Nh hướng phát triển kinh tế xã hội và các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 101 - 114)

- Khoáng sản: nổi bật là dầu mỏ khí đốt ở thềm lục địa kế liền với vùng.

3.1.2.nh hướng phát triển kinh tế xã hội và các giải pháp cụ thể

Về phát triển công nghiệp

Ngành công nghiệp phát triển nhanh, ổn định đã góp phần thực hiện CNH – HĐH ở Nam Bộ và cả nước. Trong thời gian ngắn vùng phấn đấu có được nhiều sản phẩm đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của các nước trong khu vực.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao (công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghê vi sinh) công nghiệp sạch và công nghiệp cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển chung và hộoi nhập quốc tế. Trên cơ sởđó làm hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình CNH – HđH của

vùng và các vùng lân cận. Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ, tăng tỉ lệ nội địa hoá gắn với các ngành sản xuất linh kiện, phụ kiện, sửa chữa, bảo dưỡng…Phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hướng đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường.

Trong phương hướng phát triển công nghiệp cần sự lựa chọn cơ cấu hợp lí về

ngành về chủng loại sản phẩm, về trình độ công nghệ và cách đi phải đảm bảo hiệu qủa kinh tế (trước hết là giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho người dân), phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng cho cả

nước.

Đẩy nhanh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như khai thác dầu khí,

điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm, sản xuất điện, phân bón, hoá chất từ dầu khí, cơ khí chế tạo, chế biến nông – lâm - thủy sản, phát triển ngành công nghiệp dệt may, da giày, nhựa, công nghiệp vật liệu xây dựng. Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến.

Phát triển công nghiệp vùng phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp các tỉnh Nam Bộ và cả nước (trước hết là các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên). Đồng thời phải tính đến yêu cầu của việc hợp tác trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trên thế

giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Các phương án phát triển trước mắt cũng như lâu dài phải bảo đảm tính hiệu qủa và sự hài hoà giữa các ngành, lãnh thổ và có bước đi thích hợp. Để thúc đẩy vùng phát triển nhanh với qui mô lớn, cần tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực điện tử, tin họcđể làm tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển. Hướng ưu tiên phát triển là đi thẳng vào công nghệ hiện đại và tận dụng lợi thế của người đi sau. Phát huy lợi thế về tiềm năng lao động của vùng để đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm khai thác nguồn vốn và công nghệ mới.

Phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, theo hướng xuất khẩu, từng bước phát triển cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm. Đưa VKTTĐPN trở thành trung tâm mạnh về sản xuất

linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam Á. Xúc tiến

đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao và sản xuất phần mềm ở Thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu đưa giá trị phần mềm lên khoảng 1800 tỉ đồng vào năm 2005 (tương đương khoảng 150 – 160 triệu USD).

Phân bố công nghiệp phải tính đến các quan hệ phân bố dân cư đô thị và nông thôn, với “bộ khung” kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đảm bảo khai thác tối

ưu đất đai, tài nguyên tự nhiên, hài hòa về nhân lực và bền vững về môi trường. Vùng tiến hành điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở

khai thác nguồn tài nguyên của các tỉnh chưa phát triển như Long An, Bình Phước, Tây Ninh (có mật độ sản xuất công nghiệp thấp) phù hợp với từng đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

Đối với các khu công nghiệp:

+ Nguyên tắc phân bố và lựa chọn ưu tiên phát triển công nghiệp: các địa điểm bố

trí công nghiệp cũng như hình thành các khu công nghiệp phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường và nhân văn đểđạt hiệu qủa cao, phát triển bền vững. + Các địa điểm này phải có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo có hiệu qủa và phát triển bền vững, lâu dài, có đủ đất để mở rộng và liên kết hành một tổ hợp công nghệ lớn.

+ Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập từ nước ngoài tương đối thuận tiện. Các KCN được bố trí ở những khu vưc có cự li vận tải thích hợp, thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Qui mô KCN và các xí nghiệp công nghiệp phải phù hợp với công nghệ chính và điều kiện kết cấu hạ tầng để bảo đảm hiệu qủa.

+ Có khả năng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong và ngoài nước. Có khả năng đáp

ứng về nguồn lao động.

+ Tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa trong việc sử dụng đất

để xây dựng KCN và kết cấu hạ tầng tương ứng. Phải kết hợp chặt chẽ qui hoạch phát triển KCN với qui hoạch đô thị, phân bố dân cư theo hướng hình thành mạng

lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị quá lớn, tạo ra sự qúa tải về kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội.

+ Đối với việc xây dựng các KCN, cần đảm bảo ngay từđầu các kết cấu hạ tầng cả

trong và ngoài hàng rào để phát huy hiệu qủa đầu tư.

