Định hướng và giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 61 - 64)

- Tuy ến du lịch liên tỉnh

3.2.Định hướng và giải pháp phát triển

Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU

3.2.Định hướng và giải pháp phát triển

3.2.1. Định hướng chung

a. Phát triển DLST trong phát triển kinh tế tỉnh.

Đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mặc dù DLST vẫn đang còn là một LHDL khá mới mẻ nhưng sớm nhận thấy những tác dụng to lớn của LHDL này về KT - XH, đặc biệt là khai thác hợp lí tiềm năng, bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm PTBV nên trong Báo cáo chính trị Đại hội III Đảng bộ

tỉnh đã xác định nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch như sau: “Ra sức nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Hướng chính là khai thác triệt để điều kiện tự nhiên (biển, rừng, núi)…., đồng thời đầu tư hiện đại hoá dần các trọng điểm du lịch . Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, liên kết với các

địa phương khác mở thêm các tuyến du lịch lữ hành. Hình thành các khu DLST...“. [23]

Với chủ trương phát triển DLST như trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa ra những định hướng chung sau:

- Xây dựng các loại hình DLST tại tỉnh với chất lượng sản phẩm du lịch cao, các dịch vụ như: hướng dẫn, vận chuyển, dịch vụ phục vụ… phải bảo đảm tính đồng bộ và mang tính đặc sắc của DLST của Tỉnh và khu vực.

- Xây dựng các LHDL đặc biệt như : nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, tìm hiểu thiên nhiên và các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch. Chú ý đến các biện pháp bảo vệ an toàn cho khách.

- Tạo các sản phẩm du lịch đã được chọn lọc như: Các điểm nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, các khu nghiên cứu, sưu tầm rừng nhiệt đới, chụp ảnh nghệ thuật phong cảnh, du lịch biển có tính chất độc đáo, hấp dẫn để giới thiệu ưu tiên trên thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Việc tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách nhằm làm tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu, cũng nhưđể khách đến du lịch nhiều lần.

Vì vậy, trước mắt Tỉnh sẽ chọn lọc và xây dựng các điểm, tuyến mẫu đáp ứng nội dung và yêu cầu của DLST là dựa vào thiên nhiên, có giá trị trong việc giáo dục môi trường và các hoạt động của du khách là thăm quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí nhằm nâng cao khả năng thu hút khách từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhất là các thành phốđông dân cư và công nghiệp phát triển như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Đồng Nai, Bình Dương, Phan Thiết, ngay cả Vũng Tàu và khách trong nước cũng như ngoài nước đến khu vực, thu hút khách từ du lịch phổ thông tham gia vào hoạt động DLST.

b. Phát triển các LHDL

Trước mắt, với tiềm năng và điều kiện hiện tại sẽ tiến hành chọn lọc và xây dựng các điểm du lịch mẫu có tính điển hình cho các LHDL nghỉ dưỡng, các tuyến xuyên rừng, thể thao (leo núi), cắm trại, tắm biển. Tổ chức liên kết với các đơn vị, cá nhân để điều hành và quản lí chặt chẽ, có hiệu quả

nhằm nâng cao khả năng thu hút khách từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhất là các thành phố đông dân và công nghiệp phát triển: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Bình Dương và ngay cả Vũng Tàu trên cơ sở tạo tiền đề hấp dẫn khách trong nước cũng như ngoài nước. Từng bước kiện toàn bộ

máy tổ chức của phòng giáo dục truyền thông môi trường và DLST có đầy đủ năng lực và trình độ

chuyên môn nhằm tổ chức và thực hiện mọi hoạt động DLST, giáo dục bảo tồn. Tiến tới phát triển thành trung tâm giáo dục truyền thông môi trường và DLST, để mở rộng chức năng hoạt động nhằm

đẩy mạnh PTBV các loại hình.

Về lâu dài, xây dựng các loại hình DLST ở khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu với chất lượng sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, tiêu biểu và mang nét đặc thù khác với các nơi khác, từng bước trang bị hoàn chỉnh hệ thống các thiết bị và các dịch vụ, hướng dẫn, phục vụ bảo đảm tính đặc sắc của DLST tại khu. Quan tâm đến tính quy mô của sản phẩm, xác định mục tiêu phát triển lâu dài tiến tới bền vững trên cơ sở hoạch định chiến lược đầu tư theo quy mô tổng thể mang tính khoa học và có tầm vóc đầu tưđểđủ sức phát triển nhanh và vững chắc, tránh việc phát triển manh mún, nhỏ lẻ. Xây dựng

các LHDL đặc biệt như khám phá, tìm hiểu thiên nhiên, các hoạt động leo núi, các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng,… để thu hút du khách. Tạo các sản phẩm du lịch đã được chọn lọc như: các điểm nghỉ

ngơi tĩnh dưỡng, các khu nghiên cứu, sưu tầm rừng nhiệt đới, chụp ảnh nghệ thuật phong cảnh núi, biển, rừng,… có tính chất độc đáo, hấp dẫn. Điều này sẽ làm tăng khả năng thu hút, hấp dẫn đối với du khách, làm tăng thời gian lưu trú, mức chi tiêu, cũng nhưđể du khách quay lại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu nhiều lần.

c. Tổ chức không gian phát triển

Trong giai đoạn trước mắt, từ nay đến 2010 có thể tổ chức các điểm DLST trong khu bảo tồn ở

các điểm : Vườn sưu tập động, thực vật; Suối khoáng nóng Bình Châu và phân khu phòng hộ, du lịch ven biển (bãi biển Hồ Cốc, bãi biển Hồ Tràm, khu vực núi Tầm Bồ, khu vực núi Mộ Ông). Trong đó,

điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu và suối khoáng nóng Bình Châu; điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương là bãi biển Hồ Tràm, bãi biển Hồ Cốc.

