21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
KHÔNG CÒN RÁC THẢ
Maureen C Pagadoan Romano Atono V Wamil
Việc tăng nhanh dân sốđô thị ở Philippine ước chừng khoảng 1.2 đến 2 triệu người hàng năm, điều này đi đôi với việc tăng lượng rác thải cho khu vực đô thị. Uỷ ban quản lý rác thải rắn quốc gia ước tính một người dân Philippine đã tạo ta một lượng rác hàng ngày tưd 0.3 đến 0.7 kg (Borja, 2006). Báo cáo cũng chỉ ra vào năm 2003, cả nước đã thu được 27.397 tấn rác của rác thải sử dụng hàng ngày và lượng rác này bổ sung vào lượng rác thải các loại của cả nước là 10 triệu tấn. Ở cấp chính sách, thực tế này đã được nhấn mạnh bởi Luật quản lý rác thải rắn sinh thái, luật này đã đưa ra khuôn khổ cho việc thực hiện các chương trình quản lý chất thải rắn trong nước.
Manila, thủ đô của Philippine, nơi là nhà của gần một phần tám dân số Philippine. Nghèo đói nghiêm trọng ở nông thôn đã lẫn đến việc đi dân với số lượng lớn từ nông thôn ra thành thị. Các báo cáo của dự án ADB đã ghi lại rằng đến khoảng 2010, dân số đô thị ở Philippine sẽ là 60% dân số. Chính quyền thành phố Manila đã nhận ra vấn đề rác thải gia đình, buôn bán và công nghiệp trên thành phố đã tạo nên một thách thức đối với sự sống còn của nền kinh tế và môi trường ở thành phố.
Việc thu lượm rác thải rắn và rác luôn được xem như là nhiệm cụ của cơ quan hành chính địa phương như là một vấn đề chính được quan tâm trong nhiều năm qua. Sự thực đó là khi dân số của thành phố tăng lên, vấn đề quản lý rác thải cũng tăng theo,... việc quản lý rác thải trong thành phốđã là một vấn đềđược quan tâm nhiều nhất và trở thành một cấu phần không thể bỏ qua được của sự phát triển (Chính quyền thành phố Manila)
Sông Pariga là con sông ô nhiễm nhất ở Philippine, nó nối dài 25 km từ Laguna de bay (hồ nước ngọt) và vịnh Manila. Con sông này chảy thông qua bốn thị trấn và năm thành phố. Manila là một trong năm thành phốđó. Trước khi sự ô nhiễm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều sinh vật dưới biển, sông Parig đã là nơi cư chú của 25 loại cá và 13 loại thực vật nước. Ngày nay chỉ có 6 loại cá và 2 loại thực vật nước còn sinh sống được trong nguồn nước bị ô nhiễm và tình trạng này là không thể thay đổi được (WHO/UNEP, 1997).
Uỷ ban phục hồi chức năng của Parag, một tổ chức được thành lập nhằm thực hiện và quản lý các dự án phục hồi chức năng cho sông Parag, nhấn mạnh rằng không chỉ bị ô nhiễm do rác thải
48 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
công nghiệp mà cong do rác thải của các hộ gia đình vứt trực tiếp xuống sông của những người dân sống gần sông hoặc khu vực dân định cư. Các làng hay phường dọc sông Pasig là những người sẽ tham gia vào cơ chế quản lý rác thải để phục hồi sông. Những người dân sống dọc hai bên bờ sông đã than phiền về mùi hôi thối từ sông bốc lên và họ cũng thường xuyên lo lắng về những bệnh dịch do nước ô nhiễm ở hồ gây ra, sự hôi thối và việc vứt rác thải bừa bãi xuống hồ. GIẢM RÁC THẢI: Bawas Basura sa Barangay
Đáp lại sự kêu gọi cho việc thực hiện việc quản lý rác thải ở cấp huyện, tổ chức Pilipnas Shell Foundation (PSFI) đã phối hợp với các cán bộ địa phương ở Barangays 833 và 834 ở Quận VI của thành phố Manila và được thực hiện trong dự án Triple B hay Bawas sa Barangay (Giảm rác thải ở Barangay) năm 2001.
Barangay 833 và 834 có khoảng 960 hộ gia đình, chủ yếu họ là những người có thu nhập thấp. Một cuộc khảo sát được PSFI thực hiện trong năm 2001 chỉ ra rằng 60% những hộ gia đình ở đây có thu nhập khoảng 6.000 Php (khoảng123 USD) một tháng từ các hoạt động việc làm chính thức và không chính thức như là những người lao động hợp đồng từ các công việc liên quan đến lắp đặt xăng dầu hay tại các kho chứa hàng của Shell, Petron, và Caltex, việc buôn bán nhỏ ven đường và những doanh nghiệp vi mô. Một vài người nam giới lái xe thồ, xe ba bánh, hay xe zíp, trong khi đó phụ nữ thường ở nhà làm nội trợ, các công việc tái sản xuất cho gia đình trong đó bao gồm cả công việc dọn dẹp và vứt rác. Trong một cuộc phỏng vấn với một vài phụ nữđịa phương, một phát hiện là phụ nữở trong khu vực này còn làm thêm dịch vụ giặt là cho sinh viên và cán bộ trong trong khu vực nhà ởở khu dân cư.
