Tuyến trạm số 4 đi núi Tầm Bồ Hồ Linh

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 49 - 50)

Xuất phát từ trạm kiểm lâm số 4 (tiểu khu 50) đi núi Tầm Bồ (từđây có hai lựa chọn: (1) đi ra bãi biển và trở lại Hồ Cốc;(2) đi tiếp đến bàu Đắng và chợ Bình Châu).

Tuyến này đi từ trung tâm về phía Đông Nam của khu bảo tồn, xuyên qua khu bảo vệ nghiêm ngặt, trên tuyến từđịa hình vùng đồi lượn sóng đi qua các đồi núi thấp, điểm gần cuối tuyến là đỉnh núi Tầm Bồ cao 153m nhìn toàn bộ quang cảnh rừng tự nhiên phía Đông Nam khu bảo tồn và vùng bờ

biển phía Nam. Trên trục đường, đi qua 5 ưu hợp thực vật chính phân bố từ Tây sang phía Đông Nam:

ưu hợp các lá rộng hỗn hợp loài Dầu - Trường - Thị, Vên Vên - Dầu - Sến, ưu hợp Trâm - Trường - Thị, Bằng Lăng – Thành Ngạnh và sinh cảnh thực vật ưa sáng, chịu hạn trên cồn cát ven biển và sẽ gặp các loài thú nhỏ, kiếm ăn vào ban ngày như sóc, chồn, khỉ và chim rừng.

- Tuyến Sui nước nóng Bình Châu đi núi Hng Nhung

Xuất phát từđiểm du lịch Suối khoáng nóng Bình Châu đi theo 2 hướng lựa chọn: (1) đi theo tuyến về phía tây đến núi Hồng Nhung, (2) đi về phía Bắc tới suối Bang.

Theo tuyến này, sau khi nghỉ ngơi, thư giãn trong các hồ nước khoáng nóng, quan sát, giới thiệu một số loài động thực vật điển hình, cắm trại, học tập,… thăm cảnh quan khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu sẽđi thăm quan các khu rừng nhiệt đới, thăm các quần hợp rừng tràm tự nhiên hình thành trên đất cát pha trũng, đọng nước mùa mưa, với những cây Tràm có đường kính từ 20 – 25cm và những loài thực vật dưới tán tràm bạt ngàn như choại, mây nước, ráng đại thanh, lức,… Xuyên qua khu rừng Tràm là tới rừng cây hỗn loài của phía Bắc của khu bảo tồn gồm thị rừng, dầu cát, những cây dầu

lông, dầu dồng và những trảng bằng lăng; Thăm các khu rừng trồng với các loại dầu rái, tràm bông vàng…Trên tuyến đi, du khách còn đi qua những đám nương rẫy nằm rải rác trong rừng đang được người dân địa phương canh tác các loại cây lúa, bắp, những vạt rau màu… Từ đó giúp du khách tìm hiểu hệ thống canh tác cây nông nghiệp một điều mới lạ đối với những người dân sống tại các thành phố công nghiệp.

Tuy nhiên, nếu du khách lựa chọn theo tuyến đi lên núi Hồng Nhung, cuối tuyến đi là núi Hồng Nhung cao 112m, vượt lên núi khách có thể quan sát toàn bộ cảnh quan phía Bắc của khu bảo tồn và một phần tài nguyên thiên nhiên của lâm trường Xuyên Mộc. Đối với khách lựa chọn theo tuyến đi lên suối Bang, sau khi xuyên qua các cánh rừng khách đi đến dòng suối tự nhiên từ phía Bắc khu bảo tồn chảy ra biển. Du khách được tổ chức đi bằng xe máy kéo, bằng xe bò.

* Các tuyến DLST từ các nơi đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu và ngược lại

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 49 - 50)