Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo doanh số:

Một phần của tài liệu Bản chính (Trang 41 - 48)

- Lập giấy báo nợ gửi khách hàng PHÂN LOẠ

2009 2010 2011 2010/ 2011/2010 Số tiền%Số tiền %

4.1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo doanh số:

Bảng 4.1: DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Đơn vị: nghìn USD

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 CHÊNH LỆCH

2010 /2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Thanh toán xuất khẩu 14.844 16.050 19.465 1.206 8,12 3.415 21,28 Thanh toán nhập khẩu 3.985 3.730 3.185 -255 -6,40 -545 -14,61

Phi mậu dịch 1.327 1.897 2.190 570 42,95 293 15,45

TỔNG 20.156 21.677 24.840 1.521 7,55 3.163 14,59

(Nguồn: Tổ Thanh toán quốc tế BIDV Vĩnh Long)

Qua bảng trên, ta thấy tổng doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long luôn tăng qua các năm. Cụ thề như sau: tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 là 20.156 nghìn USD; năm 2010 đạt doanh số thanh toán là 21.677 nghìn USD, tăng 1.521 nghìn USD, với tốc độ tăng là 7,55% so với năm 2009; đến năm 2011, doanh số thanh toán là 24.849 nghìn USD tăng 3.163 nghìn USD tương đương với tăng 14,59% so cới năm 2010.

Để thấy rõ hơn tình hình thanh toán quốc tế tại BIDV chúng ta sẽ xem xét từng hoạt động bộ phận trong hoạt động thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long bao gồm 3 hoạt động chính là hoạt động thanh toán xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu và phi mậu dịch.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ đang được nhiều ngân hàng quan tâm hàng đầu trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới hiện nay. Từ khi gia nhập WTO, các hoạt động giao thương của Việt Nam ngày càng phát triển hơn, trong cả hoạt động xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Ngân hàng BIDV Vĩnh Long mặc dù với quy mô không lớn, nhưng chi nhánh Ngân hàng đang rất nỗ lực để dần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng hoàn thiện hơn.

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 41 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

Hình 4.1: DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

(Nguồn: Tổ Thanh toán quốc tế BIDV Vĩnh Long)

Về thanh toán xuất khẩu tại BIDV:

Hoạt động thanh toán xuất khẩu của ngân hàng chịu sự tác động của những biến động của thị trường quốc tế. Doanh số thanh toán xuất khẩu ở BIDV Vĩnh Long đều tăng qua 3 năm 2009 – 2011 và tỷ lệ tăng tương đối qua các năm. Năm 2010, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 16.050 nghìn USD tăng 8,12% tương đương với tăng 1.206 nghìn USD. Đến năm 2011, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 19.465 nghìn USD tăng 3.415 nghìn USD tăng 21,28% so với năm 2010.

Năm 2009: doanh số TTXK của BIDV Vĩnh Long là 14.844 nghìn USD. Đây

không phải là một con số cao nhưng đối với một ngân hàng chi nhánh tỉnh thì đây quả thực là một sự cố gắng của ngân hàng. Tuy cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn kéo dài và ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, khiến cho kim ngạch xuất khẩu cả nước giảm xuống, nhưng năm 2009 TTXK của ngân hàng đạt được kết quả khá tốt, nguyên nhân là do:

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 42 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

- Năm 2009, năm đầu tiên Thị xã Vĩnh Long chính thức trở thành Thành phố Vĩnh Long - thành phố trực thuộc tỉnh, là năm đầy cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư vào mảnh đất này, tỉnh Vĩnh Long ngày càng được các doanh nghiệp trong và ngoài nước chú ý nhiều hơn. Vì vậy, đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng, tăng cường, đẩy mạnh xuất khẩu không ngừng.

- Bên cạnh tập trung khai thác các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, thuỷ sản, nấm rơm muối,… tỉnh Vĩnh Long còn mở rộng thêm xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm,… điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh phát triển hơn.

- Các doanh nghiệp của tỉnh sau thời gian gia nhập WTO đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn trong hoạt động xuất khẩu, từ đó, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phát triển, do đó kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao.

Năm 2010: Đến năm 2010 doanh số TTXK của BIDV Vĩnh Long tăng nhẹ so

với năm 2009. Doanh số thanh toán đạt 16.050 nghìn USD tăng 1.260 nghìn USD tốc độ tăng là 8,12% so với năm 2009.

- Sau một thời gian thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Vĩnh Long, năm 2010, các doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến, các mặt hàng thủy sản, mở rộng giao thương với ngước ngoài làm cho các hợp đồng được kí kết trong năm tăng.

