Các điểm du lịch, tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 46 - 48)

- Khu vực nông thôn tất cả các xã đều có máy điện thoạ

B ảng 2.4: Chất lượng lao động trong khu DLST ình Châu-Phước ửu

2.4.3. Các điểm du lịch, tuyến du lịch

2.4.3.1. Điểm du lịch

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.

Trong khu DLST Bình Châu - Phước Bửu tập hợp các điểm du lịch nổi bật sau:

* Vườn sưu tập cây gỗ rừng : Nằm cách Quốc lộ 55 khoảng 300m

Tại điểm này lấy không gian, cảnh quan của vườn thực vật và bàu Nhám làm trung tâm để bố trí các dịch vụ du lịch. Tại đây có vuờn thực vật và khu nuôi động vật.

Vườn thực vật có diện tích 50,8ha, trong đó có khoảng 197 loài thực vật tự

nhiên, đại diện cho 732 loài thực vật bậc cao phân bố trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu. Trong

đó, các loài thực vật đã được định danh và đóng bảng tên.

Khu nuôi động vật với diện tích 8 ha, hiện đang nuôi một số loài thú móng guốc như hươu, sao, nai, khỉ,…Đặc biệt là trong khu vườn có hồ Nhám có nước quanh năm, bao xung quanh hồ là rừng nhiệt đới, phân bố từ sát mép nước là dải rừng tràm (Melalueca Cajuputi), đặc trưng của thành phần thực vật hệ sinh thái đất ngập nước úng phèn, giữa hồ là sinh cảnh súng ma (Nymphaca nouchali) và một số loài thuỷ sinh vật có lá mọc nổi trên mặt nước, cuống lá và cuống hoa dài dần khi nước lên. Đặc trưng nhất của hồ là kể từ khi thành lập khu bảo tồn nhờ công tác quản lí bảo vệ chặt chẽ nên trên hồ

hình thành khu vực phân bố của một số loài chim nước, trong đó loài chiếm số lượng chủ yếu là Le nâu

(Dedrocygna javannia) với số lượng hàng trăm con, vào mỗi buổi sáng nhìn chúng nổi trên mặt hồ

giúp du khách cảm nhận được những giá trị tự nhiên đặc biệt của hồ.

Trong khu vườn đã xây 4 căn nhà nghỉ dưỡng cao cấp trên bờ hồ và hệ thống đường xi măng, hệ

được cải tạo kết hợp du lịch nghỉ dưỡng trong những khu nhà rông lịch sự, thoáng mát, yên tĩnh, được trang bịđầy đủ tiện nghi.

Như vậy, điểm du lịch này có điều kiện để phát triển các LHDL như: thăm quan, khám phá cảnh quan tự nhiên của rừng nhiệt đới, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp nghiên cứu, sưu tầm về rừng và tài nguyên môi trường ven biển.

* Suối khoáng nóng Bình Châu

Điểm du lịch này nằm ở xã Bình Châu, phía Đông Bắc của khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu có diện tích 332.730,4m2 (trong dự án ghi tròn là 33 ha).

Điểm nổi bật của điểm du lịch này là trung tâm suối nước nóng, có công suất 8m3/s và 70 điểm phun, nhiệt độ cao nhất trên bề mặt đạt 82oC, trong nước khoáng có chứa nhiều chất khoáng như silic, nitơ , lưu huỳnh, natri, clo... có giá trị chữa các bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa, thấp khớp, các bệnh mạch máu, phong thấp, mồ hôi chân tay, bệnh phù cổ trướng, bệnh nhiễm độc mãn tính và một số

loại bệnh khác. Xung quanh khu nước khoáng nóng được bao bọc bởi khu rừng mưa nhiệt đới. Điều này, đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và khai thác có hiệu quả các công trình nghỉ dưỡng, các khu điều dưỡng chữa bệnh, vật lý trị liệu, tắm bùn, đắp bùn, tắm nước khoáng nóng và thăm cảnh quan rừng,…

* Bãi bin H Cc

Cách văn phòng khu bảo tồn 8 km đi về phía Nam, gồm bãi biển và khu rừng xung quanh.

Theo các trục đường dọc theo bãi biển, có thểđi xe đạp, mở tuyến đi bộ ra núi Tầm Bồ, tắm biển, tổ chức các sân thể thao ven biển: bóng chuyền, cầu lông,… tổ chức các điểm bơi thuyền thúng, câu mực trong các ngày tối trời, quan sát đời sống hoang dã của động vật rừng.

