Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 38 - 41)

- Khu vực nông thôn tất cả các xã đều có máy điện thoạ

2.3.Đánh giá chung

B ảng 2.4: Chất lượng lao động trong khu DLST ình Châu-Phước ửu

2.3.Đánh giá chung

Nhìn chung, khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu có nhiều thuận lợi phục vụ cho phát triển du lịch.

- Khu DLST Bình Châu - Phước Bửu gần các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bình Dương, Phan Thiết, thuận tiện giao thông đi lại và các chuyến đi có thể thực hiện trong ngày nên rất thích hợp cho du lịch cuối tuần.

- Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú và đa dạng với nhiều loài quý hiếm và đặc hữu có giá trị trong việc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ nguồn gien. Hệ

thực vật tại khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu phong phú, phục vụ cho công tác nghiên cứu, một số

mặt còn hấp dẫn hơn rừng Nam Cát Tiên ở khía cạnh điển hình là cây họ Dầu, loại rừng ngập mặn trên cạn ven biển. Mặt khác, suối nước khoáng nóng Bình Châu chính là tài nguyên suối khoáng nóng lớn duy nhất của vùng Đông Nam Bộ rất hấp dẫn du khách, nhất là du khách du lịch nghỉ dưỡng kết hợp

tắm biển, thăm quan sinh cảnh rừng… Đây cũng chính là lợi thế quan trọng của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu so với các địa phương lân cận.

- Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp và còn nguyên tính hoang sơ, không khí trong lành, môi trường sạch bên cạnh suối khoáng nóng Bình Châu nổi tiếng trong và ngoài nước. Du khách có thểđến với thiên nhiên hoang dã, hoặc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, nghiên cứu khoa học.

- Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu đang được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn tính đa dạng sinh học của rừng, biển và trong khuôn khổ dự án trợ

giúp kĩ thuật của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và cơ quan phát triển quốc tế ThuỵĐiển (SIDA) về “ Quản lí môi trường Quốc tế biển và ven biển Đông” ( Dự án ADB 5712 – REG) xếp vào vị trí quan trọng trong các khu bảo tồn Việt Nam.

- Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu có lực lượng kiểm lâm đã được đào tạo về bảo tồn đa dạng sinh học, có kiến thức về rừng và môi trường cho nên có khả năng hướng dẫn khách DLST.

- Hệ thống thông tin liên lạc giữa các trạm kiểm lâm với văn phòng khu bảo tồn được thiết lập rất thuận tiện cho công tác tổ chức và quản lí du lịch. Ngoài ra, hệ thống thông tin liên lạc thiết yếu cũng

đã được phát triển mạnh, góp phần giải quyết ngày càng tốt hơn nhu cầu giao lưu của du khách.

- Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu là điểm được quy hoạch phát triển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1995 – 2010.

- Có các khu dân cư sống ven khu rừng đông đúc với nguồn lao động dồi dào có thể tham gia vào các dịch vụ du lịch :

+ Cung cấp nhân lực tham gia vào các hoạt động phổ thông trong HĐDL.

+ Chuyển đổi, cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn trái như: vườn nhãn, thanh long, mẵng cầu,.. từ các mảnh vườn này cải tạo cảnh quan, phát triển sinh cảnh đáp ứng nhu cầu du lịch miệt vườn. + Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi như: nhãn, dừa, dưa hấu, rau màu, gà, vịt, tôm, cá, …. Và các sản phẩm hải sản của người dân đánh bắt sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm tươi sống cho nhu cầu du lịch tại khu vực.

+ Các hộ gia đình với quỹ đất thổ cư rộng và các khu vườn, người dân có thể tạo các chỗ nghỉ

ngơi tại chỗ cho du khách bằng vật liệu địa phương rẻ tiền nhưng lại hấp dẫn.

+ Sử dụng các phương tiện gia đình để tham gia vận chuyển khách như : xe ngựa, xe bò, xe máy. Từ những đặc điểm trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo các sản phẩm DLST đa dạng và độc

đáo ở khu vực này.

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong quá trình tổ chức HĐDL như:

- Cơ chế chính sách cho hoạt động DLST chưa đầy đủ và hoàn thiện, nhất là chính sách liên doanh liên kết, huy động vốn, cơ chế thu phí thăm quan, thuê môi trường...

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động DLST còn hạn chế. Chưa có các lọai hình dịch vụđi kèm theo họat động DLST và các sản phẩm du lịch chưa đủ phong phú, các loại hình giải trí chưa hình thành, từđó chưa thực sự hấp dẫn du khách…

- Các hoạt động thông tin quảng bá thu hút các đối tượng du khách trong và ngoài nước đến với thiên nhiên còn khá khiêm tốn, chưa có kinh phí để thực hiện quảng bá trên các trang Website về du lịch ...

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ viên chức trong lĩnh vực DLST còn nhiều hạn chế,

đặc biệt là trình độ ngoại ngữ trong giao tiếp với khách thăm quan là người nước ngoài.

- Kinh nghiệm của cán bộ - viên chức trong việc tổ chức các hoạt động DLST còn nhiều hạn chế. -Sự hiểu biết của cộng đồng, du khách về tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế, đặc biệt là thói quen của cộng đồng và du khách trong sinh hoạt và vệ sinh môi trường nơi du khách đến thăm quan, học tập.