- Để tăng cường vị thế sau một năm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, Vĩnh Long có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu và xuất khẩu đã tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tăng số lượng xuất khẩu của mình, điều này đã làm cho số món cũng như doanh số giao dịch tăng lên đáng kể.

- Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không đề cập đến những nỗ lực của bản thân ngân hàng BIDV trong năm này, để hòa nhập với thời kỷ đổi mới, ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ hoạt động dịch vụ và phát triển sản phẩm, thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp trên điạ bàn tỉnh, ngoài ra, Ngân hàng vẫn giữa được niềm tin với các khách hàng quen thuộc của mình từ đó mở rộng thêm quy mô hoạt động và cũng cố thêm vị trí của mình trong hệ thống Ngân hàng Tỉnh.

Năm 2011: Hoạt động thanh toán xuất khẩu của BIDV Vĩnh Long tiếp tục phát

triển và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể với doanh số thanh toán là 19.465 nghìn USD – cao nhất về doanh số và số món trong 3 năm và cao nhất trong lịch sử thanh toán xuất khẩu của ngân hàng.

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 43 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

- Năm 2011, tuy tình hình kinh tế thế giới và của Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số và số hợp đồng thanh toán của Ngân hàng vẫn phát triển mạnh nguyên nhân là do đa số khách hàng doanh nghiệp của BIDV là các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và có nguồn lực tài chính vững mạnh.

- Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Vĩnh Long năm 2011 đạt 390 triệu USD tăng 45,46% so với năm 2010, đạt cao kỷ lục qua các năm.

- Điểm mới trong xuất khẩu của Vĩnh Long là tỉnh tập trung đầu tư nâng chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu quy hoạch vùng chuyên canh nguyên liệu đến xây dựng thương hiệu cho nông sản, trái cây đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các dự án chế biến, giảm tỷ lệ xuất khẩu nông sản thô. Đây là điều kiện tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng.

Về thanh toán nhập khẩu tại BIDV:

Các tỉnh ĐBSCL nói chung cũng như Vĩnh Long nói riêng thì chủ yếu là các đại lý nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Thành phố Hồ Chí Minh sau đó phân phối xuống các tỉnh ĐBSCL nên hoạt động thanh toán hàng hàng hóa nhập khẩu tương đối thấp. Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh luôn thấp hơn khá nhiều so với kim ngạch xuất khẩu, từ đó thì hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với thanh toán hàng xuất khẩu.

Nhìn chung hoạt động thanh toán nhập khẩu của BIDV Vĩnh Long giảm nhẹ về doanh số nhưng số món thanh toán thì lại tăng nhẹ qua các năm.

Năm 2009: với doanh số thanh toán nhập khẩu là 3.985 nghìn USD.

- Cũng giống như thanh toán xuất khẩu, việc hội nhập và hợp tác quốc tế của nước ta ngày càng mở rộng và không chỉ riêng về lĩnh vực xuất khẩu mà cả lĩnh vực nhập khẩu cũng tăng lên. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu của nước là 68.710 triệu USD, tuy có giảm so với các năm trước nhưng đây vẫn là một con số khá cao. Điều này cũng thúc đẩy hoạt động tài trợ thương mại phát triển.

- Thị xã Vĩnh Long trở thành phố, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, dẫn đến lượng máy móc thiết bị nhập khẩu cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao.

- Các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng như: nguyên liệu dược phẩm, nguyên liệu da giày…do đó, hoạt động thanh toán nhập khẩu của các ngân hàng trong tỉnh nói chung và ngân hàng BIDV Vĩnh Long nói riêng cũng khá cao.

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 44 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

Năm 2010: doanh số thanh toán thì chỉ đạt 3.730 nghìn USD giảm 225 nghìn

USD tương ứng với giảm 6,4% so với năm 2009. Hoạt động thanh toán nhập khẩu giảm nhẹ so với năm 2009.

- Sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến máy móc thiết bị - những mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn giảm xuống, thay vào đó các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho giá trị thanh toán nhập khẩu giảm xuống nhưng số món thanh toán lại có khuynh hướng tăng lên.

Năm 2011: Hoạt động thanh toán nhập khẩu tiếp tục giảm so với năm 2010.

Doanh số thanh toán giảm xuống còn 3.185 nghìn USD giảm 14,46% so với năm 2010. Ảnh hưởng của chính sách hạn chế nhập khẩu của chính phủ cũng như nguồn ngoại tệ để thanh toán tại Chi nhánh chỉ phát hành cho L/C nhập khẩu phụ tùng thay thế, nguyên liệu sản xuất mà trong nước không sản xuất được nhằm giảm bớt chi phí.

Về thanh toán phi mậu dịch:

Hoạt động thanh toán phi mậu dịch chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thanh toán quốc tế của BIDV Vĩnh Long.

