So sánh tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 55 - 58)

- Tuy ến du lịch liên tỉnh

2.4.7.So sánh tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển

Qua quá trình phân tích về tiềm năng và hiện trạng phát triển tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu ở trên, ta thấy tại đây có tiềm năng phát triển DLST rất lớn nhưng trong quá trình khai thác và phát triển còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Thể hiện ở những mặt sau:

- Hệđộng thực vật phong phú, đa dạng, gồm nhiều loài quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng, tạo động lực lớn để thu hút các đối tượng DLST nhưng thực tế không như

mong đợi, đa số du khách đến đây không phải để thăm quan, chiêm ngưỡng vẻđẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi đây, tìm hiểu, khám phá các loài động, thực vật mà mục đích chính của họ là đến với những dịch vụ vui chơi, giải trí được tổ chức trong không gian thoáng đãng, trong lành ở đây (chiếm 30,67% số du khách), hay để thư giãn, nghỉ ngơi, thay đổi không khí (chiếm 27,71% số du khách) còn số du khách đến với các mục đích hướng về thiên nhiên, về sự đa dạng, phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây không nhiều. Thể hiện ở số du khách đến để thăm quan, ngắm cảnh chỉ chiếm 19,07%; Tìm hiểu giá trị tự nhiên chỉ chiếm 11,04%; Quan sát các loài thú quý hiếm thì lại vô cùng ít, chỉ có 1,64%.

- Nguồn tài nguyên nước khoáng nóng tập trung có nhiều giá trị trong nghỉ dưỡng, chữa bệnh, là lợi thế vô cùng lớn của khu du lịch trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng mới chỉ thu hút

được một lượng khách rất ít (8,38%).

- Các nguồn tài nguyên nhân văn mặc dù không đáng kể, nhưng trong đó đáng chú ý là các khu vườn trồng cây ăn trái và các làng chài đánh bắt hải sản gần bờ của người dân nơi đây có thể tổ chức, thiết kế thành một sản phẩm DLST đặc trưng trong khu du lịch, góp phần đa dạng hoá sản phẩm DLST, thu hút nhiều du khách nhưng thực tế việc tổ chức lọai hình du lịch này chưa được quan tâm và

đầu tư. Do đó, mặc dù trong các tuyến, điểm du lịch đều có đưa vào việc thăm quan các vườn cây ăn trái, làng chài, tham gia câu mực, câu cá,… cùng người dân địa phương nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều du khách.

- Hệ thống CSHT – VCKT phục vụ cho HĐDL tại đây mặc dù được đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn nhưng đặt ra một vấn đề liên quan rất lớn đến việc phát triển DLST bền vững là hiện tượng bê tông, cốt thép hoá trong không gian tự nhiên, nơi tồn tại của hàng trăm loài động, thực vật. Trong hoạt động DLST, các nhu cầu của du khách không hướng đến sự hiện đại, tiện nghi mà hướng đến sự thân thiện, hoà nhập với môi trường tự nhiên. Vì vậy, việc bê tông, cốt thép hoá tự nhiên trong khu du lịch vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các loài động, thực vật trong khu du lịch cũng như tính chất, mục đích của hoạt động DLST.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho HĐDL mặc dù khá dồi dào, năng động, đặc biệt là những người dân địa phương, những người gắn bó trực tiếp với nguồn tài nguyên tự nhiên nơi đây (88,48%), am hiểu rất rõ về nơi đây lại không được tham gia nhiều vào HĐDL. Điều này, đã và sẽảnh hưởng rất lớn

đến vấn đề khai thác, phát triển DLST bền vững ởđây. Bởi hoạt động DLST là hoạt động phát triển hài hoà giữa kinh tế với tự nhiên và con người bản địa, góp phần khai thác, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa, phát triển hướng tới lợi ích của cộng đồng địa phương, giúp người dân địa phương gắn lợi ích của mình với nguồn tài nguyên thiên nhiên, có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị kinh tế có được từ thiên nhiên nhưng ở đây trong quá trình khai thác và phát triển loại hình DLST lại chưa làm được điều đó.