Khuyến khích đầu tư vào các KCN và KCX đã được cấp giấy phép. Tập trung

đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào để nâng cao hiệu qủa hoạt động các KCN. Phát triển các KCN tập trung, khu công nghệ cao, nghiên cứu đề án xây dựng khu “sinh dưỡng” công nghiệp đặt ở ngoại vi TP. Hồ Chí Minh, gần các trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu công nghệ cao làm nhiệm vụ cải tiến kỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuật, công nghệ cho các xí nghiệp trong vùng.

Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ có tầm cỡ

quốc gia, khu vực và quốc tế cho cả vùng, phân bố gần khu công nghệ cao của TP. Hồ Chí Minh.

Về phát triển nông – lâm – ngư nghiệp

Về tổng thể, trong thời gian tới giá trị sản lượng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng sẽ giảm, song vẫn tăng về giá trị tuyệt đối. Lao động của khu vực này sẽ giảm cả về tỉ trọng và số liệu tuyệt đối so với lao động toàn vùng trong qúa trình công nghiệp hóa và đô thị hoá.

- Nông nghiệp

Nông nghiệp của vùng chủ yếu phát triển theo hướng thâm canh cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, rau qủa, chăn nuôi gia súc, gia cầm…đảm bảo cung cấp thực phẩm tươi sống, chất lượng cao cho nhu cầu hằng ngày của nhân dân.

Đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, nhất là xuất khẩu tại chỗ, du lịch và dịch vụ hoá cảnh.

Vùng cần đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá chất lượng cao phục vụ đô thị

và xuất khẩu, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp nhiệt đới hàng hoá lớn trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến hiện đại. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao nhằm tăng giá sản xuất trên mỗi hecta. Hướng ưu

tiên là cây công nghiệp, cây ăn qủa, hoa, cây cảnh và chăn nuôi bò sữa. Vùng cũng

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Trong phát triển chăn nuôi và xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm, vùng cần lập vành

đai an toàn về dịch bệnh đối với chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Áp dụng đồng bộ các kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, công nghệ giống …tiên tiến.

Xây dựng hoàn thiện mặt bằng, cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng. Trước hết là hệ

thống thủy lợi, giao thông nội đồng, kho, sân phơi, hệ thống trạm, trại, các cơ sở

chế biến và phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt cần chú ý đầu tư cho công nghệ bảo quản, sơ chế sau thu hoạch cùng với các hoạt động khuyến nông… Nhanh chóng cơ khí hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, không ngừng nâng cao năng suất và hiệu qủa sản xuất.

- Lâm nghiệp

Tiến hành bảo vệ, khoanh nuôi và tu bổ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, đầu tiên là khu rừng ngập mặn ở cửa sông thuộc huyện Cần Giờ (TP. Hồ

Chí Minh), huyện Long Thành (Đồng Nai), Châu Thành (Bà Rịa Vũng tàu), các khu rừng tự nhiên ở Bình Châu, Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), vướn quốc gia Cát Tiên, vùng đồi núi ven biển.

Sớm trồng và khôi phục thảm rừng trên diện tích đất trống, đồi trọc không dùng vào sản xuất nông nghiệp. Tăng tỉ lệ che phủ, tạo “lá phổi xanh” cho các đô thị và khu công nghiệp; cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, sử dụng hợp lí đất đai, gia tăng cây công nghiệp trên đất rừng. Bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển. Kết hợp phát triển rừng với yêu cầu tạo địa hình địa vật cho quốc phòng. Bảo vệ

diện tích rừng, bảo tồn hệ động vật rừng nhất là những loại qúi hiếm, kết hợp với phát triển du lịch.

- Thủy sản

Đẩy mạnh chương trình đánh bắt xa bờ, trang bị hiện đại phương tiện đánh bắt, nâng cao trình độ kỹ thuật trong nuôi trồng và đánh bắt, đặc biệt là chế biến thủy sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ. Hình thành các cơ sở hậu cần cho

đánh bắt, các trạm, trại thí nghiệm và các khu nuôi trồng, bảo quản ở Xuyên Mộc, phước Hải, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh. Xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm thương mại thủy sản quốc gia có tầm cỡ quốc tế.

Nhanh chóng xây dựng Côn Đảo thành cơ sở hậu cần vững mạnh cho đánh bắt và chế biến hải sản, tạo điều kiện khai thác đúng mức lợi thế về biển, đưa nhanh ngành đánh bắt hải sản trở thành ngành mũi nhọn của lĩnh vực nông – lâm – ngư

nghiệp.

