Chiến lược phát triển của địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 60 - 61)

- Tuy ến du lịch liên tỉnh

3.1.3.Chiến lược phát triển của địa phương

Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU

3.1.3.Chiến lược phát triển của địa phương

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2002/QĐ-TTg, theo đó một trong những quan điểm phát triển chủđạo là: “Phát triển du lịch bền vững theo định hướng phát triển DLST và du lịch văn hoá lịch sử”. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế vềđiều kiện tự nhiên sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.

Từ quan điểm và mục tiêu tổng quát của chiến lược, Tổng cục du lịch Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ của ngành : “Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm DLST và văn hoá lịch sử, đa dạng hoá sản phẩm chuyên đề phù hợp thoả mãn nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của khách du lịch”.

Dựa vào những định hướng trên và chỉ thị 46/CT – TW của Ban bí thư trung ương Đảng về lãnh

đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, điều kiện thực tiễn kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành du lịch tỉnh cần phát triển theo hướng:

- Phát triển phải lấy hiệu quả KT - XH làm chính, tổ chức các HĐDL, phát triển sản phẩm và cơ

sở hạ tầng kinh tế du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc để

PTBV.

- Duy trì và mở rộng các LHDL biển, du lịch thiên nhiên, du lịch nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, từng bước ưu tiên phát triển loại hình DLST.

- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các ngành, các cấp có liên quan đến du lịch, xã hội hoá HĐDL, giáo dục và khuyến khích mọi thành phần và cộng đồng địa phương tham gia HĐDL bằng hệ thống cơ chế

và chính sách thích hợp.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch có hiệu quả. Liên kết chặt chẽ

với các đơn vị có thế mạnh về tài chính, về nguồn khách và các nguồn lực khác trong nước (chủ yếu ở

Thành phố Hồ Chí Minh) và nước ngoài. Tăng cường hoạt động của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh và phát triển mạnh quan hệ với các hãng lữ hành tại các thị trường trọng điểm gửi khách trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phan Thiết,…) cũng như nước ngoài.

Đây là cơ sở định hướng quan trọng cho việc tổ chức, phát triển HĐDL tại khu DLST Bình Châu - Phước Bửu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu (Trang 60 - 61)