III. gIo gIANg (Du kIEN)
2. Phân loại thảm hoạ Thảm hoạ tự nhiên
và thảm hoạ nhân tạo.
Thảm hoạ tự nhiên là các thảm hoạ được gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên, con người không kiểm soát được. Thảm hoạ tự nhiên thường gây ra những thảm khốc to lớn đối với cuộc sống của các nạn nhân. Rất nhiều người tử vong trong thảm hoạ tự nhiên điều này là không lường trước nổi tuy nhiên với sự phòng bị và ứng cứu kịp thời cũng là một trong những biện pháp làm hạn chế tỷ lệ này. Như vậy, có thể hiểu là “khi thảm hoạ xuất hiện những tổn thất nặng nề sẽ đến” (Blaikie, 1994).
Các thảm hoạ được gây ra bởi sự chủ định hay vô tình của con người được gọi là thảm hoạ nhân tạo. Tuy nhiên, một vài các thảm hoạ nhân tạo cũng là kết quả của các thảm hoạ tự nhiên.
2. Phân loại thảm hoạThảm hoạ tự nhiên Thảm hoạ tự nhiên
1.1
2.1.1 Lũ lụt
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên gần như xảy ra hằng năm. Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng lên cao ( do mưa lớn hoặc do thuỷ triều dâng cao) vượt qua khỏi bờ chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. Lũ lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải.
Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm lũ lụt trần trọng hơn. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường:
- Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh – một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét, lũ ống
- Rừng bị tàn phá cũng là một trong các nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn đất
- Hiện tượng El Nino 9 do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng Nam Mỹ Thái Bình Dương) và La Nina ( do sự lạnh lên của vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương) đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau
- Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp thời điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ.
Nhiều thống kê đã chỉ ra lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nhiều cho con ngườim số người chết do lũ lụt ( thường do thiên tai đến cùng lúc là bão và lũ lụt) chiếm trên 60% số người chết do cá thiên tai gây ra trên thế giới.
2.1.2 Hạn hán
Hạn hán là tình trạng nước ở một khu vực bị giảm xuống dưới mức yêu cầu trong một thời gian dài. Hạn hán không phải hoàn toàn là một hiện tượng tự nhiên mà đó là sự tương tác giữa nguồn nước tự nhiên và nhu cầu của con người về việc sử dụng nước. Hạn hán thường gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội. Hạn hán cũng có thể là nguyên nhân gây ra nạn đói kém đặc biệt là ở các nước nghèo. Hạn hán thường được phân ra thành 3 loại:
- Hạn hán khí tượng là hiện tượng lượng mưa ở khu vực này ở dưới mức trung bình trong một thời gian dài .
- Hạn hán nông nghiệp là hiện tượng độ ẩm cần thiết cho cầy trồng bị thiếu. Hiện tượng này có thể là do điều kiện đất hay các kỹ thuật nông nghiệp ngay cả khi thời lượng mưa trung bình đủ.
- Hạn hán thủy văn là hiện tượng lượng nước dự trữ trong các nguồn như tầng chứa nước, ao, hồ, sông suối và hồ chứa nước giảm xuống dưới mức trung bình. Hiện tượng này có thể là do việc sử dụng nước tăng lên làm giảm việc dự trữ ngay cả khi lượng mưa đạt mức trung bình hoặc trên mức trung bình
Thuật ngữ “hạn hán” thường được dùng với định nghĩa là hạn hán khí tượng. Tuy nhiên, đối với các nhà quy hoạch đô thị, thì thuật ngữ này lại thường được dùng với định nghĩa là hạn hán thủy văn.
2.1.3 Bão lớn
Bão lớn là do các cuộn gió lốc xoáy bắt nguồn từ đại dương. Các hơi nước bốc lên từ mặt đại dương cộng với hiệu ứng Coriolis sẽ gây ra các cuộn gió và nước. Khi cuộn gió và nước này di chuyển đạt tới tốc độ lớn hơn 74mph thì được gọi là bão lớn.
Lốc xoáy là kết quả từ một cơn bão. Lốc xoáy là khối gió với tốc độ thỏi rất mạnh có thể lên đến 318mph.
Lốc xoáy có thể xảy ra cùng lúc, hoặc có thể xảy ra trong các đợt lốc xoáy lớn dọc theo hướng cơn gió di chuyển.
2.1.4 Sạt lở đất
Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt lở trên diện rộng. Nguyên nhân có thể do mưa lũ kéo dài, do bão lớn, do lở tuyết, do núi lửa, động đất hoặc sự bất ổn trong lòng đất. Khi lở đất xảy ra nó có thể vùi lấp đi cây cối, nhà cửa hoặc bất cứ thứ gì trên vùng đất đó.
