Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo đối tượng giao dịch:

Một phần của tài liệu Bản chính (Trang 61 - 66)

- Lập giấy báo nợ gửi khách hàng PHÂN LOẠ

c. Phương thức L/C:

4.1.5. Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo đối tượng giao dịch:

a. Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo từng mặt hàng giao dịch:

Bảng 4.9: DOANH SỐ THANH TOÁN XNK THEO MẶT HÀNG TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: nghìn USD

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 61 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

TIÊU CHÍ Chuyển tiền Nhờ thu L/C

1. Mức độ tin cậy Cao Vừa Thấp

2. Chi phí Thấp Vừa Cao

3. Rủi ro

- Người xuất khẩu Cao Vừa Thấp

- Người nhập khẩu Thấp Vừa Cao

(Nguồn: Tổ Thanh toán quốc tế BIDV Vĩnh Long)

Các mặt hàng xuất khẩu:

Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi ĐBSCL là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa gạo và thủy sản cho thị trường trong nước và thế giới, kim ngạch xuất khẩu gạo và thủy sản luôn đứng đầu cả nước. Góp phần vào đó, hàng năm Vĩnh Long cũng góp lượng lớn gạo và thủy sản cho kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Gạo xuất khẩu: Là mặt hàng có doanh số và tỷ trọng thanh toán lớn nhất trong cơ cấu thanh toán XK tại BIDV Vĩnh Long. Số lượt và giá trị thanh toán xuất khẩu gạo luôn tăng qua các năm. Năm 2010 giá trị thanh toán là 3.819 nghìn USD tăng 140 nghìn USD so với năm 2009 (giá trị thanh toán năm 2009 là 3.679 nghìn USD) năm 2011 là 4.242 nghìn USD. Các giá trị thanh toán đều tăng dần qua các năm.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, đặc biệt là năm 2010 xuất khẩu gạo đang có chiều hướng thuận lợi về giá cả và về thị trường, giá gạo xuất khẩu của Việt

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 62 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

CHỈ TIÊU

Số lượt

giao dịch Giá trị giao dịchSố lượt Giá trị giao dịchSố lượt Giá trị

XUẤT KHẨU 45 14.84 4 56 16.05 0 61 19.465 Gạo 12 3.679 17 3.819 18 4.242 Thủy sản 7 2.157 7 2.432 8 3.030 May mặc 5 2.590 5 2.574 6 2.780 Giày da 6 2.150 9 3.457 8 3.721 Thủ công mỹ nghệ 4 953 4 1.045 5 1.155 Nấm rơm 3 155 4 166 4 259 Hột vịt muối 4 246 5 352 6 511 Khác 4 2.914 5 2.205 6 3.767 NHẬP KHẨU 31 3.985 33 3.730 37 3.185 Lúa mì 7 565 6 641 8 551

Nguyên liệu dược phẩm 3 758 5 817 6 754

Nguyên liệu thức ăn gia súc 5 595 6 652 6 605

Nguyên liệu giày da 4 558 5 613 6 545

Điện máy, điện tử 7 578 7 656 8 505

Khác 5 931 4 351 3 225

TỔNG 76 18.82

9 89

19.78

Nam liên tục tăng do Hiệp hội lương thực Việt Nam đã liên tục điều chỉnh một số loại gạo Việt Nam bằng giá với giá gạo của Thái Lan. Tình hình xuất khẩu gạo đạt được kết quả tốt còn do nhu cầu của thế giới tăng mạnh và một số quốc gia sản xuất lương thực lớn bị mất mùa do thiên tai và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, lúa gạo ĐBSCL đã có mặt trên các thị trường lớn ở Châu Á và các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; hạt gạo Việt Nam hiện nay đã và cũng đang vươn xa trên thị trường tiềm năng như Châu Phi, Trung Đông và các nước Mỹ Latinh, …Thị trường ngày càng được mở rộng đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Với những điều kiện thuận lợi trên, ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng kim ngạch xuất khẩu thì BIDV Vĩnh Long cũng mở rộng được hoạt động thanh toán xuất khẩu trên địa bàn, tạo điều kiện trực tiếp để Ngân hàng tăng doanh số thanh toán.

