II. Chăm SóC TINh ThầN ĐốI VớI NgườI ThAm gIA Cứu NạN
1 Silent phase: Khi thảm họa chưa xảy ra, ngoài việc đào tạo huấn luyện để chuẩn bị cho thảm họa, còn phả
đào tạo huấn luyện để chuẩn bị cho thảm họa, còn phải tăng cường các hoạt động đề phòng thảm họa, như tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các cơ sở, trang thiết bị phòng chống thảm họa của địa phương, kiểm tra, bảo dưỡng các cơ sở trang thiết bị phòng chống thảm họa của các cơ sở y tế, xây dựng mạng lưới hỗ trợ.
động điều dưỡng khi có thảm họa. Khi thảm họa xảy ra, để cung cấp sự chăm sóc y tế tốt nhất cho nhiều nạn nhân, người bị thương nhất, ngay từ khi thảm họa chưa xảy ra, cần phải tiến hành giáo dục điều dưỡng để đối phó với thảm họa, học các kĩ năng, chuyên môn để có thể ứng phó nhanh chóng, linh hoạt với các hiện tượng gây ra bởi thảm họa.
Vào những năm cuối thập niên 90, rất nhiều thảm họa thiên nhiên xảy ra trên thế giới, không phân biệt quy mô quốc gia, cả trong nông nghiệp lẫn công nghiệp, kể cả các quốc gia phát triển cũng đã phải gánh chịu nhiều hậu quả của thảm họa. Liên hợp quốc đã quy định khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1999 là “thập niên quốc tế giảm nhẹ thảm họa (IDNDR)”, từ đó đã tiến hành nhiều hoạt động, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc giảm nhẹ tác động của thảm họa dựa trên chủ đề “Xây dựng văn hóa phòng chống”. năm 2000, tiếp quản ý tưởng IDNDR, chương trình “chiến lược quốc tế giảm nhẹ thảm họa” của Liên hợp quốc được lập ra, liên kết giữa chính phủ, các tổ chức, các chuyên gia và toàn dân nhằm tìm kiếm sự hiểu biết của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đối với việc giảm nhẹ nguy cơ của thảm họa2). Đối với ngành điều dưỡng, tầm quan trọng của việc hiểu biết về thảm họa thiên nhiên, việc xây dựng phát triển chương trình phòng chống cũng đã được chỉ rõ3).
Trong hoàn cảnh như vậy, đối với ngành điều dưỡng- ngành nghề có liên quan đến sức khỏe con người, để có thể phòng chống thảm họa, cần phải nâng cao nhận thức đối với thảm họa từ các hoạt động trong cuộc sống thường ngày, tham dự huấn luyện đạo tạo, có kiến thức chuyên môn đúng về thảm họa, cũng như về y học phòng chống thảm họa, hay điều dưỡng
trong thảm họa, học các kĩ năng thực hành để có thể sử dụng khi cần thiết. Có thể nói việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và công tác xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo đó là một hoạt động quan trọng trong việc phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thảm họa gây ra.