2.1.5 Cháy rừng
Cháy rừng là do lửa phá huỷ một khu rừng nó có thể ảnh hưởng nặng nề tới những người đang sinh sống gần khu vực đó cũng như ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của các động vật hoang dã. Cháy rừng có thể ban đầu chỉ là những đốm cháy nhỏ sau đó bùng lên thánh những đám cháy lớn với hàng ngàn kilômét vuông.
2.1.6 Dịch bệnh
Dịch bệnh là bệnh tật xảy ra trong một diện rộng ảnh hướng đến nhiều người hoặc tất cả mọi người. Dịch bệnh có thể chỉ bó hẹp ở một nơi cũng có khi lan rộng khắp toàn cầu (đại dịch). Cơn bùng phát của một bệnh được coi như là sự khởi phát của một dịch bệnh, tuy nhiên, không chỉ bởi số lượng người bị bệnh hay tỷ lệ người mắc trong dân số mà bởi cả tính lan rộng của nó. Dịch bệnh được coi là thảm hoạ tự nhiên nguy hiểm nhất, thảm hoạ cái chết đen xuất hiện vào thế kỷ 14 đã làm chết hơn 20 triệu người (1/3 dân số Châu Âu), cúm Tây Ban Nha vào năm 1918 gây ra cái chết cho 25 – 40 triệu người đây là thảm hoạ có nhiều người tử vong nhất
2.1.7 Sóng thần
Sóng thần là một làn sóng khổng lồ với chiều cao trên 15 m (50 ft) cuộn vào bờ biển của một khu vực nào đó. Sóng thần có thể được gây ra bởi trận động đất dưới biển như trong trận động đất Ấn Độ Dương 2004, hoặc sạt lở đất như một trong đó xảy ra ở Vịnh Lituya, Alaska.
2.1.8 Động đất
Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các khiếm khuyết địa lý hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh có cấu tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính những trận này được gọi là dư chấn.
Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê, và hỏa hoạn.
Nguyên nhân của động đất bao gồm: - Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
- Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
- Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.
2.1.9 Nạn đói
Nạn đói có nghĩa là việc thiếu lương thực, thực phẩm nông nghiệp, thiếu vật nuôi hoặc thiếu tất cả các thực phẩm cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng cơ bản và sự tồn tại của con người trên diện rộng ở một vùng. Nạn đói được coi là thảm hoạ trong những giai đoạn trước của lịch sử bởi nó liên quan đến mất mùa, bệnh dịch, chiến tranh và tội tiệt chủng những thường do hạn hán đem lại.
2.1.10 Bão mưa đá
Một trận bão mưa đá lớn là trận cơn bão với rất nhiều cục mưa đá gây thiệt hại nặng nề cho khu vục có trận bão này. Mưa đá đặc biệt gây thiệt hại nghiêm trọng đến đồng ruộng, mùa màng và phá huỷ cơ sở vật chất.
2.1.11 Nắng nóng
Một làn sóng nhiệt là một thảm họa đặc trưng bởi việc tăng cao nhiệt độ một cách khắc nghiệt và bất thường ở một khu vực nào đó. Những đợt nắng nóng này thường rất hiếm và phải do sự kết hợp của các sự kiện thời tiết cụ thể.
2.1.12 Sự phun trào của núi lửa
Thảm hoạ này là do sự phun trào của núi lửa. Chúng có thể là các vụ phun trào nhỏ xảy ra hàng ngày ở những nơi, giống như Kilauea ở Hawaii, hoặc phun trào mạnh mẽ (tuy rằng rất hiếm) xảy ra ở những nơi như hồ Toba.
Thảm hoạ nhân tạo
1.2
Các rủi ro trong xã hội
1.2.1
Tội phạm
1.2.1.1
Tội phạm là sự vi phạm các luật lệ xã hội do chính phủ đề ra. Mỗi xã hội loài người đều tồn tại tội phạm và các loại tội phạm này có thể là khác nhau. Tuy nhiên tất cả các tội phạm đều vi phạm pháp luật những không phải tất cả các vi phạm pháp luật nào cũng được coi là tội phạm, ví dụ: vi phạm hợp đồng và luật dân dụng có thể chỉ bị coi là gây rối trật tự.