Thủy sản xuất khẩu: Trong giai đoạn này doanh số thanh toán thủy sản tại BIDV Vĩnh Long cũng liên tục tăng qua các năm. Mặt dù, trong giai đoạn này với những diễn biến đầy khó khăn cho ngành thủy sản tuy nhiên kết quả đạt được cũng khá thành công. Cụ thể như sau: năm 2010 tăng 275 nghìn USD so với năm 2009, năm 2011 đạt đến mức hơn 3.000 nghìn USD đạt cao nhất trong 3 năm.

Thiếu nguồn nguyên liệu chế biến dẫn đến giá nguyên liệu tăng cao thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật gắt gao được đặt ra khiến cho các doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng khó khăn. Nhưng một yếu tố khó khăn quan trọng gây ra cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này là tình trạng thiếu nguồn vốn sản xuất kinh doanh, khiến cho nhiều doanh nghiệp trẻ thậm chí là cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lâu năm trong ngành cũng gặp nhiều khó khăn. Nắm bắt được tình trạng này BIDV đã có chính sách cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp này. Cho vay tài trợ đối với các doanh nghiệp có thể thu mua nguyên liệu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật đảm bảo đúng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu đặt ra vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Vì thế việc kim ngạch thủy sản nhưng doanh số thanh toán của BIDV luôn tăng qua các năm.

Thủ công mỹ nghệ: Tuy xuất hiện muộn, mới thời gian gần đây nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Vĩnh Long luôn đạt kim ngạch xuất khẩu cao qua các năm, đặc biệt là năm 2011, theo thống kê của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh là 21,5 triệu USD. Hiện

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 63 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

tại nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như yếm dừa, cói, lát, bẹ chuối, mây, tre được các khách hàng Châu Âu và Châu Mỹ ưa chuộng như: giỏ, rương, tấm trải bàn, bàn ghế, kệ tủ, thảm các loại,... Với điều kiện thuận lợi như trên thì doanh số thanh toán xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ BIDV Vĩnh Long cũng có xu hướng tăng lên qua các năm.

Các mặt hàng nhập khẩu:

Các khu công nghiệp Hòa Phú – huyện Long Hồ đưa vào sử dụng, khu công nghiệp Bình Minh đang trong giai đoạn hoàn thành,…đã và đang tạo ra diện mạo mới, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho địa phương. Ngoài tận dụng những nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng là thế mạnh của tỉnh như chế biến nông sản, lương thực thực phẩm thì một số mặt hàng như dược phẩm, thức ăn gia súc, giày da, cơ khí nông nghiệp,… cũng có mặt tại các khu công nghiệp này để tăng khả năng đa dạng hóa đầu tư. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải nhập khẩu máy móc thiết bị, nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài như nguyên liệu dược phẩm, lúa mì, các hàng máy, linh kiện điện tử,… để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế đây là điều kiện thuận lợi để BIDV Vĩnh Long tạo điều kiện để nâng cao doanh số thanh toán nhập khẩu.

Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu tại BIDV giai đoạn này có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các năm. Các mặt hàng thanh toán qua các năm có sự tăng giảm nhưng tỷ lệ tăng giảm không nhiều. Năm 2010 có sự tăng nhẹ của các mặt hàng nhập khẩu nhưng đến năm 2011 doanh số nhập khẩu của các mặt hàng giảm nhẹ.

` b. Hoạt động thanh toán quốc tế phân theo từng quốc gia giao dịch:

Bảng 4.10: DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO QUỐC GIA TẠI BIDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: nghìn USD. QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ, KHU VỰC 2009 2010 2011

Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 64 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

(Đơn vị) (Lượt) (nghìnUSD) (Lượt) (nghìnUSD) (Lượt) (nghìn USD) Trung Quốc 29 3.685 31 3.705 34 3.955 Mỹ 27 3.519 31 3.798 33 5.011 EU 17 2.268 23 2095 24 2.341 Philippin 17 2.164 21 2.192 24 2.674 Australia 18 1.856 21 2052 23 2.523 Nhật Bản 11 1.355 13 1.476 15 1.734 Đài Loan 22 1.147 24 1.955 26 2.159 Hồng Kông 11 1.235 13 1.426 14 1.722 Khác 14 2.927 10 2.978 10 2.721 TỔNG 166 20.156 187 21.677 203 24.840