Nhìn chung thanh toán phi mậu dịch có khuynh hướng tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số thanh toán phi mậu dịch đạt 1.897 nghìn USD tăng 570 nghìn USD với tốc độ tăng là 42,95% so với năm 2009. Đến năm 2011, doanh số thanh toán phi mậu dịch tiếp tục tăng so với năm 2010. Cụ thể như sau: doanh số thanh toán là 2.190 nghìn USD tăng thêm 293 nghìn USD, cao hơn 15,45% so với năm 2010.

Với khoảng 4 triệu kiều bào sống tại 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới,

mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận lượng tiền kiều hối gửi về đáng kể. Từ chỗ có khoảng 1 tỷ 200 triệu USD chuyển về nước năm 1999, đến năm 2010 là 8 tỷ USD từ nguồn này .Và theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì năm 2011 lượng kiều hối đỗ về Việt Nam đạt mức 9 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay [Nguồn: VnExpress, 2/12/2011]. Dịch vụ kiều hối phát triển nhanh và đưa Việt Nam trở thành nước có

lượng kiều hối lớn thứ 16 trong số 30 quốc gia theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

Tuy Vĩnh Long không phải là thị trường kiều hối lớn nhất trong khu vực ĐBSCL, nhưng số lượng tiền kiều hối chuyển về qua hệ thống các của ngân hàng thương mại trên địa bàn Vĩnh Long tăng trưởng rất mạnh. Trong 2010, lượng tiền mà kiều bào chuyển về Vĩnh Long đạt 48.650 nghìn USD, năm 2011 đạt trên 50.500 nghìn USD.

Hoạt động chuyển tiền của Kiều hối tại BIDV Vĩnh Long còn chưa phát triển mạnh. Hoạt động này tập trung chủ yếu tại ngân hàng Agribank, nơi có hệ thống chi

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 45 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

nhánh và phòng giao dịch nhiều nhất, chiếm 30% lượng kiều hối của tỉnh. Do hệ thống phòng giao dịch của BIDV còn hạn chế nên hoạt động này kém phần thu hút lượng tiền chuyển trên địa bàn tỉnh.

Xét về cơ cấu Thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long:

Như vậy, trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long, luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất qua các năm và không ngừng tăng nhanh về cả doanh số và tỷ trọng đó chính là thanh toán xuất khẩu. Cụ thể, năm 2009 thanh toán xuất khẩu chiếm 73% trong cơ cấu thanh toán quốc tế (chiếm gần ¾ doanh số thanh toán quốc tế) đến năm 2010, tỷ lệ này tăng 1% chiếm 74% trong cơ cấu. Và năm 2011, tăng lên đến 78%. Ta thấy tỷ trọng của thanh toán xuất khẩu luôn tăng qua các năm, cho thấy ngân hàng ngày càng tập trung vào thế mạnh của Tỉnh là các mặt hàng xuất khẩu so với các mặt hàng nhập khẩu.

Chiếm tỷ trọng ở vị trí thứ hai là thanh toán nhập khẩu, như đã phân tích ở trên, cũng giống như hầu hết các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thì đều do các đại lý lớn nhập khẩu về đến Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ sau đó phân phối đến các tỉnh tại ĐBSCL do vậy tình hình thanh toán hàng nhập khẩu tại các Ngân hàng tại ĐBSCL nói chung cũng như tại BIDV Vĩnh Long nói riêng thì nó luôn chiếm một tỷ lệ thấp trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Ngân hàng. Chỉ chiếm con số trung bình và luôn giảm qua các năm nếu như năm 2009 chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm là 20% thì đến năm 2010, doanh số thanh toán nhập khẩu giảm 3% còn 17%, đến năm 2011, con số này tiếp tục giảm xuống còn 13% (giảm 4% so với năm 2010). Thanh toán nhập khẩu giảm cả về doanh số và tỷ trọng trong cơ cấu thanh toán quốc tế.

Chiếm tỷ trọng thấp nhất và hầu như tỷ lệ này ít biến động qua các năm là phi mậu dịch. Tỷ trọng này hầu như biến động rất ít: năm 2009 chiếm tỷ trọng là 7%; năm 2010 tăng 2% lên 9% và năm 2011 vẫn giữ tỷ trọng là 9% trong cơ cấu thanh toán quốc tế. Nhưng xét về doanh số thì phi mậu dịch luôn tăng nhẹ qua các năm.

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 46 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 47 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

Năm 2009

Năm 2010

Hình 4.2: CƠ CẤU THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO DOANH SỐ CỦA BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

(Nguồn: Tổ Thanh toán quốc tế BIDV Vĩnh Long)

Một phần của tài liệu Bản chính (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w