* Bãi bin H Tràm

Nằm ở ranh giới phía Tây của khu bảo tồn, đây là bãi biển hoang sơ với các bãi cát vàng chạy dài sát mép nước, bờ biển thoải dần, nước biển sạch không bị nhiễm bẩn bởi phù sa, các chất thải. Dọc theo tuyến đường đi vào bãi biển là thảm thực vật rừng nhiệt đới với các ưu hợp Trường – Trâm - Thị đặc trưng cho kiểu rừng kín thường xanh; ưu hợp Trâm – Thành Ngạnh - Bằng Lăng mang tính chất của kiểu rừng bán rụng lá, quần hợp cây bụi sau cồn cát di động ven biển cao từ 20 – 30 m. Phía Tây trục đường là các khu dân cư với những mảnh ruộng, vườn sản xuất nông nghiệp, hiện nay đã được cải tạo thành những vườn cây ăn trái: vườn Nhãn tiêu, Nhãn xuồng cơm vàng, Nhãn da bò, Thanh long và các ruộng dưa hấu,… Nằm sát biển là khu dân cư sống bằng nghềđánh bắt hải sản ven bờ và nghề câu mực, câu ốc hương.

Tại đây tổ chức các hoạt động thể thao, đi xe đạp theo các trục đường dọc theo bãi biển, mở tuyến

đi bộ trong các ưu hợp lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng tràm, tắm biển, tổ chức các sân thể thao ven biển: bóng chuyền, cầu lông,… tổ chức các điểm bơi thuyền thúng, câu mực trong các ngày tối trời, quan sát đời sống hoang dã của động vật rừng, mở các tuyến du lịch vào trong các khu vườn cây ăn trái trong các nhà dân, thăm làng chài Thuận Biên.

* H Núi Le

Nằm ở phía Tây của khu bảo tồn. Trong khu vực hồ có những đám cây rừng phân bố tự nhiên, kết hợp với mặt nước rộng lớn của mặt hồ tạo thành những không gian đóng, mở rất hấp dẫn. Hồ có chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của các xã Phước Thuận, Phước Bửu; Ngoài ra, hồ còn có khả năng nuôi trồng thuỷ sản và phát triển LHDL dưới nước như bơi thuyền len lỏi qua các đám cây trong hồ câu cá và ngắm cảnh những con chim nước, cò trắng bay về đậu trên những cây trong hồ, nghe tiếng kêu của bìm bịp, chim gõ kiến,…

* Khu vc núi M Ông

Nằm ở phía Tây Nam của tiểu khu 49, tại điểm này có 3 quả núi nhỏ: núi Quạ, núi Kho, núi Mộ

Ông, trong đó núi Kho cao nhất với độ cao tuyệt đối là 109m, độ dốc từ 15 – 20o, có chỗ lên đến 25o. Xung quanh các núi là những cánh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với các ưu hợp thực vật chủ yếu là Trường – Trâm - Thị và Trâm – Thành Ngạnh - Bằng Lăng, trên núi là ưu hợp cây rụng lá theo mùa Bằng lăng – Bình Linh – Cóc, trên sườn núi có các tảng đá lộđầu, đá tảng và đá dựng, những hang hốc tự nhiên thích hợp cho các HĐDL thể thao leo núi, khám phá tự nhiên, mạo hiểm. Từ trên đỉnh núi Kho có thể quan sát toàn bộ quang cảnh phía Tây của khu bảo tồn gồm các khu rừng tự nhiên, các khu dân cư, hồ Núi Le.

Nơi đây tổ chức các tuyến leo núi cho du khách, đi bộ trong các ưu hợp thực vật của các kiểu rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá, khám phá sự phân bố của thảm thực vật rừng trên tuyến đi, phân bố trên núi, một số loài phong lan, cây thuốc, cây cảnh và quan sát các loài động vật hoang dã sống trong khu rừng như: khỉ, sóc, tắc kè, các loài chim rừng.

2.4.3.2. Các tuyến du lịch

Theo Khoản 9, Điều 4, Chương I - Luật Du Lịch Việt Nam năm 2005: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không”.[23]

Trong không gian tổ chức du lịch, tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã tổ chức được các tuyến du lịch trong nội khu vực và liên huyện, liên tỉnh sau:

* Các tuyến du lịch trong nội khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)