Jessi Cruz, 48 tuổi, một phụ nữđịa phương, là cán bộ phụ trách dự án Triple B, đã nói rằng trước khi thực hiện dự án, rác không được thu lượm tràn ngập trên phố và ngoài cửa của các hộ gia đình. Lượng rác thải nảy đã làm tắc hệ thống thoát nước mưa và chúng được vứt một cách bừa bãi xuống sông. Người dân thường để lẫn các loại rác thải vào túi ni lông và để những túi này trước cửa gia đình họ hoặc để ởđâu đó và giả định rằng người nhặt rác sẽ thu lượm những rác thải này. Nhưng thực tế, điều này đã gây nên việc rác thải được vứt bừa bãi và tạo nên mùi hôi thối trên phố.
1. Thu lượm: Rác phân loại được thu thập từ các gia đình. Việc thu lượm rác được thực hiện hàng ngày, thông thường vào buổi sáng.
2. Tiến hành một cách hợp lý và phục hồi: Rác thải được thu lượm được mang đến các thiết bị Phục hồi chất liệu (MRF), ởđây sẽ tiến hành phân loại chi tiết hơn và những vật liệu tái sử dụng sẽđược giữ lại, làm sạch và đóng góp để bán.
49 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
cân lên và được tính thành kg.
4. Marketing: Các vật liệu tái sử dụng được bán cho những người thu lượm đồng nát hay người chuyên mua bán đồng nát với số lượng lớn.
Dự án Triple B đã khái niệm hóa và được thực hiện trong năm 2001 nhằm hỗ trợ địa phương trong việc thiết lập và quản lý hệ thống rác thải của chính họ. Nó cũng nhằm khuyến khích người dân thực hiện những nguyên tắc sạch sẽ và vứt rác đúng nơi quy định và phân chia đúng loại rác và điều này sẽ góp phần xây dựng môi trường sạch (Rosel, 2005). Triple B cũng có 3 hợp phần: Tập huấn kĩ thuật và xây dựng năng lực, thông tin và những chiến dịch giáo dục, cung cấp các thông tin về các loại thiết bị làm sạch. Cấu phần thứ ba của dự án sẽ cung cấp những cơ hội tạo thu nhập cho những người tham gia vào dự án khi họ tái sản xuất các vật liệu và bán cho những người thu lượm đồng nát để tái sử dụng.
PHỤ NỮ VÀ DỰ ÁN TRIPLE B
Trong dự án này, phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động. Dự án đã được mở rộng đến 5 phường của huyện, và đều do phụ nữ quản lý. Nhóm quản lý dự án đều là phụ nữ. Những người thu lượm rác đã gọi những người nam giới tự nhiên BIOMEN thực tế là những người phụ nữ tự nhiên BIOWOMEN vì thực tế 11 trong 14 người thu lượm rác là phụ nữ. Jessi đã ghi lại rằng mặc dù dự án không quá đặt sự tham gia của phụ nữ một cách quá nghiêm trọng trong việc thực hiện, nhưng điều này thực sự đã xảy ra thông qua các cuộc họp của cộng đồng và những phần giới thiệu dự án, khi phụ nữ đều chiếm phần đông trong những người tham gia. Khi dự án được bắt đầu và khi nhóm quản lý dự án được thành lập, phụ nữ đã tình nguyện và giả định rằng họ có trách nhiệm trong việc quản lý dự án. Cô ấy nghĩ đơn giản rằng đây là vấn đề quan tâm của nhiều bà mẹ. Cô ấy cũng nói rằng cơ hội cho việc có thêm nguồn thu nhập khoảng 600 Php (12.3USD) một tuần cũng rất thu hút phụ nữ, những người muốn có thêm thu nhập cho gia đình. Rosita Almazan, 59 tuổi, một người thu lượm rác nói rằng sự tham gia của cô trong dự án đã giúp cô có thêm được sự hỗ trợ kinh tế cho sáu đứa cháu ngoại của mình, vì con gái cô Susana đã góa chồng, và một người cháu trai của một người con gái khác của Rosita. Cô cũng tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình như là một thành viên của cộng đồng thông qua việc hướng dẫn hàng xóm của mình phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định.
Tôi tự hào là một người thu lượm rác vì nó không chỉ giúp đỡ những nhu cầu cơ bản của gia đình tôi mà tôi còn cảm thấy mình hữu ích hơn trong việc duy trì sự sạch sẽ của cộng đồng nơi tôi đang sinh sống (Rosita trong một bài báo “Meet Aling Rosita, Shell Balita, 200).
50 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
Ở cấp độ hộ gia đình, việc phân loại rác thải chủ yếu do các bà mẹ thực hiện hay những người phụ nữ khác trong gia đình. Trường học hoặc những cơ sở giáo dục và công nghiệ trong khu vực thực hiện dự án cũng thực hiện việc phân loại rác.