(Nguồn: Tổ Thanh toán quốc tế BIDV Vĩnh Long)

Trung Quốc

Trong những năm vừa qua Trung Quốc là đứng đầu trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì qua các năm Việt Nam vẫn là nước nhập siêu từ Trung Quốc. Trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại BIDV Vĩnh Long thì Trung Quốc là quốc gia có số lượt giao dịch chiếm tỷ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm, năm 2009 là 29 món năm 2010, 2011 lần lượt là 31 và 34. Về doanh số thanh toán thì năm 2009 chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 3.685 nghìn USD (chiếm tỷ trọng là 18,28%), đến năm 2010, 2011 mặc dù giá trị thanh toán có tăng lên nhưng tỷ trọng thanh toán đã giảm xuống. Ngoài một số doanh nghiệp nhỏ lẻ nhập hàng hóa như bánh kẹo, đồ chơi trẻ em,… qua hình thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu thì nguyên liệu dược và hàng điện máy là hai mặt hàng chính được nhập về với lượng lớn trong địa bàn Tỉnh. Vĩnh Long cần có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc như một số mặt hàng nông sản, trái cây, rau củ,… là thế mạnh của Tỉnh nhưng vẫn nằm trong doanh mục hàng hóa XNK.

Mỹ

Trong giai đoạn 2009 – 2011, tuy kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Hoa Kỳ luôn tăng cao qua các năm. Các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủy - hải sản, đồ gỗ. Năm 2011, nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là hàng dệt may, đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2010. Nhóm hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất là nông sản, tăng 41%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ sang Việt Nam vẫn là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thực phẩm tiêu dùng…

GVHD: ThS. Trương Khánh Vĩnh Xuyên - 65 - SVTH: Lê Thanh Nhàn

Tại BIDV Vĩnh Long doanh số thanh toán quốc tế Việt – Mỹ luôn tăng cao qua các năm. Cụ thể là năm 2009, trong cơ cấu thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán chiếm vị trí thứ 2 với 27 lượt và 3.519 nghìn USD, nhưng đến năm 2010, 2011 doanh số thanh toán đã vươn lên dẫn đầu năm 2011 chiếm tỷ trọng cao nhất là 20,17%.

Trong cơ cấu thanh toán quốc tế, ngoài thanh toán XNK giữa 2 quốc gia thì thanh toán phi mậu dịch cũng chiếm một lượng lớn trong tổng doanh số thanh toán. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước thì, Mỹ là quốc gia có lượng tiền kiều hối về Việt Nam cao nhất.

Nhóm quốc gia khác

Trong những năm gần đây Philippin là quốc gia có lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam cao do ảnh hưởng của thiên tai. Tại BIDV Vĩnh Long kim ngạch xuất khẩu gạo sang Philippin cũng có doanh số tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2009 doanh số là 2.164 ngìn USD tăng lên 2.674 nghìn USD vào năm 2011.

Nhóm quốc gia khác như các nước khu vực Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Phi… cũng có quan hệ thương mại với một số doanh nghiệp trong tỉnh, tuy nhiên đây là những khách hàng không thường xuyên, thiếu tính ổn định và giá trị không cao, chủ yếu cũng chỉ là những mặt hàng thông thường và nhỏ lẻ.

Tóm lại, thanh toán theo quốc gia hiện tại tại BIDV Vĩnh Long vẫn chỉ gói gọn ở một số thị trường quen thuộc với những khách hàng quen thuộc. Việc mở rộng thị trường mới và tìm kiếm khách hàng mới vẫn đang thách thức của BIDV Vĩnh Long để tìm ra cách thu hút lượng giao dịch với những thị trường tiềm năng trên thế giới.

Một phần của tài liệu Bản chính (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w