Phân loại nạn nhân (triage)

Một phần của tài liệu Tình hình thảm họa tại Việt Nam (Trang 29 - 32)

(1) Định nghĩa phân loại nạn nhân (triage)

Phân loại nạn nhân (triage) là kĩ thuật xác định mức độ nghiêm trọng và mức độ khẩn cấp của người bị thương, tận dụng tối đa nguồn thiết bị y tế hạn chế sao cho đem lại hiệu quả cao nhất trong việc cấp cứu nạn nhân.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ động từ tiếng Pháp “trier”, chỉ việc “lựa chọn” các quả nho hay hạt cà phê. Người ta cho rằng tổng quân y của Napoleon đã đề xuất phương pháp phân loại nạn nhân theo mức độ ưu tiên này nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất trong điều kiện thiết bị y tế hạn chế trong thời chiến, sau đó khái niệm này đã được sử dụng rộng rãi, và khái niệm chúng ta sử dụng ngày nay được lập ra từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất.

(2) Nguyên tắc phân loại nạn nhân

. Theo quy định, phân loại nạn nhân được tiến hành đối với tất cả nạn nhân

. Thời gian cần thiết để phân loại đối với mỗi nạn nhân là dưới 30 giây

. Tiến hành phân loại theo trình tự ưu tiên: tính mạng > chức năng > thẩm mĩ

. Đeo thẻ phân loại cho nạn nhân khi tiến hành phân loại để làm rõ thứ tự ưu tiên

. Phân loại nạn nhân được tiến hành lặp đi lặp lại

(3) Phương pháp phân loại

Phương pháp phân loại nạn nhân “chính xác”, “nhanh chóng”, “thông dụng” nhất là phương pháp START (Simple Triage And Rapid Treatmen). Đây là phương pháp sử dụng 4 dấu hiệu “tự đi được không”, “tình trạng hô hấp”, “tình trạng tưới máu (tuần hoàn)”, “tình trạng tri giác” để phán đoán, và yêu cầu bất cứ một nhân viên y tế nào cũng phải thực hiện được. Với phương pháp START, ban đầu dựa vào khả năng “tự đi

được hay không” để phân loại nạn nhân khẩn cấp hay không khẩn cấp. Tiếp theo dựa vào “tình trạng hô hấp”, “tình trạng tưới máu (tuần hoàn)”, “tình trạng tri giác” để xác định những nạn nhân nào cần trị liệu khẩn cấp. (Hình 1)

Mặt khác, tổ chức hoạt động phân loại nạn

nhân không chỉ diễn ra một lần, mà cần tiến hành lặp đi lặp lại để kiểm tra xem tình trạng của nạn nhân có thay đổi hay không khi thời gian hoặc địa điểm thay đổi, ví dụ tại nơi xảy ra thảm họa, trạm cứu hộ tại hiện trường, trước khi vận chuyển, cổng bệnh viện, trước khi phẫu thuật, vv

Quy trình phân loi theo phương pháp

START

Đi bộ

Xanh(Ⅲ)

Đểlại

hô hấp

③Tưới máuCrT≦2giây

Tri giác: Có thực hiện được

y lệnh đơn giản không? Vàng(Ⅱ) Điều trị cầm chừng Nhịp thở< 30lần/p 黒(0) 死亡群 Đánh giá lại tình trạng hô hấp Có thể không thể Có thở không thở không không không không

CRT:Capillary Refill Time、thời gian làmđầy mao mạch trởlại Đỏ(Ⅰ) Cần trị liệu khẩn cấp Đen(0) Tửvong

hình 1. Phương pháp phân loại START (4) Các dạng phân loại nạn nhân

Các dạng phân loại nạn nhân được chia thành 4 loại dựa theo mức độ nghiêm trọng và mức độ khẩn cấp của người bị thương (Bảng 1).

Những người ở trong tình trạng nguy cơ đến tính mạng cần được ưu tiên chữa trị hàng đầu là “Đỏ”, những người có thể đợi được vài giờ là “Vàng”, những người có thể tự đi là “Xanh”, những người đã tử vong hoặc có diễn biến quá nặng đang tiến gần đến trạng thái tử vong là “Đen”.

Đối với những nạn nhân sắp tử vong nhưng khả năng cứu sống vẫn còn nếu tiến hành điều trị tập trung, thì đối với các nhân viên y tế đã quen với việc áp dụng triệt để các biện pháp cứu chữa sẽ cảm thấy tội lỗi khi đeo thẻ “Đen” cho những nạn nhân này. Đây là điểm khác nhau lớn nhất giữa “Best of the one” của cấp cứu y tế khẩn cấp (Emergency Medical Services) và “Best of the most” của y tế thảm họa (Disaster Medical Services).