- Không có kinh phí thực hiện các hạng mục đầu tư như đào tạo nghiệp vụ du lịch, mở và nâng cấp một số tuyến đường mòn, thông tin quảng cáo, giám sát tác động môi trường trong hoạt động DLST, xây dựng các căn nhà nghỉ sinh thái, mua sắm trang thiết bị vận chuyển khách và hỗ trợ công

đồng tham gia các hoạt động DLST. Đồng thời, cũng chưa bố trí nguồn kinh phí để thực hiện xây dựng các công trình phục vụ giải trí cho du khách như: bổ sung các loài động vật hoang dã phù hợp với điều kiện tự nhiên khu bảo tồn, chưa hình thành khu nuôi dưỡng các loài linh trưởng...

- Việc đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các nhóm khách đi với số lượng đông và lưu lại trong thời gian dài còn hạn chế.

- Những du khách muốn nghỉ đêm tại nhà dân thì khó được đáp ứng vì hầu hết nhà ở của người dân sống xung quanh khu du lịch được thiết kế theo kiến trúc truyền thống chỉ đáp ứng sinh hoạt gia

đình, thiếu các phòng ốc liên kết nhau, công trình vệ sinh, nhà tắm chưa hoàn chỉnh, do vậy khó bố trí chỗ cho khách du lịch.

Tuy nhiên, nếu dựa vào các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLST tại khu vực này thì nhìn chung

đây là nơi có tiềm năng DLST rất lớn.

- Giá trị đa dạng sinh học ở khu vực này rất cao: gồm 732 loài thực vật bậc cao, thuộc 123 họ, trong đó cây thân gỗ 342 loài, cây thân thảo 224 loài, dây leo 100 loài, cây kí sinh 9 loài, cây phụ sinh (P) 25 loài, cây bụi 32 loài, trong đó có 17 loài thuộc nhóm thực vật đặc hữu và quý hiếm được xếp vào Sách đỏ thực vật của Việt Nam; Thành phần động vật rừng có 205 loài động vật rừng thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú. Nhóm các loài động vật quý hiếm được ghi vào Sách đỏ động vật của Việt Nam gồm : có 15 loài bò sát và ếch nhái, 5 loài chim và 10 loài thú (trong đó có 8 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới, 8 loài ghi trong công ước CITES cấm buôn bán trên thế giới).

- Độ hấp dẫn: Khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có tiềm năng hấp dẫn hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như: vườn quốc gia Cát Tiên, rừng Bình Thuận, khu BTTN Núi Chúa – Ninh Thuận,

khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu - Đồng Nai, do có suối khoáng nóng và sự đa dạng của hệ thực vật phục vụ cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là cây họ Dầu, lại là rừng tiếp giáp biển có vườn sưu tập

động thực vật, có hệ thống cơ sở hạ tầng và đường mòn đi lại thuận tiện, có thể kết hợp với LHDL tắm biển. Điều này được thể hiện rõ qua bảng đánh giá các yếu tố hấp dẫn của DLST sau :

Bảng 2.5: Đánh giá các yếu tố hấp dẫn của DLST ở Bình Châu - Phước Bửu

Các yếu tố Tài nguyên du lịch tự nhiên Đa dạng sinh học Khí hậu Các yếu tố bổ trợ Khác Độ lệ hấp dẫn (%) 60 48 30 5 20

Nguồn : Công ty du lịch dầu khí Việt Nam, Đề tài nghiên cứu phát triển DLST tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, trang 69.

- Thời gian HĐDL: có khả năng hoạt động quanh năm với số ngày HĐDL trung bình năm là khoảng 240 ngày (trừ 124 ngày mưa trong năm).

- Sức chứa khách du lịch: Điều này chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào. Tuy nhiên, dựa vào lượng du khách đến một số điểm trong khu du lịch này thì trung bình khoảng trên 1000 lượt khách/ngày. (Ở khu suối khoáng nóng Bình Châu, ngày cao điểm có khi đón tiếp hơn 10.000 lượt khách).

- Độ bền vững của môi trường tự nhiên : Trên thực tế, trước áp lực của HĐDL tại khu vực này cũng như hoạt động sinh nhai của người dân địa phương trong thời gian qua, nhiều thành phần tự nhiên trong khu vực đã bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, sự tác động này chưa mạnh, vẫn nằm trong khả năng kiểm soát được.

- Vị trí của khu du lịch: Khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có vị trí gần Thành phố Hồ Chí Minh - thị trường có tiềm năng du lịch lớn nhất Việt Nam, nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thực hiện công tác tuyên truyền về DLST; gần Biên Hoà, Bình Dương, Phan Thiết, giao thông thuận tiện và các chuyến đi có thể thực hiện trong ngày nên rất thích hợp cho du lịch cuối tuần.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch: về cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch khá hoàn chỉnh, còn hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt là các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí còn nghèo nàn, thiếu thốn, kiểu dáng thiết kế chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động DLST.

- Khả năng liên kết: Trong khu du lịch này tồn tại rất nhiều điểm du lịch với những đặc trưng riêng của từng điểm, có khả năng liên kết với nhau thành những tuyến du lịch hấp dẫn. Mặt khác, các

điểm du lịch trong khu vực không chỉ có thể liên kết với nhau mà còn có thể liên kết với các điểm du lịch khác trong phạm vi tỉnh, hay liên tỉnh ( Điều này, chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần thực trạng và

định hướng phát triển).

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 38 - 41)