21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
NƯỚC SẠCH MIỄN PHÍ CHO MỌI NGƯỜI CẦN CÓ SỰ HỢP TÁC: TRƯỜNG HỢP TẠI INDONESIA
TẠI INDONESIA
Anny andaryati
Nina được sinh ra và lớn lên ở Cippâgni, miền Bắc Bandung và cô tiếp tục sinh sống ởđây. Cô lập gia đình và là mẹ của ba đứa trẻ. Chồng cô làm việc cho một trường đại học ở địa phương. Sông Cikapundung chảy qua Cipaganti. Nina còn nhớ rằng khi cô còn bé, dòng sông lúc nào cũng đầy nước và sạch. Cô thường chơi ở sông. Có một dòng suối không xa lắm cách nhà cô và đó là nơi cung cấp nguồn nước ăn cho gia đình. Nina tiếp tục sử dụng nước ở dòng suối này cho chính gia đình của mình. Gia đình cô không phải mắc đường ống nước để lấy nước. Nhà cô có một phòng tắm và một buồng vệ sinh với một nhà xí nhỏ.
Trong những năm vừa qua, Nina nhận thấy sự xuống cấp của môi trường một cách rõ rệt. Cô không còn tiếp cận được với dòng suối nơi trước kia mẹ cô có thể lấy nước sạch cho sinh hoạt gia đình vì mảnh đất đó đã được chính phủ bán cho một trường đại học địa phương và những chủ đất tư nhân đã xây dựng nhà trên khu vực đó. Những người sở hữu đất mới đã sử dụng nước cho chính nhu cầu của bản thân họ, và chỉ có rác hay nước thừa là có ở cộng đồng. Nguồn nước này không phải lúc nào cũng uống được vì nó có màu vàng và chứa nhiều chất cặn. Do đó, cô phải trả 1.000 Rp (khoảng 0.12 USD) hàng ngày cho việc mua nước uống và nấu ăn cho gia đình. Cô mua nước của hàng xóm, người đã lắp đặt nước máy từ công ty cung cấp nước của chính phủ (PDAM). Bởi chồng cô là người có thu nhập ổn định nên gia đình Nina có vẻ khá giả hơn so với gia đình hàng xóm. Tuy nhiên, cô không thể chi trả cho nước máy vì tiền chi phí lắp đặt cao và tiền nước định kì hàng tháng. Trong 90 hộ gia đình trong khu vực cô sinh sống thì chỉ có 10 gia đình có nước máy từ công ty cung cấp nước của chính phủ.
Nina và gia đình của cô có phòng tắm trong gia đình và buồng vệ sinh nhưng họ vẫn muốn dùng phòng tắm và buồng vệ sinh của xã, cách nhà cô khoảnh 100m, gần với nhà thờ hồi giáo của cộng đồng. Cô ấy có thể giữ liên lạc với nhiều phụ nữ khác trong cộg đồng trong khi giặt quần áo và rửa chén bát.
Việc phân công lao động giữa Nina và chồng cô là theo kiểu truyền thống. Chồng cô là người trụ cột kinh tế trong gia đình, làm việc hàng ngày từ 8h sáng đến 5h chiều. Nina làm các công việc tái sản xuất trong gia đình như dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng và làm những nhiệm vụ chung như chăm sóc gia đình. Cô ấy cũng đưa bọn trẻđến trường và hướng dẫn chúng làm bài tập ở nhà. Một đứa đang học cấp II, một đứa đang học lớp một và một đứa vẫn chưa đủ tuổi đến trường.
26 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
Nhiệm vụở nhà của Nina nhiều hơn nhiều lần so với trung bình công việc của một phụ nữđô thị ở Indonesia: UNDP (2006) ước tính phụ nữở khu vực thành thị mất 6.38 giờđể hoàn thành công việc gia đình.
Nina đã nhận thấy rằng khu vực cô sinh sống trở nên đông dân cư hơn. Những người bạn thời thơấu của cô đều sinh sống ởđây và lập gia đình. Ngoài ra, còn có những người mới đến để tìm việc hay những cơ hội kinh tế ở Bandung, trung tâm của Tỉnh Đông Java. Bandung có nhiều cơ hội việc làm hơn nếu so sánh với những làng và thị trấn nhỏ trong khu vực. Tình trạng này được phải ánh trong thống kê dân sốở Bandung:
DÂN SỐỞ THÀNH PHỐ BANDUNG Phụ nữ năm 2000 17.675 Nam giới năm 2000 18.048 Tổng dân số năm 2000 35.723 Tổng dân số năm 2006 39.750 Tăng trưởng hàng năm 1.8%
Tổng số dân được xếp vào diện nghèo năm 2006 2.243 Tổng số dân được tiếp cận với nước sạch năm
2006
15.538 Nguồn: Cơ quan thống kê, Indonesia, 2000, 2006
ĐÔ THỊ HOÁ Ở BANDUNG
Bandung là điển hình cho sự đô thị hoá nhanh: thống kê UNDP chỉ ra rằng tổng dân số đô thị Indonesia năm 1975 là 19.3%, và đến năm 2004 đã lên đến 47%. Ngân hàng thế giới đã ước tính có khoảng 40% dân số của Indonesia sống trong các thành phố năm 2004 và ước chừng con số này sẽ tăng lên 60% ở năm 2025.
