- Tuy ến du lịch liên tỉnh
2.4.5. Sử dụng lao động du lịch
Lao động trong du lịch là những người trực tiếp, gián tiếp phục vụ trong ngành du lịch, kể cả
những người làm việc không ổn định trong ngành du lịch. Đây là một trong 3 yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của du khách.
Cùng với sự phát triển của mình, để đảm bảo được nhu cầu phục vụ du khách ngành du lịch huyện Xuyên Mộc nói chung và khu DLST Bình Châu - Phước Bửu nói riêng đã không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động (lưu ý: hầu hết chỉ tập trung được đối với nguồn lao động trực tiếp). Điều này đã được phân tích trong mục 2.2.2.3.
Nhưng tốc độ gia tăng rất chậm, đặc biệt là chất lượng lao động còn quá thấp. Điều này được thể
hiện cụ thể qua biểu đồ sau: 43% 25% 12% 20% Đại học và trên đại học Cao đẳng và trung cấp Công nhân kĩ thuật Lao động khác
Biểu đồ 2.5: Trình độ lao động trong khu DLST Bình Châu - Phước Bửu năm 2007
Qua biểu đồ ta thấy trong năm 2007, lao động có trình độ đại học và trên đại học trong khu DLST Bình Châu - Phước Bửu chỉ chiếm 12%, cao đẳng và trung cấp là 20%, công nhân kĩ thuật là 43%, lao động khác là 25%. Điển hình như Khu suối nóng Bình Châu - Hồ Cốc, năm 2007 có 254 lao
động trực tiếp tham gia lao động trong đó trình độ đại học rất ít, còn lại đào tạo tại chỗ. Nhìn chung, lực lượng lao động sử dụng trực tiếp trong khu DLST Bình Châu - Phước Bửu còn nhiều bất cập, nhất là đối với loại hình DLST. Thể hiện ở các khía cạnh:
Kinh nghiệm của cán bộ - viên chức trong việc tổ chức các hoạt động DLST còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực nhất là đội ngũ hướng dẫn viên của các điểm DLST còn thiếu nghiêm trọng và
đội ngũ hướng dẫn của các công ty lữ hành thì chưa có kiến thức về động thực vật và môi trường sinh thái, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ trong giao tiếp với khách thăm quan là người nước ngoài. Hướng dẫn viên DLST hiện nay là nhân viên khu bảo tồn, đội ngũ này hiểu sâu về chuyên ngành lâm nghiệp, sinh học nhưng kiến thức giới thiệu, kinh nghiệm của hướng dẫn viên rất ít. Hiện đội ngũ nàyrất mỏng và hầu như không có ở một số nơi. Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu chỉ có 2 người là bảo vệ kiêm
hướng dẫn (mới chỉ đào tạo về nghiệp vụ xúc tiến du lịch ngắn ngày). Vì vậy, mức độ hài lòng của khách du lịch về sự thuyết minh của hướng dẫn viên chưa cao, chỉđạt 56,48%. [3]
Đặc biệt, tại khu du lịch này đang tiến hành hoạt động DLST hướng đến sự PTBV, bảo tồn thiên nhiên,… nhưng việc sử dụng lao động là người địa phương còn rất hạn chế. Người dân tham gia vào du lịch rất ít. Tại Bình Châu, mặc dù người dân có gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên đến 88,48%, tuy nhiên chỉ có 3,19% dân chúng có tham gia vào HĐDL. Trong đó, đón khách lưu trú tại nhà là 5,26%, chuyên chở khách (xe ôm) là 47,34%, hướng dẫn khách là 5,28%, cung ứng thực phẩm là 31,58%, sản xuất và bán hàng lưu niệm là 10,53%. Mức độ tham gia thường xuyên chỉ đạt 34,21% và chỉ có 22,22% người dân khi tham gia vào HĐDL tại đây đã thoả mãn với thu nhập hiện tại.
