Thực trạng phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng (Trang 60 - 61)

- Tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch kém hiệu quả:

3.1.3.Thực trạng phát triển

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

3.1.3.Thực trạng phát triển

Trong những năm gần đây du lịch thành phố Đà Lạt cĩ bước tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng hằng năm khoảng 30%. Tính từ 2000 - 2006 đã đĩn và phục vụ cho hơn 1.840.000 lượt khách, tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 350 tỷ đồng; tạo ra doanh thu xã hội từ du lịch khoảng 1215 tỷ đồng,

đĩng gĩp tích cực vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 9.000 lao động trong ngành du lịch và 20.000 lao động xã hội. Trình độ tay nghề, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và đội ngũ lao

động từng bước được nâng cao, chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện. Năm 2003 thành phốĐà Lạt cĩ 33 khu, điểm du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng vốn đầu tưđạt trên 250 tỷđồng với các sản phẩm chủ yếu: tham quan, vui chơi giải trí, thể thao, dã ngoại,… Dự báo trong thời gian tới Thành phốĐà Lạt sẽ hồn tất việc xây dựng các khách sạn, các điểm du lịch mới nhằm khai thác hết tiềm năng du lịch của Thành phốĐà Lạt. Chú trọng hồn thành dự án Dankia – Suối Vàng, Hồ

Tuyền Lâm,…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch thành phố Đà Lạt cịn bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại, đĩ là: du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn cĩ; chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình du lịch cịn đơn điệu, khả năng cạnh tranh thấp, chưa tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững; tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành tuy cĩ tăng nhưng chưa mang tính đột phá và chưa đạt so với mục tiêu đề ra, mức đĩng gĩp của ngành dịch vụ - du lịch vào GDP cịn thấp, trung bình khoảng 30%.

Về loại hình du lịch sinh thái: chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại… chưa khai thác cĩ hiệu quả các khu du lịch theo đúng quy hoạch và bảo vệ tốt mơi trường sinh thái.

Về du lịch nghỉ dưỡng: chỉ mới khai thác ở lĩnh vực nghỉ thuần tuý là chính mà chưa đầu tư

cho lĩnh vực nghỉ dưỡng như: nghỉ mát, thư giãn, dưỡng sức cĩ chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sĩc sức khoẻ.

Về du lịch hội nghị - hội thảo: hiện nay mới chỉ cĩ khoảng từ 5 – 6 cơ sở tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo với tổng sức chứa khoảng 1.000 chỗ ngồi; những cơ sở này chủ yếu là kết hợp kinh doanh giữa lưu trú với hội nghị hội thảo (như khách sạn Palace, khách sạn Cơng Đồn, Vietsovpetro… và một số hội trường cơ quan của tỉnh); trang thiết bị và chất lượng phục vụ cho loại hình đặc thù này chưa đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng đặc biệt là tổ chức các hội nghị hội thảo quốc gia và quốc tế

cĩ quy mơ lớn.

Từ thực tế trên và để phát triển thành phốĐà Lạt thành một trung tâm du lịch cĩ tầm quốc gia và quốc tế việc xây dựng chương trình phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và hội nghị - hội thảo là rất cần thiết và phù hợp với mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nĩi chung và của ngành du lịch nĩi riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng (Trang 60 - 61)