Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 31 - 32)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI BÌNH CHÂU

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng

2.2.2.1. Cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về

phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố hàng đầu bởi du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Khi giao thông vận tải thuận lợi sẽ tạo

điều kiện cho việc đi lại, di chuyển của du khách đến các điểm du lịch, khu du lịch trở nên dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch của du khách.

* Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông vận tải phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh, huyện nói chung và phục vụ

hoạt động DLST trong khu du lịch nói riêng nhìn chung khá tốt, đầy đủ và ngày càng hoàn thiện. - 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã.

- Đường bộ: thông qua các tuyến đường quốc lộ:

+ Quốc lộ 51: có 4 làn xe, lộ giới 25,5m, nối tỉnh với Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,…

+ Quốc lộ 55: đi Xuyên Mộc – Hàm Tân – Phan Thiết + Các tuyến tỉnh lộ, liên huyện:

Tỉnh lộ 329: nối quốc Lộ 55 (thị trấn Phước Bửu) – Hoà Hội - Bầu Lâm – đi Bình Thuận.

Tỉnh lộ 44A (đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải – Bình Châu) là tuyến tỉnh lộ quan trọng trong việc phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng, khai thác tiềm năng DLST và du lịch nghỉ

dưỡng ven biển .

Đường Phước Bửu - Hồ Tràm: đã xây dựng xong với lộ giới 6m, đầu tư một phần hệ thống cấp thoát nước ven trục đường, hệ thống cấp điện hạ thế, cây xanh.

Đặc biệt, du khách đến điểm DLST và nghỉ dưỡng Bình Châu được cảm nhận và thích thú với tuyến đường trải nhựa đã được bình chọn là tuyến đường du lịch đẹp nhất Việt Nam năm 1999 – 2002.

- Đường thuỷ:

+ Sông Thị Vải - Cái Mép, sông Dinh, vịnh Gành Rái và hệ thống các sông rạch khác của tỉnh đã tạo thành một hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hệ thống sông này kết nối tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thế

giới. Đến nay, đã hình thành hai tuyến vận tải sông chính là Vũng Tàu đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các tuyến đường thủy chính:

Tuyến đường biển : đến khắp nơi trong và ngoài nước.

Tuyến tàu cánh ngầm có tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu - Mỹ Tho – Vĩnh Long – Châu Đốc - Cần Thơđi và ngược lại trong ngày. Trên sông Sài Gòn có tàu du lịch siêu tốc đi thành phố

Hồ Chí Minh – Vũng Tàu và ngược lại trong ngày. Ngoài ra, hiện có 16 tuyến đò khách đi Vũng Tàu, Bà Rịa, Long An, Tiền Giang… với tổng công suất 810 ghế.

-Hoàn thiện tuyến đường ven biển: Vũng Tàu – Long Hải – Bình Châu dài 61km.

-Bên cạnh đó, tình trạng đường mòn đến một sốđiểm du lịch như : Núi Nứa và một sốđiểm khác trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu hiện rất khó tìm ra.

* Thông tin liên lạc

Là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của HĐDL. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch. Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh nói chung và khu du lịch Bình châu - Phước Bửu nói riêng đủ khả năng phục vụ cho sự phát triển KT - XH cũng như ngành du lịch của tỉnh theo kịp trình độ thế giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 31 - 32)