- Lập giấy báo nợ gửi khách hàng PHÂN LOẠ
c. Phương thức L/C:
4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
a. Mức độ tín nhiệm lẫn nhau của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu:
Trong thương mại quốc tế thì mức độ tín nhiệm lẫn nhau của hai bên là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế. tùy theo mức độ tín nhiệm giữa hai bên mà các doanh nghiệp XNK sẽ lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau với mục đích cuối cùng của cả hai bên là đạt lợi nhuận cao nhất:
- Hai bên là đối tác mới của nhau: lần đầu trong buôn bán với nhau, chưa hiểu rõ và tin tưởng lẫn nhau thì các doanh nghiệp thường hay lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ là phương thức tốn nhiều thời gian, chi phí, thủ tục phức tạp nhưng đây lại là phương thức giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
- Hai bên là đối tác lâu năm, truyền thống: có mối quan hệ buôn bán thường xuyên, có sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau thì các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thức thanh toán có thủ tục và quy trình thanh toán đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian giao dịch như phương thức thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền.
b. Loại hàng xuất nhập khẩu:
Tùy theo từng loại hàng XNK mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán khác nhau:
- Đối với những sản phẩm, hàng hóa khó tiêu thụ, hàng hóa mới bán lần đầu cần tìm kiếm thị trường mới thì các doanh nghiệp XK thường áp dụng các phương thức thanh toán thuận tiện cho đơn vị NK như phương thức trả chậm, phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu dựa trên sự chấp nhận trao đổi chứng từ. Khi thanh toán theo phương thức này thì các doanh nghiệp NK rất thích vì họ được rất nhiều ưu đãi và lợi ích vì vậy các doanh nghiệp NK sẽ quan tâm đến sản phẩm của đơn vị XK nhiều
GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 59 - SVTH: Lê Thanh Nhàn
hơn. Do đó, khi thanh toán theo các phương thức này sẽ giúp cho các doanh nghiệp XK thu hút được nhiều khách hàng hơn, tao tính hấp dẫn cho người mua.
- Đối với hàng hóa là thực phẩm, nông sản mau hư hỏng thì khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp XNK thường hay thỏa thuận với đối tác áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của hai bên xuất và nhập.
c. Lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế:
Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều mang lại cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu những lợi ích và rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào mục đích của doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Thông thường lợi ích và rủi ro luôn song hành với nhau: phương thức nào mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất thì phương thức đó cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều rủi ro nhất. Ví dụ nếu xét trên khía cạnh thu hồi vốn nhanh hay chậm thì phương thức chuyển tiền mang lại cho doanh nghiệp XK nhiều lợi ích nhất. Vì khi thanh toán theo phương thức chuyển tiền do thời gian chuyển tiền ngắn nên doanh nghệp XK có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh rủi ro thì phương thức chuyển tiền lại là phương thức mang lại cho doanh nghiệp XK rủi ro lớn nhất. Trong trường hợp trả tiền sau thì nhà xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài thời gian thanh toán.
d. Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng:
Trong thanh toán quốc tế tùy theo phương thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp XNK lựa chọn mà trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng sẽ khác nhau.
- Trong phương thức chuyển tiền: NH chỉ đơn thuần thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa của người mua, và nhận tiền trên danh nghĩa người bán. Trong phương thức nhờ thu, các NH tham gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và thực hiện với vai trò đại lý của người bán. Ngoại trừ vai trò là đại lý, chức năng giám sát, trong cả hai phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, các NH không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào.
- Tuy nhiên trong phương thức tín dụng chứng từ thì NH đóng vai trò rất quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của NH cũng ngày càng cao. Trong phương thức này, ngay khi phát hành L/C thì NH đã tạo ra một cam kết thanh toán với người hưởng lợi dựa trên uy tín của mình NH có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra các chứng từ hàng hóa xem có đùng với yêu cầu của thư tín dụng chưa, đảm bảo nội dung của chúng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia. NH không chỉ là trung gian thu
GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 60 - SVTH: Lê Thanh Nhàn
hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ cung ứng, đồng thời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được số lượng hàng hóa có chất lượng tương ứng với số tiền mà họ đã phải thanh toán.
→ Từ những vấn đề phân tích trên, em xin rút ra các tiêu chí lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bảng 4.8: TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ta thấy hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long chủ yếu theo hoạt động tín dụng chứng từ:
- Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, Vĩnh Long không ngừng mở rộng thị trường, luôn có những khách hàng mới vì vậy tín dụng chứng từ là sự lựa chọn tối ưu.
- Trong giai đoạn thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp rất e ngạy với việc đối mặt vời những rủi ro.
- Theo tâm lý chung của các doanh nghiệp XNK trong nước thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Vĩnh Long vẫn coi L/C là an toàn nhất.