- Vấn đề đầu tư cho phát triển du lịch trong khu DLST mặc dù đã và đang được quan tâm nhiều hơn nhưng chủ yếu nguồn vốn đầu tư vẫn từ các công ty, doanh nghiệp tư nhân là chủ yếu, mang tính chất lấp đầy kinh tế hơn là hoạt động DLST chính thống. Vì vậy, việc phát triển hài hoà giữa kinh tế - tài nguyên thiên nhiên - cộng đồng địa phương là điều chưa thực hiện được. Vấn đề bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên có được từ hoạt động DLST chưa thấy rõ ở đây. Việc phá rừng, san lấp mặt bằng, xây dựng đường xá, nhà hàng, khách sạn,… đưa các loài động vật, thực vật ở những nơi khác hay ngay trong khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu về xây chuồng, xây trại phục vụ du khách thăm quan diễn ra nhộn nhịp thay cho các hoạt động hướng đến sự bảo tồn, phục hồi các loài động thực vật quý hiếm, hướng du khách cùng tham gia vào các hoạt động có ích này.

- Cơ chế chính sách phục vụ cho hoạt động DLST ngày càng thông thoáng, cụ thể hơn. Đây là thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển DLST trong khu vực nhưng việc triển khai lại vô cùng chậm chạp, không đồng bộ.

Tóm lại, dựa vào các tiềm năng sẵn có, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã tiến hành khai thác, phát triển loại hình DLST tại đây ngày càng mạnh hơn nhưng vẫn chưa tạo ra sự phát triển vững chắc, ổn định trong tương lai thể hiện ở những bất cập đã được đề cập ở trên. Có thể nêu một vài nguyên nhân sau:

- Công tác định hướng chiến lược, công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa đạt được sự phối hợp thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành khác nên khi triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trường hợp vướng mắc giữa đất quy hoạch phát triển du lịch và đất lâm nghiệp. Một số cơ

chế, chính sách, các văn bản pháp luật lên quan từ trung ương chậm được ban hành so với thực tế. Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch triển khai chưa đồng bộ, dẫn đến việc mất cân đối trong đầu tư.

- Việc định hướng và lựa chọn các dự án đầu tư chưa sát nên khó triển khai thực hiện. Số dự án

đăng kí triển khai nhiều, nhưng thực tếđầu tư còn rất ít, phương án đầu tư đơn điệu, nhiều dự án dập khuôn giống nhau, không đủ sức tạo sự liên kết thành tổ hợp các cơ sở du lịch với các loại hình đa dạng, phong phú có tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, trái lại có trường hợp còn tạo sự cạnh tranh tiêu cực, cản trrở sự phát triển của nhau.

- Ý thức văn minh du lịch trong cộng đồng dân cư còn thấp, nhiều nơi không tạo ấn tượng tốt cho du khách. Đội ngũ cán bộ ngành du lịch còn thiếu về số lượng, chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.

- Sự phát triển thiếu quy hoạch trong nhiều năm qua của ngành công nghiệp chế biến hải sản, sự

tuỳ tiện trong xây dựng đô thị, không trân trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc đô thị khi phát triển các ngành và lĩnh vực khác… gây ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến môi trường du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới để cải thiện môi trường du lịch, cần nghiên cứu quy hoạch công nghiệp chế

biến hải sản đưa ra khỏi vùng dự án du lịch đồng thời cần chú ý nhiều hơn đến quy hoạch xây dựng đô thị, tạo mỹ quan kiến trúc, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

Vì vy,trong tương lai khu DLST Bình Châu - Phước Bửu cần có những hướng đi thích hợp để khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng và đảm bảo sự PTBV.

Chương 3 : NHNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN BN VNG KHU DU LCH SINH THÁI BÌNH CHÂU - PHƯỚC BU

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 55 - 58)