Ứng cứu khi có thảm hoạ xảy ra

Một phần của tài liệu Tình hình thảm họa tại Việt Nam (Trang 67 - 68)

III. TRIểN khAI ĐIều DưỡNg Thảm hoạ Phù hợP VớI ĐặC TÍNh CủA

ứng cứu khi có thảm hoạ xảy ra

Phải luôn nhớ một điều căn bản sau : khi thảm hoạ xảy ra, trước hết là cứu mình (tự bảo vệ tính mạng của bản thân mình), sau đó là cứu người (bảo vệ tính mạng của người thân và khu vực xung quanh mình). Tuy nhiên thực tế khi có tai nạn xảy ra, nhiều người không thể tự mình bảo vệ được tính mạng của chính mình, hoặc là gặp khó khăn trong việc self-care (tự chăm sóc mình), nói cách khác không thể thực hiện cứu mình. Những người được xếp vào danh sách “

những người yếu chịu thảm hoạ ” bao gồm cả những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như thế này, được coi là những người cần ưu tiên ứng cứu khi có thảm hoạ xảy ra.

k là những người khó thực hiện hoạt động lánh nạn

Người mắc bệnh mãn tính phần lớn có bệnh mang tính NỘI nên khó có thể phân biệt được họ với những người khỏe mạnh bình thường. Ngược lại cũng có nhiều trường hợp sử dụng các thiết bị y tế cần thiết trong quá trình điều trị như các dụng cụ hô hấp nhân tạo hay bình ôxy, hoặc nhiều trường hợp sử dụng xe lăn do bị khuyết tật khả năng vận động của cơ thể. Ngoài ra cũng có nhiều trường hợp do mắc chứng khó hô hấp cấp tính (exertional dyspnea), suy nhược cơ thể, hoặc do tình trạng dinh dưỡng không tốt hoặc do cảm giác chản nản toàn thân quá mạnh dẫn đến tàn tật khả năng vận động của cơ thể, và suy giảm tính chịu đựng khi vận động. Những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như thế này sẽ rơi vào tình trạng không thể thực hiện các hoạt động lánh nạn một cách suôn sẻ khi có thảm hoạ xảy ra. Do đó, cần phải dựa trên đặc tính cơ thể của từng cá nhân người bệnh để thực hiện hỗ trợ hoạt động cứu nạn.

l là những người khó thích ứng với môi trường sinh hoạt nơi lánh nạn

Khi thảm hoạ xảy ra, cuộc sống bị gián đoạn, sự thuận tiện trong sinh hoạt và tình hình vệ sinh môi trường sinh hoạt giảm sút. Do đó, những bệnh nhân có khuyết tật ở các cơ quan cảm giác hoặc bị suy giảm chức năng vận động sẽ gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường mới. Không ít trường hợp các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính trong một thời gian dài trong thời kì này xuất hiện thêm các biến chứng, đặc biệt là không ít trường hợp người cao tuổi mắc thêm nhiều bệnh mãn tính cùng một lúc.. Hầu hết những trường hợp này dùng cách phối kết hợp các biện pháp điều trị thông qua việc ăn uống, vận động, dùng thuốc…để control bệnh ở trạng thái thuyên giảm.

Tuy nhiên, do cuộc sống bị gián đoạn nên bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tìm mua các thực phẩm phù hợp với thuốc và việc điều trị, cũng như khó khăn trong việc cố định thời gian và nơi vận động. Không thể thực hiện các phương pháp điều trị giống như trước khi có thảm hoạ, điều này rất dễ khiến tình trạng bệnh thêm mất ổn định. Tùy theo bệnh mà có trường hợp việc gián đoạn 1 loại thực phẩm nào đó có thể ngay lập tức dẫn tới nguy đến tính mạng. Tóm lại, cuộc sống lánh nạn kéo dài và sự gián đoạn cuộc sống sinh hoạt rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính trở nên trầm trọng cấp tính.

Trong các trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình điều trị suy gan, suy thận, hoặc đang trong quá trình điều trị chống ung thư, họ dễ lây nhiễm bệnh nên tình hình vệ sinh yếu kém, môi trường sinh hoạt cộng đồng nơi lánh nạn rất dễ khiến họ mắc các bệnh truyền nhiễm mới, và một khi sự lây nhiễm càng nặng thì nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng càng cao.

Cuộc sống sinh hoạt kéo dài nơi lánh nạn cộng thêm tình trạng stress-full do lo lắng về sự an nguy của gia đình người thân … cũng rất dễ dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính trở nên trầm trọng. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính do sự suy giảm khả năng đối phó với các tình huống nguy cấp nên rất cơ thể họ rất gặp thương tích trong thảm hoạ.

Một phần của tài liệu Tình hình thảm họa tại Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)