III. TRIểN khAI ĐIều DưỡNg Thảm hoạ Phù hợP VớI ĐặC TÍNh CủA
4) hoạt động điều dưỡng trong chu kỳ thảm hoạ
trẻ
Việc không biết được hình dáng thật của thảm hoạ làm cho nỗi sợ hãi của trẻ mạnh thêm. Phải có những giải thích phù hợp với tuổi để trẻ lý giải được các sự việc đã xảy ra. Không phải là giải thích mang tính ngụ ngôn mà là nói sự thật. Bằng việc giải thích đây là loại thảm hoạ gì, xảy ra khi nào như thế nào, phải làm gì, dự đoán sau này, và cả nguy cơ xảy ra thảm hoạ tiếp theo thì nỗi sợ hãi của trẻ sẽ được giảm nhẹ. Phải trả lời cả những điều trẻ muốn biết.
m. Chia sẻ tình cảm và trải nghiệm, giúp trẻ thể hiện tình cảm
Việc trẻ em có cơ hội nói chuyện và chia sẻ lẫn nhau về tình cảm và trải nghiệm của mình rất có ích cho việc giảm bớt cảm giác bất an. Nhưng, vì cũng có nhưng thời kì trẻ không muốn nói chuyện nên không được bắt trẻ nói chuyện. Có khi những đứa trẻ gặp khó khăn
trong việc thể hiện cảm xúc và trải nghiệm của mình thành lời nói, bằng việc vẽ tranh, đã thể hiện được một cách sinh động tình cảm suy nghĩ của mình. Nếu khi vẽ lúc nào cũng được người lớn mà trẻ tin tưởng dõi theo, được đồng cảm bởi bạn bè thì nỗi sợ hãi và cảm giác bất lực sẽ dần dần biến mất. Mặt khác, sẽ giúp mang đến cho trẻ sự yên tâm là không phải chỉ có mình khác biệt.
n. giúp đỡ để trẻ có thể tiếp tục các hoạt động như bình thường
Đối với trẻ em thì việc có thể tiếp tục cuộc sống như bình thường là bước đầu tiên để có thể yên tâm. Buổi sáng ngủ dậy rửa mặt, ăn sáng rồi đánh răng, đi đến trường, học bài, chơi đùa với bạn bè.. Trường học hay nhà trẻ- nơi có thể thực hiện những hành động mang tính thói quen đó là nơi an tâm để lấy lại cuộc sống thường ngày. Vì thế nên mở cửa lại sớm của trường học hay nhà trẻ.
o. Tạo nên một môi trường để trẻ có thể chơi đùa, hoạt động
Bằng việc đắm chìm vào những trò chơi vui vẻ, vận động mang tính hoạt động hay thể thao, trẻ em sẽ được giải phóng khỏi sự khó chịu thường ngày và tâm trạng cũng trở nên thoải mái. Việc vận động giúp thay đổi những sản phẩm stress, thời gian chìm đắm vào những việc vui vẻ sẽ làm trấn tĩnh phản ứng stress quá cao.
4) hoạt động điều dưỡng trong chu kỳ thảm hoạ hoạ
(1) Trẻ em trong tình hình thảm hoạ ở thời kì cấp tính
Việc phải được ưu tiên ngay sau thảm hoạ là cấp cứu và ứng cứu để đảm bảo mạng sống và an toàn. Trẻ em không thể tự nói rõ sự đau đớn của mình, vì sự không rõ ràng đó mà khó nắm bắt được độ khẩn cấp. Có khi nhìn có vẻ nặng nhưng thật ra bệnh nhẹ, mà cũng có khi nhìn có vẻ nhẹ nhưng thực ra là tình trạng nghiêm trọng. Khó nắm bắt được mức độ bệnh là một
đặc điểm.Vì thế, tại hiện trường thảm hoạ, cần phải nghĩ cả đến khả năng xấu đi đột ngột của bệnh tình mà xác định thứ tự ưu tiên một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Mặt khác, nỗi lo lắng chia ly trong trạng thái cực hạn có thể dẫn đến cả bố mẹ và con đều bị PTSD. Cần phải chú ý đến cả vấn đề về mặt bảo vệ tinh thần, tức là trong quá trình thực hiện nhanh chóng trị liệu bằng thuốc, trị liệu tinh thần cùng với trị liệu ngoại khoa, thì làm hết sức có thể để không làm chia cách con cái và bố mẹ.
