Vị trí của khu DLST Bình Châu-Phước Bửu trong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 42 - 44)

- Khu vực nông thôn tất cả các xã đều có máy điện thoạ

2.4.1.Vị trí của khu DLST Bình Châu-Phước Bửu trong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

B ảng 2.4: Chất lượng lao động trong khu DLST ình Châu-Phước ửu

2.4.1.Vị trí của khu DLST Bình Châu-Phước Bửu trong sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

có giá trị sinh thái cao và dựa vào hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển, trong đó khu DLST Bình Châu - Phước Bửu là một địa điểm có tiềm năng lớn.

Tuy nhiên, việc kết hợp giữa các nguồn tài nguyên của DLST chưa thực hiện được. Hiện các chương trình DLST chủ yếu là khai thác các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên. Giá trị văn hoá bản địa chưa được kết hợp hoặc chưa có định hướng khai thác. Các loại hình DLST hiện còn rất đơn điệu, mang tính chất thăm quan là chủ yếu và mức độ thu hút khách của các công trình này còn thấp, chủ

yếu là các tour đi bộ, thăm quan, nghiên cứu tại khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, nghỉ dưỡng tại khu suối khoáng nóng Bình Châu, tắm biển ở các bãi biển nằm trong khu.

Nhìn chung, khách du lịch tới Khu DLST Bình Châu - Phước Bửu mặc dù có tăng theo thời gian, tuy nhiên khách đi DLST thực chất rất ít, chủ yếu là khách thăm quan, nghỉ ngơi, cắm trại cuối tuần, ngày lễ. Vì thế, hoạt động DLST tại đây chưa phát huy được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển hài hoà giữa kinh tế - môi trường – dân sinh hướng đến phát triển bền vững.

2.4.1. V trí ca khu DLST Bình Châu - Phước Bu trong s phát trin kinh tế - xã hi tnh Bà Ra – Vũng Tàu. Bà Ra – Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng tàu là một trong bảy khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch của cả nước và ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì thế, ngành du lịch của tỉnh không ngừng được đầu tư phát triển để thu hút khách ngày càng nhiều hơn và tăng doanh thu cho ngành nói riêng và tăng đóng góp trong tổng thu nhập toàn tỉnh. Do đó, số lượng khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu và doanh thu của ngành du lịch tỉnh không ngừng tăng lên.

Bảng 2.6: Số lượng khách và doanh thu của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2002 - 2007

Năm 2002 2004 2006 2007

Số lượng khách (người) 4.402.000 4.889.536 5.560.000 6.015.000 Doanh thu (tỉđồng) 872 935,914 1005 1075,425

Nguồn: Báo cáo của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2002, 2006,2007

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh và chiến lược phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển DLST và du lịch văn hoá lịch sử theo quyết định số 97/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tiềm năng sẵn có phục vụ cho phát triển du lịch của mình, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu nói riêng và du lịch huyện Xuyên Mộc nói chung có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó góp phần làm phong phú và đa dạng thêm các nguồn lực và sản phẩm du lịch của tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, khai thác tốt các tiềm năng phát triển kinh tế và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách của địa phương,…

Bảng 2.7: Số lượng khách và doanh thu của khu DLST Bình Châu - Phước Bửu

Số lượng khách Doanh thu

Năm Số lượng (người) Tỉ lệ % so với toàn tỉnh Doanh thu (tỉđồng) Tỉ lệ % so với toàn tỉnh Tỉ lệ % so với tổng GDP toàn Huyện 2002 358.176 8,14 9,1 1,01 0,96 2004 427.112 8,74 21,78 2,33 1,92 2006 558.000 10,04 38,25 3,81 2,82 2007 659.700 11 40,47 3,76 2,77

Nguồn :- Báo cáo của phòng kinh tế huyện Xuyên Mộc năm 2002, 2005, 2008 - Xử lí số liệu %

Với số lượng du khách đến với khu DLST Bình Châu - Phước Bửu ngày càng tăng và chiếm tỉ

trọng ngày càng nhiều trong tổng số du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu (năm 2007, số lượng du khách

đến khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã chiếm 11% tồng số du khách đến tỉnh) nên doanh thu du lịch tại đây cũng không ngừng tăng (từ 9,1 tỉ đồng năm 2002 lên 40,47 tỉ đồng năm 2007, tăng 4,45 lần). Do đó, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu đã không ngừng tăng doanh thu cho ngành du lịch toàn tỉnh và GDP toàn huyện mặc dù tỉ lệđóng góp chưa nhiều (Tỉ lệ % so với doanh thu du lịch toàn tỉnh mặc dù tăng liên tục từ năm 2002 đến 2007 nhưng mới chỉ chiếm khoảng 3%, so với tổng GDP toàn huyện Xuyên Mộc doanh thu cua khu mới chỉ đóng góp một phần rất khiêm tốn là 2,77% năm 2007). Song với xu hướng phát triển như hiện nay, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu tất yếu sẽ giữ

một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch toàn tỉnh nói riêng và góp phần xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu thành một tỉnh công nghiệp mạnh về du lịch và kinh tế biển nói chung.

Mặt khác, khu DLST Bình Châu - Phước Bửu, là một trong 2 khu vực có tiềm năng phát triển loại hình DLST lớn của cả Tỉnh. So với Côn Đảo, khu vực này có lợi thế hơn hẳn về vị trí địa lí, giao thông, hệ sinh thái rừng, biển và suối nóng… sẽ là chỗ dựa quan trọng cho sự phát triển du lịch của tỉnh.

8.74 10.0491.26 89.96 91.26 89.96 11 8.14 91.86 89 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2002 2004 2006 2007

Khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu Các khu du lịch khác

Từ khi hình thành và phát triển DLST tới nay, khu du lịch Bình Châu - Phước Bửu đã thu hút

được một lượng khách khá lớn, năm 2007 đón 659.700 lượt khách (chiếm 11% lượng khách toàn tỉnh), và ngày càng tăng theo theo thời gian với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,4%/năm, cao hơn tốc độ

tăng trưởng toàn tỉnh (7,46%). Điều này thể hiện khả năng thu hút, hấp dẫn khách của khu vực này là rất lớn. Đặc biệt, các điểm du lịch trong khu vực này còn có khả năng phối hợp tốt với các điểm du lịch khác trong tỉnh, cũng như liên tỉnh và liên vùng làm cho các tuyến du lịch càng phong phú, hấp dẫn hơn.

Đặc biệt, thông qua hoạt động DLST được tổ chức trong khu vực này, đã và sẽ góp phần bảo vệ

môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

Qua đó, ta thấy khu DLST Bình Châu - Phước Bửu có một vị trí khá quan trọng trong sự phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng, nhất là đối với loại hình DLST bởi tại Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ có một sốđiểm có khả năng tổ chức LHDL này trong

đó có lợi thế nhất là khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 42 - 44)