* Tại khu Vườn sưu tập động, thực vật mở rộng từ 50,8ha thành 100ha, đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật và các giống động, thực vật để phát triển loại hình du lịch thăm quan nghiên cứu, cắm trại, hội họp.

* Tại suối khoáng nóng Bình Châu sẽ mở rộng từ 33ha lên 100ha, phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thăm quan, cắm trại, nghiên cứu, săn bắn.

* Tại phân khu phòng hộ và du lịch ven biển sẽ quy hoạch từ 187ha thành 500 ha, phát triển loại hình du lịch thăm quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng, miệt vườn, tắm biển, thể thao bãi biển, câu cá, câu mực trên biển.

Trong giai đoạn từ nay đến 2010 địa phương sẽ tiến hành thực hiện đề án đầu tư xây dựng du lịch vườn thú hoang dã Safari và 10 dự án du lịch: Asian Coast, Khu du lịch Biển Xanh, Khu du lịch Phi Lao, Viễn Đông, Hương Phong, Hồ Cốc, Hoàn Vũ, Trung Thuỷ, Thành Đô, Hải Dương Vina (Thủ

tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư tại công văn số 745/TTg – NN ngày 7/6/2005) tại khu Bình Châu - Phước Bửu.

Trong giai đoạn 2010 – 2020 tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu du lịch thuộc khu du lịch Lộc An, Bến Cát - Hồ Tràm, Bến Cát - Hồ Linh…

d. Bảo vệ môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng, môi trường được xem là yếu tố quyết định

đối với sự tồn tại của các HĐDL. Vì vậy, cần có các mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường, nhằm ngăn chặn sự suy thoái của môi trường và đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

* Bảo vệ vệ sinh khu du lịch và các khu vực ngoài khu dân cư : Để giải quyết vấn đề này, khu du lịch sẽ tiến hành xây dựng khu xử lí rác thải hoặc sử dụng chung với các huyện, xã lân cận khác. Hằng ngày thu gom rác và đưa về khu xử lí, đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm nguồn nước. Trong khu du lịch, bố trí các bảng nội quy, thùng rác nhỏ dành cho khách thăm quan. Rác hữu cơ có

thểđược chôn lấp ngay, rác vô cơ được thu gom tập trung đưa về khu xử lí rác chung của khu vực lân cận, có thể tái chếđể giảm tải cho các bãi chôn lấp. Tiến hành tổng vệ sinh ở những nơi tập trung nhiều du khách, các đợt thu gom rác tại các khu vực đồng ruộng, sông suối, khu rừng,…làm sạch môi trường.

* Bảo vệ nguồn nước :

Việc bảo vệ nguồn nước sẽđược tiến hành từ việc bảo vệ và quản lí nguồn nước từ nguồn cung cấp, giữ vệ sinh môi trường các khu dân cư, kiểm soát và hạn chế thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.

* Bảo vệ môi trường nước biển ven bờ, các hệ sinh thái, nguồn lợi du lịch lâu dài từ biển.Đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để đảm bảo môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ

du lịch không bị suy thoái, đảm bảo sự phát triển DLST bền vững. Do đó, trong thời gian tới, địa phương và khu du lịch, các điểm du lịch trong khu vực sẽ liên kết, phối hợp tổ chức thu gom rác dọc các bờ sông, bờ biển và dưới đáy sông, biển, đặc biệt là các loại bao bì, chai nhựa, cao su,… vì đây là những vật liệu khó phân huỷ, làm ô nhiễm môi trường nước, ngăn chặn hệ sinh thái phát triển; Đồng thời đưa ra các hình thức xử lí thích đáng đối với các hành vi xả rác và đổ các chất gây ô nhiễm môi trường nước biển như xăng dầu, hoá chất, chất thải lỏng,… của các khu đô thị, dân cư xuống biển.

Nhìn một cách tổng thể, để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên khu du lịch có hiệu quả,

địa phương và khu du lịch cần phải có định hướng quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương và du khách. Bởi khi tư

tưởng đã thông, mọi việc sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng. Đối với người dân địa phương, cần phải nâng cao hơn nữa vai trò tham gia HĐDL của họ, gắn kết quyền lợi kinh tế của họ với hoạt động phát triển du lịch. Từ đó, giáo dục tuyên truyền đến họ những mặt tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế của họ một khi môi trường và tài nguyên thiên nhiên khu du lịch bị suy thoái, sau đó sẽ cùng người dân đưa ra những biện pháp và giám sát, thực hiện những biện pháp hữu hiệu. Riêng đối với du khách, cần tăng cường đầu tư các bảng nội quy, thùng rác nhỏ, tổ chức các cuộc thi, vui chơi tập thể liên quan đến vấn đề môi trường,…

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 61 - 64)