2.2.1.2 gây hoả hoạn
Cố ý gây hoả hoạn là việc một người hoặc một nhóm người đốt phá với mục đích gây thiệt hại về người và tài sản. Ban đầu cố ý gây hoả hoạn chỉ giới hạn trong các vụ cháy các tòa nhà, nhưng sau đó được mở rộng bao gồm các đối tượng khác, chẳng hạn như cầu, xe cộ, và sở hữu tư nhân. Đốt phá là nguyên nhân lớn nhất của đám cháy trong kho dữ liệu. Tuy thế đôi khi, con người gây ra vụ hoả hoạn có thể là ngẫu nhiên: không máy móc như một cái lò bếp là một nguyên nhân chính gây cháy bất ngờ.
2.2.1.3 Gây rối
Gây rối trật tự là một thuật ngữ rộng mà thường được sử dụng bởi việc thực thi pháp luật để mô tả hình thức của sự xáo trộn. Mặc dù rối loạn dân sự không nhất thiết phải leo thang đến một thảm họa trong mọi trường hợp, mà nó có thể chỉ là một sự hỗn loạn. Bạo loạn có nhiều nguyên nhân, từ tiền lương tối thiểu thấp đến phân biệt chủng tộc.
2.2.1.4 Khủng bố
Khủng bố là một thuật ngữ có rất nhiều các định nghĩa khác nhau. Một trong những định nghĩa đó là một hành động bạo lực nhắm mục tiêu dân thường. Định nghĩa khác là việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực với mục đích tạo ra sự sợ hãi để đạt được một mục tiêu chính trị, tôn giáo, hoặc ý thức hệ. Theo định nghĩa thứ hai, các mục tiêu của hành động khủng bố có thể là bất cứ ai, kể cả dân thường, các quan chức chính phủ, nhân viên quân sự, hoặc những người phục vụ lợi ích của chính phủ.
Trong đầu thế kỷ 21, chủ nghĩa khủng bố đã được xem xét bởi một số một mối đe dọa thường xuyên cho tất cả mọi người trên thế giới, sau thảm họa tồi tệ nhất của loại hình này xảy ra vào ngày 11 tháng chín năm 2001 ở nước Mỹ.
2.2.1.5 Chiến tranh
Chiến tranh là sự xung đột giữa các nhóm tương đối lớn dân cư, trong đó bao gồm các vũ lực được tao ra bởi việc sử dụng các vũ khí. Chiến tranh đã phá hủy toàn bộ nền văn hóa, quốc gia, các nền kinh tế và đau khổ lớn lao cho nhân loại. Chiến tranh có thể bao gồm các cuộc xung đột vũ trang, chiến sự, và hành động của cảnh sát. Các hoạt động về chiến tranh thường bị loại trừ khỏi hợp đồng bảo hiểm và lập kế hoạch thảm họa.
2.2.2 Các rủi ro kỹ thuật
2.2.2.1 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận c thể ( nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động chết người, Tai nạn lao động nặng, Tai nạn lao động nhẹ.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp.
Tai nạn lao động có thể do sụp đổ công trình thi công thường được gây ra bởi những lỗi kỹ thuật. Sập cầu có thể do nhiều lỗi chẳng hạn như do lỗi thiết kế, do cuộc tấn công ăn mòn, và do rung động khí động học của mặt đất. Tai nạn trong khai thác mỏ như ngộ độc Bhopal là một ví dụ điển hình, sự thất bại Chernobyl. Các rủi ro có thể gây ảnh hưởng trong một thời gian dài như ngộ độc dioxin và thuốc độc DDT.
2.2.2.2 Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.
Tai nạn giao thông (TNGT) đã có từ rất lâu trong lịch sử dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác có thể lột tả hết những đặc tính
của nó. Về cơ bản tai nạn giao thông có những đặc tính như:
- Được thực hiện bằng những hành vi cụ thể. - Gây ra những thiệt hại nhất định về tính mạng, sức khỏe con người, vật, tài sản...
- Chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi cuối cùng trong vụ tai nạn giao thông cụ thể phải là đối tượng đang tham gia vào hoạt động giao thông.
- Xét về lỗi, chỉ có thể là lỗi vô ý hoặc là không có lỗi, không thể là lỗi cố ý.
Trên phạm vi toàn cầu, TNGT là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất cho người trưởng thành (trung bình làm chết trên dưới 1 triệu và bị thương hàng chục triệu người mỗi năm) chỉ tính riêng trong năm 2002, tai nạn giao thông trên thế giới đã làm cho 1,2 triệu người thiệt mạng và 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10% (con số này ở các nước nghèo và đang phát triển cao hơn tỉ lệ ở các nước công nghiệp phát triển
Phổ biến nhất hiện nay ở phần lớn các quốc gia là tai nạn giao thông đường bộ, loại tai nạn