Vùng đã tập trung vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng thay đổi vỏ tàu 100 – 200CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch. Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các công trình thủy lợi. Đẩy mạnh chế biến thủy sản, nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở

chế biến xuất khẩu tại TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.  Về phát triển thương mại và dịch vụ

Những năm qua ngành thương mại - dịch vụ của VKTTĐPN đã đóng góp tỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng khá lớn vào tổng GDP của cả vùng. Trong những năm tới, đây vẫn tiếp tục là ngành phát triển với tốc độ nhanh nhất, tuy nhiên để có thểđi đúng hướng và phục vụ tốt cho sự phát triển chung của vùng, Đảng và nhà nước đã định hướng phát triển ngành như sau:

- Thương mại

Để thực sự là trung tâm thương mại lớn của các tỉnh phía Nam và cả nước, trong những năm tới vùng sẽ hình thành một hệ thống các trung tâm thương mại có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo chức năng, trong đó có một số trung tâm và siêu thị

có trình độ và qui mô ngang tầm với một số nước trong khu vực. Tại các trung tâm thương mại có nơi giao dịch, bán buôn, có các siêu thị bán lẻ, các văn phòng đại

diện cho các nhà sản xuất để cung cấp các thông tin thương mại, nơi giao dịch, ký kết hợp đồng, triễn lãm, các dịch vụ tư vấn thương mại, ngân hàng, khách sạn… - Du lịch

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2010, du lịch

được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế dịch vụ. Trong phát triển du lịch, VKTTĐPN phải tạo dựng được những sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên những lợi thế đặc thù về du lịch lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch triển lãm, hội nghị, hội thảo…

Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở tiềm năng nổi trội, đáp ứng nhu cầu của những thị trường du lịch trọng điểm. Mỗi địa phương cần phát huy thế mạnh riêng của mình để hình thành các sản phẩm du lịch, tránh tình trạng trùng lặp làm hạn chế sức cạnh tranh của vùng. Chú trọng liên kết du lịch giữa các vùng trong nước và khu vực Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng để nối tua, tăng hiệu qủa kinh doanh du lịch chung.

Hiện nay thị trường du lịch quốc tế quan trọng của vùng là các thị trường Đức, Hoa Kỳ, Pháp và các nước ASEAN. Lượng khách này sẽ tăng lên qua đường biển,

đường hàng không, đường sông… Do vậy, cần quan tâm nghiên cứu sự biến đổi của luồng khách từ các thị trường trên để có phương thức tiếp cận phù hợp.

Trước mắt nên phát triển tuyến du lịch đường sông từ TP. Hồ Chí Minh đi An Giang và Pnôm Pênh (Campuchia), du lịch đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) theo tuyến đường xuyên Á qua TP. HCM đến Vũng Tàu, đường hàng không từ TP. Hồ Chí Minh đến Pnôm Pênh và Viêng Chăn (Lào).

Đối với thị trường nội địa, tập trung khai thác các tiềm năng trong vùng và các vùng lân cận, thiết lập chính sách ưu đãi, đầu tư du lịch trong vùng cùng xây dựng kế hoạch tổng thể xúc tiến du lịch chung như một điểm đến thống nhất thông qua các hình thức quảng bá truyền thống và qua mạng internet. Xây dựng qũy xúc tiến du lịch của vùng.

Ngoài các tỉnh, thành phố trong vùng cần tăng cường đào tạo lại, đào tạo mới nhân lực du lịch phục vụ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Nghiên cứu cải tiến

chương trình đào tạo phù hợp với thực tế, chú trọng giáo dục du lịch toàn dân nhằm tạo dựng một môi trường du lịch lành mạnh.

- Y tế - văn hoá – giáo dục

Vùng đã hoàn thành nhiệm vụ xoá nạn mù chữ và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005, phát triển mạng lưới rộng khắp các trường phổ thông cơ sở đến tận các

điểm dân cư nông thôn, xóm, các trường trung học liên xã và ở các khu phố với các hình thức công lập, bán công, dân lập để thu hút hết trẻ em trong độ tuổi đến trường. Trong thời gian tới, vùng tập trung đẩy mạnh các hình thức đào tạo kĩ năng chuyên nghiệp, coi trọng việc giáo dục ngoại ngữ từ bậc trung học phổ thông để hình thành một đội ngũ công nhân kỹ thuật và chuyên viên trung cấp nhiều hệ.

Vùng cần tiến hành xây dựng các trung tâm văn hoá truyền thống, đồng thời phát triển các cơ sở, trang thiết bị và các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu đa dạng không chỉ của người dân mà cả những người nước ngoài đang làm việc trong các liên doanh và khách du lịch.

Xây dựng các trung tâm y tế chuyên sâu, chất lượng cao, đảm bảo trang thiết bị

tiên tiến và hiện đại, tránh tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. Vùng cũng tiến hành tổ

chức, sắp xếp và củng cố lại mạng lưới y tế xã, phường và cộng đồng, đảm bảo 100% thôn xã có nhân viên y tế, 100% trạm y tế, cơ sở y tế xã có bác sĩ.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Cơ sở hạ tầng

Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống cơ sở hạ tầng là một trong những tiền đề và

điều kiện tiên quyết đảm bảo cho tăng trưởng nhanh, phát triển toàn diện và bền vững của vùng. Vì vậy, đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phải được ưu tiên và đi trước một bước.

Phát triển cơ sở hạ tầng cũng phải đảm bảo tính đồng bộ, từng bước hướng đến

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 101 - 114)