bệnh viện
Để việc phòng chống thảm họa trong bệnh viện trở nên có hiệu quả thì các tổ chức y tế cần vạch ra kế hoạch phòng chống thảm họa. Chúng tôi trình bày dưới đây các yếu tố cần thiết cho việc lập kế hoạch phòng chống thảm họa.
(1) Xem xét đánh giá tính dễ tổn thương
Để có các đối sách thích hợp cho từng khu vực thì việc xem xét đánh giá tính dễ tổn thương của khu vực đối với thảm họa là việc làm không thể thiếu. Dưới đây liệt kê các mục cần được xem xét:
Loại thảm họa dự kiến xảy ra
1
Các yếu tố gây ra tính dễ tổn thương
2
trong thảm họa
Ví dụ: các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa
chất, khí hậu, ...
các yếu tố xã hội như khả năng chống động đất của các tòa nhà, mật độ dân số, cơ cấu tuổi, ...
Những ảnh hưởng đến sức khỏe của
3
người dân và nhu cầu dự kiến của người bị nạn
Nguồn lực, thiết bị cần thiết cho hoạt động
4
cứu trợ
(2) Cơ cấu tổ chức trong phòng chống thảm họa
Để các tổ chức y tế phát huy năng lực khi thảm họa xảy ra, cần xây dựng một cơ cấu tổ chức phòng chống thảm họa với một hệ thống các mệnh lệnh chỉ huy chính xác. Ngay từ khi thảm họa chưa xảy ra cần phân chia rõ vai trò như sau:
Người chịu trách nhiệm về đảm bảo an
1
toàn
Người chịu trách nhiệm về thông tin
2
Người chịu trách nhiệm về liên lạc với bên
3
ngoài
Người chịu trách nhiệm về nhân lực
4
Người chịu trách nhiệm về y tế
5
Người chịu trách nhiệm về điều dưỡng
6
(3) Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn về phòng chống thảm họa
Thảm họa xảy ra dễ gây ra tình trạng hỗn loạn do các thiết bị y tế không sử dụng được hay số lượng người bị thương lớn, dồn dập. Để giảm thiểu hỗn loạn, cần thiết phải chuẩn bị tài liệu hướng dẫn về phòng chống thảm họa có ghi rõ công việc mà các nhân viên cần tiến hành khi thảm họa xảy ra, và các nhân viên cần biết về tài liệu này. Các mục liệt kê dưới đây là các mục nhất thiết cần đưa vào tài liệu hướng dẫn, do đây là các yếu tố có khả năng cần đến cao khi thảm họa xảy ra.
Đảm bảo cơ sở hạ tầng kĩ thuật và biện 1
Phương pháp tích lũy lương thực và vật 2
tư y tế
Quản lý nhân lực: đảm bảo đủ nhân viên 3
khi khẩn cấp
Hệ thống mệnh lệnh chỉ huy và mạng lưới 4
liên lạc khẩn cấp
Quản lý thông tin 5
Phưong pháp vận chuyển bệnh nhân và 6
đưa bệnh nhân ra
Quản lý giao thông của người và phương 7
tiện giao thông
Phương pháp khử trùng bệnh nhân nhiễm 8
hóa chất hoặc chất phóng xạ
(4) huấn luyện phòng chống thảm họa
Nhân viên của các tổ chức y tế cần được thường xuyên huấn luyện dựa theo tài liệu hướng dẫn phòng chống thảm họa, thực hiện mô phỏng tình trạng bệnh viện phải đối mặt với thảm họa xảy ra, diễn tập nhiều lần sao cho các hoạt động cứu trợ có thể tiến hành nhanh chóng và chính xác khi thảm hoạ thật sự xảy ra.