- Tỷ trọng doanh thu từ thanh toán XNK trong tổng doanh thu của TTQT và trong tổng doanh thu của Ngân hàng:
4.3.1. Môi trường kinh tế: Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương. Nếu hoạt động ngoại thương phát triển thì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng kéo theo đó là doanh số thanh toán quốc tế của các ngân hàng cũng sẽ tăng theo. Ngược lại nếu kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, các doanh
GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 70 - SVTH: Lê Thanh Nhàn
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu giảm doanh số thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL thuộc vùng giữa sông Tiền - sông HậuTrên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây là nơi giao thoa vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Đặc biệt, năm 2009, thị xã Vĩnh Long chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, ngày càng thu hút được nhiều sự đầu tư trong và ngoài nước, là nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Bảng 4.14: KIM NGẠCH XNK VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Đơn vị tính: triệu USD.
CHỈ TIÊU 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất khẩu 177,80 181,44 390,00
Kim ngạch nhập khẩu 72,20 88,91 127,00
TỔNG 250,00 270,35 517,00
(Nguồn: Tổng kết kinh tế xã hội năm 2009, 2010, 2011 của UBND Vĩnh Long)
a. Xuất khẩu:
Tổng quan tình hình xuất khẩu của Vĩnh Long đều tăng qua 3 năm. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 177,8 nghìn USD. Sang năm 2010 thì Vĩnh Long xuất khẩu được 181,44 nghìn USD tăng nhẹ so với năm 2009, đạt 103,98% kế hoạch của tỉnh đặt ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 không có sự biến động nhiều so với năm 2010. Đến năm 2011 thì kim ngạch xuất khẩu đạt tăng đột biến so với 2010, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 390 nghìn USD tăng 39,2% so với kế hoạch tỉnh đặt ra tăng 208,56 nghìn USD và gấp 2,15 lần so với năm 2010. Đây là một con số đạt kỷ lục của ngành ngoại thương Vĩnh Long.
Trong 3 năm qua dù tình hình trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long tăng đều qua 3 năm là do các nguyên nhân sau: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các mặc hàng tiêu dùng, chế biến như: gạo, thủy sản và nông sản, đây là những mặc hàng xuất khẩu mà Vĩnh Long có nhiều lợi thế cạnh tranh. Trong năm 2010 tình hình kinh tế thế giới dần dần khôi phục, nhu cầu nhập khẩu
GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 71 - SVTH: Lê Thanh Nhàn
của các nước tăng trở lại. Tuy có sự thắt chặt chi tiêu do các vấn đề về tài chính nhưng đây là những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày nên nhu cầu luôn tăng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vĩnh Long vẫn là các nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan , Nhật Bản….
Bảng 4.15: MỘT SỐ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VĨNH LONG NĂM 2010 – 2011
SẢN PHẨM Đơn vị 2010 2011
Gạo (Tấn) 317.859 440.308
Thủy sản (Triệu USD) 16 28,8
Hột vịt muối (Triệu trứng) 16,9 15,5
Hàng thủ công mỹ nghệ (Triệu USD) 18,9 22,4
Giày da (Triệu USD) 65,3 97,1
(Nguồn: Báo cáo thành tựu 20 năm Vĩnh Long – UBND Vĩnh Long)
Đặc biệt trong năm 2011, 6/8 mặt hàng chủ lực của tỉnh gồm: gạo, thủy sản đông lạnh, trứng muối, hàng thủ công mỹ nghệ, giày các loại và các mặt hàng nông sản khác đều đạt và vượt kế hoạch năm của tỉnh. Đây là năm Vĩnh Long đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược phân khúc thị trường, tiếp tục củng cố các thị trường truyền thống trong xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản, trái cây… sang các nước châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc và hướng vào các thị trường cao cấp như Pháp, Nhật Bản.
Điểm mới trong xuất khẩu của Vĩnh Long là tỉnh tập trung đầu tư nâng chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu quy hoạch vùng chuyên canh nguyên liệu đến xây dựng thương hiệu cho nông sản, trái cây đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án chế biến, giảm tỷ lệ xuất khẩu nông sản thô.
b. Nhập khẩu
Trong cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu của tỉnh luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn kim ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn 2009 – 2011 tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 28,88%; 32,89%; và 24,56%, nhìn chung trong giai đoạn này tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu biến động không ổn định, nhưng xét về mặt giá trị thì kim ngach nhập khẩu luôn tăng qua các năm. Cụ thể là kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 72,2 triệu USD, năm 2010 kim ngạch nhập khẩu tăng lên 88,91 triệu USD tức tăng 23,14%. Đến năm 2011 kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh đạt 127 triệu USD tăng 38,09 triệu USD tốc độ tăng là 42,84% so với năm 2010. Tốc độ biến động của kim ngạch nhập khẩu của tỉnh cũng giống như sự biến động của kim ngạch nhập khẩu của
GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 72 - SVTH: Lê Thanh Nhàn
cả nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và các loại nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất như: lúa mì, nguyên phụ liệu ngành giày da, nguyên liệu sản xuất dầu nhờn, nguyên liệu sản xuất dược phẩm,...