LÀM VIỆC VỚI RÁC THẢI
Ngay từ lúc bắt đầu, Jessi là thư kí của hội đồng phường cảm thấy không thoải mái về công việc của mình trong dự án Triple B bởi vì công việc của cô chủ yếu làm việc với rác thải, do đó rất bẩn thỉu và hôi. Bọn trẻ của cô ấy cũng cảm thấy xấu hổ khi cô là người thu lượm rác. Nhưng sau đó cô đã vượt qua cảm giác khó chịu do những lợi ích kinh tế từ việc thu lượm rác, việc phân loại rác và bán những vật liệu có thể tái sử dụng. Nam giới trong cộng đồng không tỏ ra thích thú với dự án lắm vì họ nghĩ làm công việc này là một sự xấu hổ, cô nói.
Khi tham gia vào công việc dự án, cô và những phụ nữ khác nhận ra rằng công việc hàng ngày của họ phải đối diện với rác thải và điều này cũng tạo nên những nguy cơ sức khỏe. Thậm chí có những vật dụng bảo vệ như mặt nạ, áo dài tay, quần, ủng và găng tay trong quá trình vận hành, họ vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ với các bệnh dịch. Do đó với dự án, với sựđề nghị của phụ nữ, ngoài việc trả lương dự án nên chi trả cho bảo hiểm y tế.
TĂNG TỐI ĐA GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO GIÁO DỤC
Xây dựng năng lực và giáo dục là hai cấu phần của dự án để tăng tối đa tiềm năng để lồng ghép những vấn đề giới trong cộng đồng. Đã có nhiều hoạt động hướng dẫn về quản lý môi trường và quản lý rác thải được cung cấp cho cộng đồng và cho nhóm quản lý và nhóm vận hành dự án trước và trong quá trình thực hiện dự án. Dựa vào những thực hành hiện thời, không có một hoạt động nào không được xem xét dưới góc độ giới. Cấu phần giáo dục và xây dựng năng lực của cộng đồng cũng được làm cho nhạy cảm và làm cho có trách nhiệm với những vấn đề giới trong việc quản lý rác thải rắn, đặc biệt trong việc nhấn mạnh những câu hỏi sau:
• Như đã nói ở trên, việc quản lý rác thải ở cấp độ gia đình và cộng đồng luôn là vấn đề quan tâm của phụ nữ. Đây là một khuôn mẫu. Vậy làm sao dự án không có rác thải ở cộng đồng nhận ra được điều này và có hành động để nhấn mạnh điều này thông qua việc giúp đỡ thúc đẩy phụ nữ trong việc quản lý rác thải như là một vấn đề nghiêm túc cho cộng đồng và không chỉ là vấn đề của phụ nữ?
• Ở cấp độ gia đình, làm sao việc phân loại rác trở thành thói quen của mọi thành viên trong gia đình và không phải chỉ là trách nhiệm của các bà mẹ?
Các cán bộ chương trình của PSFI nhận ra rằng họ cần nghiêm túc làm cho dự án Triple B trở nên nhạy cảm giới và có trách nhiệm với vấn đề giới do hầu hết những người tham gia vào dự án là phụ nữ. Họ cũng hiểu ra một thực tế là việc tham gia của phụ nữ trong việc quản lý và vận hành là điều ngẫu nhiên và không được kế hoạch cẩn thận trước đó. Hơn nữa, các hoạt động giáo
51 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
dục và xây dựng năng lực đã hướng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, và điều này cũng tạo nên gánh nặng cho phụ nữ do những trách nhiệm quản lý chất thải.
Jessi và Rosita đều cám ơn những lợi ích kinh tế của dự án mang lại, điều này cho phép họ có thể đóng góp tài chính cho gia đình mình. Tuy nhiên, họ cũng tự hào rằng họđã tạo nên được những sự thay đổi tích cực trong cộng đồng, đặc biệt trong việc quản lý sự sạch sẽ và khuyến khích các thành viên khác trong cộng đồng quan tâm hơn về yevấn đề quản lý rác thải và vứt rác đúng chỗ. Rosita cũng tự hào là người thu lượm rác, và có xu hướng khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia vào dự án. Họ cũng nhất trí rằng các hoạt động giáo dục và xây dựng năng lực là các chiến lược nhằm phát triển hơn nữa những tiềm năng của phụ nữ không chỉ với tư cách là những người thu lượm rác mà còn là những người giáo dục, vận động và lãnh đạo trong cộng đồng.
CÁC CÂU HỎI
1. Mặc dù phụ nữ tham gia một cách rộng rãi trong việc quản lý và vận hành dự án, dự án vẫn chưa được xem là có trách nhiệm giới, tại sao?
2. Những cách nào mà dự án đã giúp thay đổi vị trí của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng một cách tích cực và tiêu cực?
3. Dự án đã huy động được sự tham gia nhiều của phụ nữ, nam giới vẫn khoong thích thú với dự án vì họ thấy việc quản lý chất rắn là việc xấu hổ. Vậy bạn nghĩ dự án nên làm gì để nam giới tham gia vào nhiều hoạt động?
52 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể