khác trong khu vực.

- Việc bố trí các KCN trong vùng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với các yếu tố

về an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư.

- Việc hoàn thiện môi trường đầu tư của vùng không chỉ tập trung vào vấn đề

hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài mà còn phải tập trung hoàn thiện cơ sở

hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu của vùng trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các dự án sau khi cấp phép…

Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào các khu công nghiệp

Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện để đảm bảo cho hoạt động đầu tư

phát triển. Do đó, nơi nào có cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trong thời gian qua, VKTTĐPN đã có nhiều cố gắng tập trung vào cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhiều các nhu cầu hiện có. Vì vậy, trong thời gian tới, VKTTĐPN cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường thu hút vốn nước ngoài, nên thực hiện các biện pháp cụ thể như:

- Tập trung hoàn chỉnh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN theo qui hoạch.

- Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp thoát nước, vệ

sinh môi trường (xử lí chất thải rắn, nước thải,…)

- Thực hiện biện pháp đổi đất lấy hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư

vào kết cấu hạ tầng kỹ thuật bằng các hình thức BOT, BT, BTO (cho cả đầu tư

trong nước và đầu tư nước ngoài).

- Việc đầu tư cho các công trình nhất là đầu tư cho các KCN, nên thực hiện có trọng tâm, trọng điểm tránh đầu tư dàn đều. Phải ưu tiên vốn đầu tư kết cấu hạ

tầng cho các KCN thu hút vốn đầu tư.

- Song song với việc đầu tư vào công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật nên quan tâm

đầu tư vào công trình xã hội, khu giải trí, công viên, công trình vệ sinh môi trường …ở xung quanh khu công nghiệp và các địa bàn được qui hoạch để thu hút vốn nước ngoài.

- Cần giải quyết tốt việc cung cấp điện, không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu, xây dựng các chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, năng lượng mặt trời,…

- Việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần có sựưu tiên đầu tư về hệ

kỹ thuật công nghệ hỗ trợ cho mục tiêu này không thể chỉ để chính quyền gánh vác mà phải gắn liền với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm xóa bỏ tình trạng cách biệt các tỉnh trong vùng, kết nối 8 tỉnh, thành trong vùng thành một khối liên kết chặt chẽ nối VKTTĐPN với các tỉnh miền Tây Nam bộđang trổi dậy, tạo thế hướng ra biển mở rộng không gian phát triển mới.

Cùng với việc quy hoạch xây dựng Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng chủ trì), cần có sự phối hợp và ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông mang tính chất hạ tầng khung của cả vùng, cụ thể

là:

o Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết ưu tiên đầu tư các tuyến trục và các tuyến vành đai nhằm củng cố mối liên kết giữa trung tâm với vùng ngoại vi và giải tỏa ách tắc; mở các tuyến cao tốc mới; nối kết hệ thống giao thông với cụm cảng số 5 gồm các cảng Cát Lái, Hiệp Phước, Thị Vải, Cái Mép...

o Đối với Vùng, tập trung nâng cấp các quốc lộ 50, 20, 20b, tuyến N2... nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên; nâng cấp và mở rộng quốc lộ 50 nối Thành phố Hồ Chí Minh với Gò Công, tạo bước đột phá trong việc phát triển phần phía Nam của tỉnh Tiền Giang và Đông Nam của tỉnh Long An, trong đó khai thác lợi thế của kinh tế biển.

o Hoàn thành các tuyến đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Long Thành, Dầu Giây và đi Vũng Tàu nhằm giảm bớt mật độ vận chuyển trên tuyến quốc lộ 51 và tránh giao thông xuyên tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

o Hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp giao thông thủy các tuyến nối với đồng bằng sông Cửu Long, trong đó quan trọng là 2 tuyến: Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (Kiên Giang).

o Nghiên cứu ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, xây dựng hệ thống đường sắt nối kết hệ thống cảng biển với các khu

công nghiệp trên hành lang đường 51, Thành phố Hồ Chí Minh đi đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch của ngành.

Đẩy mạnh thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, có chính sách hỗ trợ

Từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp điện tử sẽ được phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành, đặc biệt vào các khu công nghệ cao. Giai đoạn sau 2010, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm thiết kế điện tử và bán dẫn, sản xuất các sản phẩm phức tạp, công nghệ cao, tập trung đào tạo chuyên gia thiết kế nghiên cứu và phát triển sản phẩm; các địa phương khác đảm nhận khâu gia công, lắp ráp các sản phẩm điện tử, bán dẫn. Ngành công nghiệp điện tử vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽđạt mức tăng trưởng bình quân 24%/năm và xuất khẩu từ 4 đến 5 tỷ USD sản phẩm mỗi năm. Để thực hiện mục tiêu trên, các doanh nghiệp ngành này được ưu tiên vay vốn

đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách địa phương sẽ dành từ 0,5 đến 1% tổng thu hàng năm để bổ sung nguồn kinh phí khuyến khích phát triển ngành.

Thời gian qua, KCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như: Intel, Nidec, Sonion, Jabil, GES… Để thực sự trở thành sự

lựa chon tối ưu cho các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, KCNC này dành nhiều chính sách ưu đãi (về thuế, thông quan điện tử, hỗ trợ cấp visa cho người nước ngoài, giá thuê đất và chi phí tiện ích cạnh tranh) và tạo môi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư (thủ tục đơn giản, đất đai, cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực

đều được tăng cường đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, quãng bá thông tin rộng rãi) ngay từ bây giờ.

Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư

Một trong những biện pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách xúc tiến đầu tư

nước ngoài là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất, nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của vùng với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một

trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong việc thu hút FDI của vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư nên trong thời gian qua các tỉnh, thành trong vùng luôn đẩy mạnh công tác này nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế của mình để thu hút đầu tư nước ngoài và đã đạt

được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành trong vùng không đồng bộ và chưa có sự gắn kết. Vì thế, trong tương lai vùng cần:

- Cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và qui hoạch phát triển ngành, địa phương.

- Tăng cường phối hợp xúc tiến đầu tư giữa các tỉnh thành trong vùng, theo hướng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 117 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)