21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
THAY ĐỔI CUỘC SỐNG Ở KH UỔ CHUỘT
Outhaki Khamphoui
Nong Duang Thong là một xã đô thị ở huyện Sikhottabong, thủ đô Vientian với khoảng 1684 người dân với 290 hộ gia đình, được tổ chức thành 18 tổ. Từ năm 1960, nhiều người nhập cưđến từ các tỉnh miền bắc đến Vientian do tác động của chiến tranh. Cộng đồng ở đây đã tăng lên nhanh chóng do nhiều gia đình mới, họ hàng và những người nhập cư. Một vài gia đình chuyển từ nông thôn lên thành thịđể làm việc trong vòng nhiều năm và cuối cùng ở lại thành phố sinh sống. Dân số sống ở khu vực trung tâm của làng có mức sống đầy đủ như những làng khác ở thủ đô. Nhưng những người dân chủ yếu sống bằng nghề nông ở ngoại vi làng và sống gần hồ, người ta thường gọi nhóm này là nhóm 5 tổ dân cư (từ tổ thứ 3 đến thứ 7), sống trong điều kiện nghèo nàn và điều kiện đô thị kém phát triển. Dân cưở 5 tổ dân nay chủ yếu là người tị nạn và những người nhập cư, đã sống ởđây từ vài chục năm trước. Đây là khu vực được lựa chọn để thực hiện một dự án đô thị.
Dân cư của cộng đồng là 550 người, trong đó có 302 phụ nữ và 248 nam giới. Số hộ gia đình do nữ làm chủ gia đình tương đối cao, 30.7% trong khi con số này của đất nước là 10%. Chủ yếu họ là người góa bụa do chồng chết vì bj bệnh hay uống nhiều rượu. Một vài người phụ nữ li dị, họ tiếp tục nuôi con nhỏ và không có sự trợ giúp nào từ gia đình. Một vài người là lao động tự chủ như là thu mua đồng nát. Những ngôi nhà của họ thường rất chật hẹp và gần với nhau, rất khó mà tìm ra khoảng trống giữa các căn hộ. Chỉ có một số ngôi nhà được xây bằng gạch, nhưng chủ yếu các ngôi nhà được làm bằng gỗ hoặc rơm rạ, trong khi đó số thành viên trong gia đình thường lên đến 7 người.
Hầu hết các thành viên trong cộng đồng đều làm việc như những người công nhân hay lao động. Khoảng 60% nam giới tham gia trong công việc xây dựng, hay lò mổ. Khoảng 40% phụ nữ làm việc trong nhà máy may mặc nay làm những buôn bán nhỏ gần chợ. Khoảng 10% phụ nữ và nam giới là những người nhặt rác hay bán lại những vật liệu tái chế. Những phỏng vấn trong cộng đồng cho thấy rằng hu hết các gia đình (58%) kiếm được khoảng 50 USD một tháng, trong đó 29% hộ gia đình kiếm khoảng 50 đến 100 USD hàng tháng, trong đó chỉ có khoảng 13% hộ gia đình kiếm được nhiều hơn 100 USD hàng tháng.
KHÔNG CÓ NƯỚC, KHÔNG CÓ NHÀ VỆ SINH VÀ KHÔNG CÓ NƠI ĐỔ RÁC THẢI RẮN Kết quả khảo sát xã hội kinh tế trong tháng 1 năm 2006 chỉ ra rằng cộng đồng thiếu nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước nghèo nàn, không đủ nhà vệ sinh và không sạch sẽ, các chỗ đổ rác không được quy định cụ thể. Việc thiếu vắng những dịch vụ đã dẫn đến việc tù đọng nước mưa và nước thải từ nhà tắm và bếp – từđó tạo nên nơi trú ngụ của các vi trùng và côn trùng. Không khí đã bị ô nhiễm nặng nề vì mùi của rác và đồ rác rắn.
Hầu hết người dân lấy nước từ giếng nước công cộng. Mọi người, hầu hết là phụ nữ, vận chuyển các thùng nước trên đôi vai của họ. 5 hộ gia đình đã có nước máy được lắp đặt đến hộ gia đình, còn 7 hộ có nước ngầm và được đặt máy bơm, những hộ gia đình này lại bán nước cho hàng xóm
64 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
bằng đường ống. Những người sử dụng sẽ phải trả tiền phí hàng tháng cho họ. Phụ nữ nói rằng họ chủ yếu sử dụng nước cho việc giặt giũ quần áo và dọn dẹp, đặc biệt là trong mùa mưa. Về nước ăn uống, người dân phải mua nước sạch từ các chai từ 20 lít, mỗi chai khoảng 0.3USD, và họ phải trả khoảng 3 USD hàng tháng.