Song, hiện tại qua nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển DLST tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của công ty du lịch dịch vụ Dầu khí Việt Nam cho thấy, số người dân biết đây là khu du lịch hấp dẫn chiếm tỉ lệ rất cao (70,06% dân số) và có ý định tham gia vào HĐDL (sắp tới) nhiều: đón khách lưu trú tại nhà : 11,74%; chuyên chở khách: 6,8%; hướng dẫn khách: 20,67%; cung
ứng thực phẩm : 34,27%; sản xuất và bán hàng lưu niệm: 19,72%; khác: 6%. Đây vừa là thuận lợi cũng vừa là thách thức lớn đối với sự PTBV khu DLST Bình Châu - Phước Bửu. Bởi một mặt, tạo nguồn lao
động dồi dào, thu hút được sự tham gia của người dân địa phương vào làm du lịch, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế được tình trạng người dân khai thác cạn kiệt các tài nguyên du lịch, có trách nhiệm với nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST bền vững; Mặt khác, lại đặt ra thách thức lớn đối với các nhà quản lí trong việc tổ chức, quản lí, bố trí người dân làm việc trong các lĩnh vực phục vụ du lịch như thế nào để đạt hiệu quả, tránh được sự mâu thuẫn giữa người dân địa phương với khách du lịch và giữa người dân địa phương với nhau vì tranh giành khách du lịch.
2.4.6. Tác động đối với môi trường, đời sống kinh tế xã hội ởđịa phương
Bất kì một tác động nào của con người đều có ảnh hưởng nhất định đến môi trường, nhất là đối với hoạt động DLST. Tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, từ khi được UBND Tỉnh cho phép khai thác phát triển loại hình DLST và mở rộng đối tượng đầu tư khai thác, môi trường và đời sống xã hội của người dân địa phương ởđây đã có những thay đổi ít nhiều.
Môi trường rừng: Là rừng nhiệt đới duy nhất ở phía Nam, với diện tích 11.392ha, rừng Bình Châu - Phước Bửu rất phong phú về tài nguyên sinh vật, có giá trị cao về đa dạng sinh học, được xếp vào rừng cấm quốc gia. Thế nhưng, rừng này ngày càng bị co hẹp và chịu những tác động mạnh vào môi trường do nạn phá, lấn chiếm đất. Ngoài ra, các HĐDL cũng là một trong những nguyên nhân chính bởi việc đốn cây, xây dựng đường xá, các cơ sở nhà nghỉ, khu vui chơi, giải trí, xây cầu, đường,… Vì vậy, đời sống của nhiều loài động thực vật cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Trước đây, khu rừng hoang vu, vắng vẻ, núi rừng rậm rạp và thú rừng còn “duyệt binh” hàng đàn thì quang cảnh đó bây giờ không còn.
Môi trường nước ngọt phục vụ sinh hoạt tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu mặc dù chưa
được đánh giá, điều tra kĩ nhưng nhìn chung chưa bị ô nhiễm, chất lượng nước biển ven bờ tại các khu du lịch khá sạch.
Về nguồn nước khoáng, theo kết luận mới nhất của liên đoàn thuỷ văn Địa chất công trình 707 (Viết tắt là LĐ 707) khi tiến hành điều tra đánh giá trữ lượng nước khoáng Bắc Bình Châu theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xây dựng một nhà điều dưỡng cán bộ: "Trữ lượng nước khoáng nóng tại khu suối nước khoáng nóng Bình Châu giảm 37,5%. So với trữ lượng được Hội đồng trữ lượng khoáng sản phê duyệt năm 1997 thì trữ lượng nước giảm 180m3/ngày". Theo kĩ sư Hoàng vượng, chủ nhiệm đề tài, giám đốc LĐ 707 giải thích: “Do thảm thực vật xung quanh khu xuất lộ nước nóng đã bị thưa dần, khiến cho khả năng tiếp nhận, thẩm thấu nước mưa bổ sung cho lượng nước khoáng nóng giảm đáng kể. Hậu quả là nước khoáng càng "sánh" lại, nhiệt độ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, quá trình lu lèn ngay trên các mạch lộ trong khi xây dựng các công trình, dù trên một diện tích không quá lớn nhưng đã làm cho một số dòng áp lực nước khoáng bị chèn ép, chảy ngầm dưới mặt đất mà không phun lên được”.
Đời sống KT - XH người dân, nhìn chung có sự tác động theo hướng tích cực: tăng nguồn thu cùng với lượng khách du lịch, tạo việc làm cho người dân địa phương thông qua giải quyết việc làm cho một số người dân, tham gia trực tiếp vào các HĐDL, làm nghề bán thời gian, nghiệp dư như xe ôm, kinh doanh nhỏ lẻ, bán nước ven đường, sản xuất thực phẩm và một số mặt hàng gia công phục vụ
cho các HĐDL tuy chưa nhiều; Góp phần thay đổi cơ cấu dân cư, cơ cấu ngành nghề, lực lượng lao
động. Bên cạnh đó, HĐDL cũng làm tăng giá sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống người dân có thu nhập trung bình và thấp.