Khi tiến hành điều tra an nguy, cần nắm bắt rõ tất cả trẻ em và gia đình trên toàn khu vực: có đứa trẻ như thế nào, ở đâu, mấy tuổi, ở với ai. Mặt khác, phải làm một bản đồ nơi ở của những trẻ có rủi ro cao như trẻ đẻ non, trẻ sơ sinh, trẻ tật nguyền, trẻ bị bệnh mãn tĩnh (tiểu đường, động kinh, bệnh thận, hen suyễn, bệnh máu…), trẻ cần có các thiết bị y tế như máy hô hấp nhân tạo…
(2) Trẻ em trong tình hình thảm hoạ ở thời kì mãn tính
Khi đến thời kì mãn tính, trẻ em được chia làm 2 loại: trẻ đang rời nơi bị thảm hoạ đã bị mất hết điện nước đến nơi an toàn, và trẻ sống tập trung tại các nơi tránh nạn như trường học, các tòa nhà được xây dựng từ trước ở nơi bị thảm hoạ. Ở loại thứ 2, có rất nhiều người bị nạn buộc phải sống tập thể tại nơi bị thảm hoạ. Tại đây, cần phải đánh giá xem nguồn nước an toàn, nguồn lương thực an toàn, các công trình vệ sinh cơ bản như toilet hay nơi vất rác,địa điểm sống an toàn, và cảm giác an toàn, an tâm có được đảm bảo cho trẻ em hay không. Nếu thiếu một trong những nhu cầu cơ bản này thì không thể đảm bảo cho sinh mệnh cũng như sự trưởng thành phát triển khỏe mạnh của trẻ (Tham khảo sơ đồ 4) disasTer disasTer Safe food Safe food Shelter Shelter Safe water Safe water Sanitation Sanitation Security Security physical physical mental mental
Sơ đồ 4. Quan điểm đánh gia để đảm bảo sinh mệnh, sự trưởng thành phát triển của trẻ em
Sơ đồ 4. Quan điểm đánh gia để đảm bảo sinh mệnh, sự trưởng thành phát triển của
trẻ em
Mặt khác, đối với những gia đình đang nuôi dưỡng trẻ chưa đến tuổi đi học, phải cung cấp đầy đủ các đồ dung sinh hoạt như sữa bột, thức ăn khi cai sữa, bỉm giấy…, đồng thời phải chuẩn bị địa điểm để người nuôi dưỡng có thể cho trẻ bú sữa hay nghỉ ngơi mà không cần để ý đến xung quanh. Đối với trẻ nhỏ, trẻ tiểu học thích hoạt động, thì cần điều chỉnh môi trường như đảm bảo chỗ chơi, chỗ học, chuẩn bị đầy đủ các món đồ chơi hay dụng cụ học tập mà trẻ có thể thể hiện cảm xúc. Việc chú ý đảm bảo sự riêng tư cho trẻ em trong lứa tuổi dậy thì cũng rất quan trọng.
Dù có khác nhau tùy theo mùa, nhưng trẻ em dễ mắc các bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa từ môi trường xấu. Để phòng tránh những vấn đề sức khỏe và sự lan truyền bệnh truyền nhiễm này, cần chú ý đến vệ sinh môi trường của nơi tránh nạn ngay sau thảm hoạ, đồng thời thực hiện triệt để các biện pháp phòng tránh như rửa tay, súc miệng, đeo khẩu trang… Cũng cần thiết phải nắm rõ tình hình tiêm phòng và bảo đảm vắc xin.
Mặt khác, do phản ứng stress của trẻ em mà những căng thẳng về tinh thần thể xác của người nuôi dưỡng cũng nặng hơn. Trước tiên, cần phải đảm bảo an toàn bằng các hỗ trợ cuộc sống, cứu hộ y tế, quan tâm chăm sóc để người lớn có thể lấy lại cảm giác an tâm, hỗ trợ để người nuôi dưỡng có thể đối diện với trẻ em trong trạng thái tâm lý ổn định.
(3) Trẻ xem trong thời kì khôi phục
Trong thời kì này, các cứu trợ mang tính tổ chức bắt đầu chấm dứt, dù phải đối mặt với hiện thực khó tránh khỏi do thảm hoạ mang lại là sự mất mát về cả mặt tinh thần và vật chất hay sự thay đổi lớn của cuộc sống thì “thường ngày” cũng bắt đầu trở lại, cuộc sống của cá nhân và xây dựng lại cộng đồng được thực hiện.
Người nuôi dưỡng vì bận xây dựng lại cuộc sống của mình và giải quyết các vấn đề cá nhân nên dễ ít quan tâm đến trẻ em. Vì thế, khó nhận ra tình trạng mất ổn định của trẻ em. Đây cũng là thời kì mà những người lớn bế tắc trong xây dựng lại cuộc sống và rơi vào trạng thái nóng vội, trẻ em cảm nhận được những tâm tư đó của người lớn và stress lại càng tăng đến cực độ. Việc truyền đạt cho trẻ em thấy người nuôi dưỡng đang rất lạc quan nỗ lực để có thể đảm bảo an toàn cho gia đình và điều khiển cuộc sống gia đình là rất quan trọng. Việc vừa chia sẻ cảm xúc với trẻ em vừa không ngừng thể hiện những hành động mẫu thích hợp sẽ giúp làm mất đi cảm giác bất an của trẻ. Nếu phản ứng stress của trẻ mạnh, diễn ra hơn một tháng sau thảm hoạ thì sẽ cần sự hỗ trợ về tinh thần tâm lý từ phía chuyên gia.
Những điều kiện của người nuôi dưỡng cần được hỗ trợ hơn là: đang có trẻ nhỏ, tình trạng bất ổn về kinh tế, hầu như không có việc làm, cảm xúc giận giữ mạnh, suy nghĩ tự trách mạnh, ít quan hệ với họ hàng, bạn bè, những người trong khu vực…
(4) Trẻ em trong thời kì chuẩn bị thảm hoạ
Trong thời kì này, việc giúp trẻ em có năng lực xử lý để chuẩn bị cho thảm hoạ là rất quan trọng. Có thể giảm bớt thiệt hại bằng cách chuẩn bị trước đối phó với thảm hoạ. Cả gia đình nói chuyện về việc chuẩn bị các thứ đồ mang đi khi khẩn cấp, kiểm tra sự an toàn của nhà mình, nơi tránh nạn, cách liên lạc khi khẩn cấp là rất quan trọng.