Không có toalet công cộng trong khu vực này. Khoảng 14% các hộ gia đình có nhà vệ sinh và nước bồn cầu. 75% hộ gia đình có hố ga, còn lại hơn 10% các hộ gia đình không có buồng vệ sinh. Họ cũng chia sẻ buồng vệ sinh với hàng xóm nhưng thường thì không được sạch sẽ lắm. Ở một vài gia đình, các ông thoát nước bị vỡ, những mùi hôi thối đã ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Buồng vệ sinh của các gia đình ở làng Nong Duang Thong Loại buồng vệ sinh Số hộ gia đình % Hố ga 11 14.1% Xả có nước giật 47 60.2% Xả sử dụng thùng nước 12 15.3% Không có nhà vệ sinh 8 10.4% Tổng 78 100%
Nguồn: Khảo sát kinh tế gia đình – tháng 1 năm 2006
Có hai đường ống rãnh nước chính dọc đường chính để thoát nước thải từ Làng Nong Duang Thong. Tuy nhiên, những rãnh nước chính này không được bảo dưỡng và thường có sỏi đá, cỏ dại và rác rưởi.
Về mặt địa hình, nơi thực hiện dự án thấp hơn rãnh nước và hơn nữa, không có hệ thống thoát nước thứ cấp để nối nước thải từ đường chính. Từ đó, nước mưa và nước thải từ hộ gia đình không thểđổ trực tiếp ra rãnh chính. Điều này dẫn đến sự lụt lội và nước tù hãm, và điều này dẫn đến việc muỗi sinh sôi, vi trùng được phát triển ở những khu vực mùi hôi thối.
Rác rưởi được bỏ vào thùng rác của gia đình, mà không có sự phân loại ởđầu nguồn. Xe rác đến thu nhặt rác một tuần một lần và mỗi hộ gia đình phải trả 1.2 USD. Khoảng 70% các hộ gia đình sử dụng các dịch vụ này. Ở nơi nào các nhà khu dân cưđông đúc thì xe tải rất khỏ thu rác vì không có đường vào. Một vaì gia đình sống trong các că hộ này thường vứt thẳng rác thải xuống rãnh. Trong cộng đồng, cũng không có tổ chức nào chịu trách nhiệm trực tiếp việc quản lý rác. Cũng có Ngân hàng rác nhưng không vận hành ỏđây vì họ mua rác với giá rẻ hơn những người mua rác nhỏ lẻ.
65 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
Mục tiêu của dự án là nhằm giảm các vấn đề môi trường và cải thiện điều kiện sống của cộng đồng, ví dụ:
- Cải thiện vệ sinh môi trường thông qua việc thực hiện buồng vệ sinh và hệ thống nước thải.
- Thiết lập hệ thống thu gom và quản lý rác thải trong cộng đồng. - Đảm bảo nước sạch cho cộng đồng.
- Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động dự án và thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng nghèo.
Dự án được kế hoạch nhằm hỗ trợ 1) xây dựng buồng vệ sinh của cộng đồng với bình nước, 2) lắp đặt đường ống cung cấp nước, 3) xây dựng hệ thống cung cấp hệ thống nước thải trong khu vực dự án, 4) cải thiện thùng đựng rác thải có thể tái sử dụng được, 5) vận động sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.
