ĐƯA GIỚI VÀO VẤN ĐỀ NƯỚC, TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 29 - 34)

21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

ĐƯA GIỚI VÀO VẤN ĐỀ NƯỚC, TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ

Gabrielle Groves

Trong năm 2002, Đông Timo đã trở thành một thế giới dân chủ mới nhất sau 24 năm thống trị của Indonesia và sau 400 năm là thuộc địa của BồĐào Nha. Những ảnh hưởng của việc bóc lột trong quá khứ và chính sách quân từ trong năm 1999 trong quá trình đòi độc lập đã gây nên những ảnh hưởng lâu dài lên người dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng. Do đó, thiếu dinh dưỡng và bệnh tật, thường đi kèm với những vấn đề nước do sự thiếu thốn nguồn nước và hệ thống vệ sinh.

Los Palos là một quận trung tâm của Quận lớn Lautern nằm ở phía tây của Đông Timo. Khu vực Lautern tập trung khoảng 11.6% dân số quốc gia với số dân khoảng 57.453 (2004). Los Palso có khoảng 13.350 người dân trong đó 23% là ở khu vực quận Lautern. Los Palos trong bốn năm qua thì số dân tăng hàng năm là 7.5% (ADB).

GIỚI VÀ NƯỚC ỞĐÔNG TIMO

Một cách truyền thống, Đông Timo tuân theo những vai trò giới rất nghiêm khắc, trong đó phụ nữ cho những công việc gia đình và nam giới thường chịu trách nhiệm những vấn đề bên ngoài gia đình. Do lịch sử trong quá khứ, nên nhiều gia đình do phụ nữ làm chủ và hầu hết phụ nữ tham gia vào các loại hoạt động để tạo thu nhập. Một vài phụ nữđến trường và được hưởng nền giáo dục trước khi có nền độc lập. Bạo lực gia đình và bạo lực trên đường phố rất nhiều ở nhóm dân số bị tổn thương do đấu tranh bạo lực để dành được nền độc lập.

Việc sử dụng nước ở Los Palos được phân chia theo vai trò giới. Nam giới sử dụng nước vào công việc nông nghiệp và làm vườn, phụ nữ sử dụng nước nhằm duy trì cộng đồng và cho gia đình. Phụ nữ thường được mong đợi lấy nước từ giếng hay suối cách nhà khoảng một giờđi bộ. Một tổ chức phi chính phủ, Hành động vì Đông Timo (ETPA) đã ước chừng phụ nữ phải đi lấy nước 3 lần một ngày. Đây là trưởng hợp ở Malahara cho đến khi ETPA đã thực hiện việc xây dựng đường ống nước đến bể nước của cộng đồng. Dự án này không chỉ giảm thời gian đi lấy nước nhưng còn mang những kĩ năng mới đến cho cộng đồng, bao gồm hành chính, xây dựng, thiết kế dự án và chăm sóc sức khỏe. Những kĩ năng này đã được tận dụng tối đa trong những lĩnh vực khác nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng và cá nhân. Thời gian và tiền bạc là những khía cạnh quan trọng của cuộc sống. Hầu hết những người phụ nữđược trao quyền đã nắm giữ những vị trí quan trọng như là thành viên và lãnh đạo cấp cộng đồng và thách thức những vai trò truyền thống về giới trong gia đình thông qua việc trao quyền kinh tế và giáo dục.

ETPA được thành lập năm 1999 bởi một nhóm các nhà hoạt động địa phương, những người muốn bảo vệ và vận đồng cho việc phát triển bình đẳng và bền vững trong một quốc gia mới –

30 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Đông Timo. ETPA tin tưởng rằng cách tiếp cận ở cấp cơ sở cho việc phát triển sẽ củng cố và cải cách các cơ quan cấp quận và trao quyền cho con người sinh sống ởđó. Giới là một vấn đề liên ngành trong các dự án của ETPA. Thúc đẩy bình đẳng giới không chỉ là một hệ tư tưởng mà còn là một thực tế trong công việc hàng ngày ở Timo, điều này vẫn còn nhiều bàn cãi.

Dự án Cộng đồng Malahara (MCP) được xây dựng sau khi có thử nghiệm nghiên cứu của ETPA, trong quá trình tham vấn với cộng đồng từ sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu á. Với sự đầu tư một lần thông qua ngân hàng ADB, dự án đã được bền vững và duy trì bởi cộng đồng thông qua phí sử dụng và lao động. ETPA không chỉ tham gia vào dự án trong khoảng một năm. Cộng đồng được tham gia vào quá trình phát triển dự án, lựa chọn những hệ thống phù hợp với việc thực hiện, lên kế hoạch thời gian cho việc xây dựng và cuối cùng, thiết lập nhóm sử dụng nước nhằm bảo dưỡng các bể nước.

LÊN KẾ HOẠCH ĐƯA GIỚI VÀO DỰ ÁN

Dự án đã được khởi động sau khi có nghiên cứu tiền khả thi về tình trạng kinh tế xã hội của cộng đồng do ETPA tiến hành. Hầu hết phụ nữ và nam giới được tham vấn về các vấn đề và đưa ra những vấn đề mà họ quan tâm. Đặc biệt, những quan tâm về nguồn nước và vấn đề vệ sinh được đưa ra. ETPA sau đó đã đệ trình một đề xuất lên ngân hàng ADB, ETPA đã quay lại làm việc với cộng đồng.

Tại cuộc họp với nam giới và phụ nữở cộng đồng, ETPA đã chia sẻ những phát hiện và đề suất của họ. Họ hỏi cộng đồng về việc tham gia. Do phụ nữ là những người sử dụng nước, những người phụ nữ cảm thấy thoái mái khi chia sẻ những vấn đề của mình. Mục đích của những cuộc họp này là bầu ra một nhóm làm việc của cộng đồng thông qua việc bầu cử và quyết định với cộng đồng, việc đóng góp hàng tháng về lao động và tiền cho việc duy trì bảo dưỡng. Những sự đóng góp này có cân nhắc việc phân công lao động theo giới và khả năng thu nhập thực sự của các hộ gia đình. Những cuộc họp này được một chuyên gia giới từ Sở vệ sinh và cung cấp nước, những người giúp đỡ cộng đồng để vượt qua những khó khăn làm cho phụ nữở trong tình trạng bất lợi.

ĐÀO TẠO TẬP HUẤN

Một vài cuộc tập huấn đào tạo đã được cung cấp trong một năm. Các cuộc tập huấn được thực hiện bằng tiếng địa phương, ngôn ngữ của Los Palos và không phải là tiếng quốc gia Tetum. Những tài liệu tập huấn cụ thể cũng được in ấn bằng tiếng địa phương, những tài liệu này về các vấn đề sức khỏe và vệ sinh bể nước. Các tài liệu này được phân phát ở nhiều địa điểm trong cộng đồng và gần bể nước dưới dạng poster.

Các cuộc tập huấn đều được tổ chức trước cho những thành viên được cộng đồng bầu cử ra trong nhóm làm việc. Họ được đào tạo về việc lãnh đạo trong cộng đồng, những yếu tố kĩ thuật của

31 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

việc bảo dưỡng bể nước. Vấn đề giới cũng được lồng ghép bằng chủđề làm sao để tăng sự bình đẳng trong việc hưởng các lợi ích từ phát triển cộng đồng.

Sau khi nhóm cộng đồng được đào tạo tập huấn, họ sẽđiều khiển các cuộc họp trong cộng đồng với ETPA. Do đó, những bối về cộng đồng Malahara không bị bỏ qua khi xây dựng dự án. Cộng đồng đã xem xét việc đóng góp của các thành viên dựa vào công việc hàng ngày và công việc theo đợt.

Sau khi tập huấn, mục đích của dự án là làm việc với nhóm làm việc cộng đồng để tạo nên một hệ thống giám sát và cùng giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra. Một cuộc tập huấn rất chi tiết sau đó về việc giải quyết các vấn đề giới và sức khỏe đã được tiến hành. Phụ nữ cũng được đào tạo để hướng dẫn cộng đồng về sức khỏe. Điều này rất hiệu quả vì nhiệm vụ này ở Timo thường được tiến hành bởi phụ nữ . Phụ nữ như những người giáo dục sức khỏe nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những vai trò truyền thống của họ và nâng cao địa vị và tiếng nói của họ trong cộng đồng.

Sau khi giai đoạn đào tạo tập huấn của dự án kết thúc, việc xây dựng đều sử dụng đến nhân lực địa phương, sử dụng đất và đá, đá được người cộng đồng đập vỡđể làm gạch. Cả phụ nữ và nam giới đều đóng góp vào lao động. Các công cụ kĩ thuật như là bể nước, ống và những vật liệu khác được mua từ nguồn tài trợ bên ngoài. ETPA đã giám sát toàn bộ quá trình. Khi bể nước được xây dựng, cộng đồng cũng được đào tạo trong việc bảo dưỡng và duy trì bể nước và ống nước. Chỉ sớm sau khi thực hiện, dự án đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng. Đó là một ví dụ tuyệt vời chỉ ra việc cộng đồng có thể trao quyền cho phụ nữ nhằm mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, đặc biệt cho phụ nữ. Dự án không chỉ đóng góp vào việc cải thiện kĩ thuật của việc cung cấp nước mà còn bao gồm cả năng lực vì phụ nữ và nam giới đều được học những kĩ năng mới. Những kĩ năng này có thể sử dụng được trong nhiều lĩnh vực nhằm tăng cơ hội về việc làm trong nhiều lĩnh vực.

Phụ nữ thường có ít tiếp cận đến nền giáo dục chính thống, mặc dù điều này đang thay đổi do việc miễn phí tiền học. Họđã được hưởng lợi lớn và sử dụng được những kĩ năng quản lý hành chính và kĩ năng lãnh đạo và tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận nước và gây dựng những kinh doanh nhỏ. Những kình doanh này là việc bán hoa quả từ vườn của họ tại chợđịa phương chuyển thành các sản phẩm khác. Sựđóng góp nhiều hơn về kinh tế của phụ nữ cũng cho họ vai trò lớn hơn trong việc đưa ra các quyết định trong gia đình, và điều này mở rộng ra đến cấp độ cộng đồng, trong đó có cả việc tăng việc chấp nhận họ là những người sử dụng nước. Mặc dù phụ nữ ở Đông Timo một cách truyền thống đã được tham gia vào chăm sóc sức khỏe địa phương khi và quản lý gia đình, năng lực và sự hiểu biết của họ đã trở thành bệ phóng cho việc trao quyền.

Cộng đồng cũng được khuyến khích để phát triển dự án vì nó có lợi cho cuộc sống của họ vì tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí hàng tháng trong đó có cả chi phí đi lại do việc vận chuyển

32 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

nước. Đây cũng là tiềm năng cho việc tăng du lịch. Những kết quả này đã có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp và cho phép mọi người tham gia và cải thiện cộng đồng của họ khi họ nhìn thấy những lợi ích. Họ cũng chịu trách nhiệm và có thểđịnh hướng sự phát triển của cộng đồng mình.

NHỮNG THÁCH THỨC KHI ĐƯA VẤN ĐỀ GIỚI VÀO DỰ ÁN

Dự án không thể không có những khó khăn của nó. Sau khi 24 năm bị thống trị, Đông Timo đang vật lộn với sự phát triển của mình. Cuộc chiến này là do việc thiếu nguồn nhân lực và tài chính. Trong nhiều dự án ở Indonesia, bao gồm những dự án cung cấp nước và vệ sinh, đều phải trả tiền cho chính phủ Indonesia, người đã đầu tư vào Đông Timo. Do đó, dự án trao quyền cho cộng đồng mà không buộc họ trả tiền hoặc sự hỗ trợ của chính phủ là một khái niệm mới. Người dân Đông Timo, nơi một quốc gia nghèo nhất châu Á cũng phải đối mặt với nghèo đói. Những người ở cộng đồng cũng phải đối mặt với những áp lực từ cuộc sống hàng ngày. Do đó việc thuyết phục mọi người tham gia vào hoạt động dự án mà không mang lại lợi ích tiền bạc là khó khăn. ETPA cũng học được một điều rằng giáo dục, tập huấn và tham gia vào từng bước của quá trình dự án sẽ giúp vượt qua những khó khăn.

Một cách truyền thống, phụ nữ không nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo trong cơ quan chính phủ. Phụ nữ bản thân họ rất rè rặt trong việc đảm nhiệm những vai trò mới, mặc dù họ là những người sử dụng nước chính. Phụ nữ bây giờ đã tự tin hơn, đặc biệt sau khi được đào tạo và có kinh nghiệm với dự án, và tích cực nâng cao năng lực cho họ thông qua việc tham gia và lãnh đạo không chỉ trong vai trò truyền thống của họ và cả trong cộng đồng.

Dự án được bền vững không chỉ đòi hỏi việc đầu tư một lần từ nguồn lực bên ngoài. Tổ chức EPTA không có nhiều nguồn tài chính hay nhân lực cho việc duy trì dự án hay giám sát và điều này phải được thực hiện bởi cộng đồng. Dự án sẽ tiếp tục làm việc nếu cộng đồng tiếp tục làm việc. Và lợi ích được tăng lên cho cộng đồng và cá nhân cho đến nay đã la một nguồn động viên lớn. Nó cũng đưa ra một tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển và có thể được kiểm soát bởi cộng đồng. Phụ nữ và nam giới thường nhận ra năng lực của cá nhân trong cộng đồng, không kể đến giới tính của họ, để kiểm soát và cải thiện cuộc sống của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ADB (2002) Hỗ trợ ADB 8185 ETM giai đoạn 1: Dự án tái thiết lại cung cấp nước và vệ sinh. Hỗ trợ cho việc chuẩn bị cung cấp nước và vệ sinh của kế hoạch phát triển xã hội: Kế hoạch năm năm về phát triển nước và vệ sinh. Chuẩn bị bởi Mike Ponsoby – Chuyên gia cố vấn, Tháng 4 2002.

33 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

ADB (2003) Hỗ trợ ADB 8189 – ETM giai đoạn2: Dự án thái thiết lại cung cấp nước và vê sinh. Tham vấn dịch vụ để cải thiện việc quản lý và vận hành của Sevico das Aguas e Saneomento (SAS), Hệ thống thoát nước đô thị và dịch vụ nước thải. Tháng 3 2003

Chính phủĐông Timo (2001) Kế hoạch vệ sinh của Đông Timo, được hỗ trợ bởi de Potugal and DENRA Estudos e Projectos se Saneamento Ida. 4 tháng 7

CÂU HỎI

1) Giải thích vai trò của phụ nữ được sử dụng trong dự án này theo một cách nhạy cảm giới như thế nào?

2) Giải thích tại sao dự án cho phép phụ nữ tham gia để thay đổi vị trí của họ trong gia đình và cộng đồng.

3) Đâu là những thách thức trong việc đưa giới vào một dự án nước và vệ sinh?

34 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 29 - 34)