Kết quả xác định được ghi vào thẻ phân loại 4 màu (Hình 2), và đeo vào chân tay hay cổ nạn nhân.

Bảng 1: Các dạng phân loại nạn nhân

Thứ tự

ưu tiên màu xác định mã số Phân loại Tình trạng chấn thương

Cấp 1 i Nhóm điều trị ưu tiên cao nhất

Trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có các dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp, khó thở, xuất huyết, sốc, rối loạn ý thức cần trị liệu khẩn cấp.

Cấp 2 ii Nhóm chờ điều trị Tính mạng cũng không bị đe dọa nếu điều trị chậm vài giờ. Các dấu hiệu sinh tồn (vital signs) ổn định.

Cấp 3 ii Nhóm bảo lưu Các nạn nhân có khả năng tự đi được. Có thể điều trị ngoại trú.

Cấp 4 0 Nhóm tử vong Các nạn nhân đang mất dần các phản ứng với sự sống, hoặc các nạn nhân đã tử vong. mặt trước mặt sau hình 2. Thẻ phân loại Đỏ Vàng Xanh Đen

Ghi tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, thời gian phân loại, cơ quan vận chuyển nạn

nhân, cơ sở y tế tiếp nhận nạn nhân

Ghi tên bệnh chuẩn đoán, nội dung xử lý

Ghi vị trí và nội dung chấn thương Cắt thẻ sao cho phạm vi phân loại tương ứng ở vị trí dưới cùng của thẻ * Ví dụ: Nếu nạn nhân thuộc nhóm trị liệu khẩn cấp (I) thì cắt bỏ Vàng(II) và Xanh (III)

(5) Quản lý điều hành công tác vận chuyển

j Tại hiện trường, trạm cứu hộ

Đối với các nạn nhân được cứu thoát tại hiện trường, ban đầu lập ra một khu vực để tổ chức phân chia. Tiến hành chia nạn nhân thành nhóm có khả năng tự đi được (nhóm không cần trị liệu khẩn cấp) và nhóm nhân không có khả năng tự đi được (nhóm cần trị liệu khẩn cấp). Đặc biệt, tại khu vực mà nhân có khả năng tự đi được, do có thể xảy ra khả năng một số lượng lớn nạn nhân di chuyển, xô đẩy cùng lúc nên kĩ thuật Cattle Chute Technique đã được áp dụng. Kĩ thuật này là kĩ thuật bố trí sao cho cửa vào rộng, cửa ra hẹp, từng người một lần lượt đi ra khỏi cửa ra, giúp hoạt động phân loại tránh được hỗn loạn (Hình 3).

entrance entrance

START method Triage

exit

hình 3. kĩ thuật Cattle Chute Technique

k Các trường hợp cấp cứu ngoại trú

Khi thảm họa xảy ra, tại các cơ sở y tế dễ xảy ra khả năng nhiều nạn nhân xô đẩy tranh nhau để được cứu chữa trước. Do đó, trước hết cần đóng tất cả các cửa ra vào để chuẩn bị cho hoạt động phân loại. Sau đó, xếp những người có khả năng tự đi được vào nhóm không cần điều trị khẩn cấp và đưa đến một địa điểm khác. Những nạn nhân được xếp vào nhóm không cần điều trị khẩn cấp vẫn có khả năng xảy ra nhiều biến chứng, do đó cần chuẩn bị sao cho lúc nào cũng có thể sẵn sàng tiến hành lại hoạt động phân loại. Áp dụng kĩ thuật Cattle Chute Technique đối với những nạn nhân được đưa đến cửa vào bệnh viện để lần lượt đưa vào bệnh viện, tiến hành phân loại và xác định mức chấn thương, đeo các thẻ Vàng,

Đỏ, Đen (Hình 4).

Kĩ thuật Cattle Chute

Phân loại

Ví dụ: 200 nạn nhân

Thẻ xanh Phân loại lại

Ví dụ: 150 người

Về nhà, nơi lánh nạn

Có thể đi bộ

Phân loại lại

Ví dụ: 50 người Thẻ đỏ Phân loại lại

Ví dụ: 5

người

Phẫu thuật, thẩm tách Vận chuyển Thẻ vàng Phân loại lại

Ví dụ: 35 người

Thẻ đen Phân loại lại Ví dụ: 10 người

Nhà đại thể

hình 4. Patient flow and Triage

Một phần của tài liệu Tình hình thảm họa tại Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)