THỰC HIỆN SỰ THAM GIA
Dự án đã xây dựng các quan hệ đối tác với nhiều các cơ quan nhà nước, và các cơ quan này có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc thu lượm rác thải, cải thiện đường bộ và hệ thống thoát nước, ví dụ như Tổ chức phát triển đô thị Vienchan (VUDAA). Cơ quan chịu trách nhiệm về cung cấp nước cũng chịu trách nhiệm cho việc có trách nhiệm và hướng dẫn kĩ thuật cho việc lắp đặt đường ống nước. Chương trình cải thiện Môi trường đô thị Vientian đã cung cấp các tài liệu kĩ thuật và hướng dẫn. Các tổ chức quần chúng như Hội phụ nữ, Hội thanh niên và Mặt trận cho việc tái thiết đất nước cũng đã tham gia tích cực trong việc đánh giá nhu cầu và ra quyết định về nơi nào đặt buồng vệ sinh công cộng, phản ánh về việc thiết kế v.v…
Khi mới đầu thực hiện dự án, những thông tin cơ bản được thu thập từ cả phụ nữ và nam giới về hệ thống nước thải, toalet của cộng đồng, tình trạng vệ sinh, điều kiện sức khỏe, chất nước nước ăn uống. Nhiều phụ nữđược phỏng vấn hơn nam giới, vì nam giới thường đ làm ngoài làng. Một loạt các cuộc tham vấn đã được tổ chức với chính quyền địa phương và những người lãnh đạo với Hội phụ nữ (HPN), Hội thanh niên (HTN) để xác định vấn đề, và Mặt trận tái thiết quốc gia (MTTTQG) và quyết định về số lượng và thiết kế của các can thiệp. Phó chủ tịch làng cũng là chủ tịch HPN. Chị đã được phân công trong việc khuyến khích người dân (phụ nữ và nam giới) trong việc tham gia tích cực vào cộng đồng. Trong suốt quá trình tham vấn với cộng đồng, các nhóm nam và nữđược tham vấn riêng biệt, họđược hỏi về những nhu cầu và những ý tưởng trong việc đáp ứng những nhu cầu này. Phụ nữ và nam giới đã đưa ra hàng loạt các nhu cầu, chủ yếu nhằm cải thiện đường ống nước sạch, hệ thống nước thải, và hệ thống cơ sở hạ tầng. Họ cũng đồng ý trong việc tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện quản lý rác thải.
Người dân cũng được mong đợi đóng góp những ý tưởng, thời gian, lao động, tài sản, trong đó có cảđất trong việc xây dựng buồng vệ sinh công cộng. Mỗi thứ bảy hàng tuần, các thành viên cộng đồng (phụ nữ và nam giới, hầu hết trẻ em trai và trẻ em gái) đã tình nguyện làm sạch cống và rãnh nước thải. Mỗi người đại diện cho từng gia đình mình tham gia hoạt động dọn dẹp xung
66 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
quanh ngôi nhà. Việc xây dựng hệ thống nước thải từ cộng đồng đến rãnh chính cũng được hoàn thành như là buồng vệ sinh của cộng đồng.
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, đường ống nước được lắp đặt và các hộ gia đình đã bắt đầu sử dụng nước máy. Phụ nữ cho biết rằng trước khi thực hiện dự án, từng hộ gia đình không có ống nước máy phải trả khoảng 8000 Kíp (0.9 USD mỗi ngày, khoảng 27 USD hàng tháng. Nhưng sau khi ống nước được lắp đặt, họ chỉ trả khơngr 18,000 kip hàng tháng (2 USD), điều này đã làm giảm đáng kể các chi phí của gia đinh. Phụ nữ rất vui vì điều này giúp họ giảm khối lượng công việc và có nhiều thời gian nghỉ ngơi và cho các hoạt động thu nhập. Phụ nữ, nam giới và trẻ em cũng được đào tạo để quan lý nước một cách hợp lý. Phụ nữ cũng được coi là nhóm đặc biệt vì họ phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng nước của gia đình và duy trì việc cung cấp nước. Chi phí nước dùng hàng tháng được trưởng của ba nhóm sử dụng nước thu thập, họđều là phụ nữ.
Trong suốt quá trình xây dựng kênh của cộng đồng và nhà vệ sinh, phụ nữ và nam giới, những người trẻ và người dân đã tham gia tích cực trong việc tình nguyện dọn dẹp ở những nơi xây dựng. Một vài gia đình đã đóng góp một miếng đất nhỏ, mà họđã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ gia đình, để xây dựng buồng vệ sinh và nhà tắm. Người già cũng khuyến khích người trẻđểđóng góp tối đa vào dự án, đặc biệt là việc bảo dưỡng duy trì. Thông qua việc thực hiện dự án, các tổ chức của làng và thành viên cộng đồng (phụ nữ và nam giới) đã tương tác và làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề cộng đồng và của hộ gia đình.
CÁC KHÁI NIỆM VÀ TẬP HUẤN KĨ NĂNG
Hàng loạt các cuộc tập huấn đào tạo được thực hiện cho người địa phương, thành viên của PHN, HTN, MTTTQG về nhiều vấn đề cụ thể như hệ thống thoát nước, buồng vệ sinh công cộng, và cung cấp nước. Nhiều phụ nữ và nam giới tham dự vào các cuộc hội thảo vì hầu hết nhiều nam giới làm việc ngoài làng. Phụ nữ nói rằng họđã chia sẻ thông tin với nam giới sau khi tham dự tập huấn.
Nhóm quản lý được thành lập từ năm phụ nữ, được cộng đồng bầu lên để trông nom các nhà vệ sinh công cộng và quản lý rác thải. Nhiệm vụ của họ bao gồm thu phí của người sử dụng, đảm bảo các vật dụng được người sử dụng sạch sẽ và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Vì mục đích này, dự án đã cung cấp những tập huấn cần thiết trong việc bảo dưỡng và quản lý tài chính nhằm hỗ trợ công việc của họ. Trung bình khoảng 20 hộ gia đình sử dụng một nhà vệ sinh, thực tế thì nhà vệ sinh là miễn phí cho cộng đồng tuy nhiên, sau đó cộng đồng đã quyết định thu một phần phí nhỏ cho việc bảo dưỡng duy trì, đặc biệt là nếu như bị hỏng hóc trong tương lai. Việc thu tiền được quản lý bởi cán bộ tài chính của chính quyền.
Thông qua các cuộc họp/hội thảo về quản lý rác thải, thành viên cộng đồng (đặc biệt là phụ nữ) đã có những quyết định quan trọng việc việc đặt những điểm thu rác, nơi chứa rác thải tái sử dụng, và cải thiện thùng rác của gia đình. Phụ nữ tham gia vào nhiều hơn vì họ là một trong những người phải đối mặt với những vấn đề dọn dẹp và sự sạch sẽ của cộng đồng và gia đình.
67 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
Thông qua việc nam giới tham gia vào các cuộc họp, phụ nữđược khuyến khích nói nhiều hơn và đưa ra quyết định. Người hướng dẫn cuộc họp, ví dụ như cán bộ HPN đã gợi ý rằng phụ nữ trong cộng đồng nên được đào tạo về việc phân loại sách và bán rác thải có thể tái sử dụng. Ban quản lý rác thải được thành lập từ các tình nguyện viên trong cộng đồng và tổ chức những người thu gom rác để thảo luận về những vấn đề tài chính như chi phí dịch vụ và thu rác và việc quản lý nguồn quỹ.
Để nâng cao nhận thức giới trong cộng đồng, một cuộc hội thảo được tổ chức cho cả phụ nữ và nam giới (như một phần của hoạt động dự án). Vai trò giới và sự tham gia của nam giới trong việc quản lý các vấn đề môi trường được thảo luận. Phụ nữ yêu cầu có nhiều cuộc hội thảo như thế này được tổ chức cho nam giới để khuyến khích họ tham gia vào những công việc gia đình. Một cuộc hội thảo đã được tổ chức bởi nhóm cán bộ giới từ HPN trung ương Vienchian. Tại hội thảo cả phụ nữ và nam giới tham gia vào tích cực và chỉ ra rằng bước đâu tiên là mở ra các cuộc thảo luận về giới trong cộng đồng.
NHỮNG BÀI HỌC THU ĐƯỢC
Thành công của dự án có thể nhìn thấy rõ ràng trong việc môi trường được sạch sẽ hơn và cộng đồng được tổ chức tốt hơn. Việc hoàn thiện cung cấp các dịch vụ cho những nhu cầu cơ bản nhất (như nước sạch, nước thải, vệ sinh với hai nhà vệ sinh công động, quản lý rác với sự tham gia cao của người dân, cả nam và nữ) đã cho thấy hàng loạt sự can thiệp hiệu quả có thể thực hiện được ở những cộng đồng khác. Và kết quả là khối lượng công việc của phụ nữđã giảm đáng kể, vì thời gian, nỗ lực và tiền bạc được tiết kiệm hơn. Phụ nữ và nam giới cũng được tạo điều kiện tiếp cận với thông tin, nâng cao nhận thức về giới và kĩ năng quản lý môi trường. Viện nghiên cứu đô thị và những tổ chức liên quan đã có được những bài học trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. HPN cũng đã được nâng kĩ năng như là nhà tổ chức và tổ chức phát triển bằng việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện.
CÁC CÂU HỎI
1. Sự tham gia của phụ nữđã được đảm bảo trong dự án này như thế nào từ giai đoạn khảo sát đến bước giám sát? Bạn có thể làm được gì hơn để trao quyền cho phụ nữđể có được