Việc tăng dân số, sự tăng trưởng của thành phố và phát triển công nghiệp đã tạo ra áp lực lên nguồn nước. Dòng sông nơi trước kia Nina tắm cho con mình thì nay cạn nước hơn nhiều và bẩn. Hệ thống thu rác và xử lý rác không đầy đủ, và hầu hết các hộ gia đình vứt rác thẳng xuống sông. Thiếu mạng lưới vệ sinh, nhiều gia đình phải phụ thuộc vào những bể chứa nước cá nhân hoặc vứt đồ rác rưởi thẳng xuống sông hoặc kênh mương. Ngân hàng thế giới đã báo cáo rằng chỉ có
27 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
khoảng 2 đến 3% người dân Banbung tiếp cận được đến hệ thống thoát nước đang vận hành (Worldbank, 2004).
Ở Inđonesia, không có một cơ quan cấp bộ nào chịu trách nhiệm về chính sách vệ sinh hoặc cơ quan được chỉ định để lãnh đạo các chương trình vận động vệ sinh cho quốc gia. Trách nhiệm nằm ở chính quyền địa phương. Có ít hơn 10 thành phố ở Inđonesia có mạng lưới nước thải và mạng lưới này chỉ phục vụđược khoảng 1.3% dân sốđô thị. Thiếu các thiết bị vệ sinh cũng làm ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm và điều này dẫn đến các dịch bệnh địa phương và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá.
Các thống kê chỉ ra sự tăng lên các hộ gia đình ởĐông Java tiếp cận đến nước bơm/giếng/suối xa nhà họ khoảng 10m từ nơi ô nguồn ô nhiễm hay gần những khu vực đổ rác (nói cách khác, nước đó là an toàn) là khoảng 37.31% năm 2003 đến 37.46% năm 2005 (BPS, 2006). Tuy nhiên, thực tế cho Nina và hàng xóm của cô là những giếng nước địa phương lại cận kiệt, không có bơm, nguồn nước suối họ sử dụng trước kia nay không còn nữa và họ phải mua nước từ các hộ gia đình có tiếp cận được nguồn nước máy.
Trong khi Nina nhận thức được những tác động trực tiếp của việc tăng dân số, cô ấy cũng có những thông tin về việc giảm lượng nước cũng như chất lượng của nguồn nước. Công việc ở miền bắc của Bandung, nơi đã từng cung cấp nước cho cả thành phố đã không được chính phủ bảo vệ một cách hiệu quả. Nhiều khu vực ở Bandung đã được xây dựng thành khu ở cho người dân hoặc khu kinh doanh. Số liệu từ một tổ chức PCP địa phương đã chỉ ra rằng trong năm 2004, chỉ riêng diện tích ở cho dân cư thành phốđã tăng lên 4.000 hecta (từ 12914 lên đến 33025 ha), và diện tích đất cho khu công nghiệp tăng lên 100 ha (từ 2356 lên 2478 ha).
DPKLTS cũng báo cáo rằng rừng cấp II xung quanh miền nam của Bandung cũng giảm từ 39349 ha năm 2001 xuống 5.54 ha năm 2007. Chính điều này đã tạo nên nhiều diện tích đất vào tháng 4 năm 2005.
LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CỦA PHỤ NỮ
Nina đã đến cuộc họp tổ chức bởi Palawa khi cô ấy biết Palawa và cộng đồng của cô sẽ thảo luận về vấn đề nước và vệ sinh. Cô ấy đã đưa ra những vấn đề khó khăn do không có nước sạch và vệ sinh với hàng xóm của mình hàng năm trời nhưng cũng không hề có một sự thay đổi nào. Khi cô ấy đến cuộc họp, cô ấy rất ngạc nhiên khi tiếng nói của cô ấy được lắng nghe. Cố ấy nói rằng thường xuyên trong cuộc họp cộng đồng, cô ấy ngồi cuối trong khi các ông chồng và những người nam giới khác nói lên những quan tâm của thảo luận về giải pháp. Trong cuộc họp này, cả nam và nữđã cùng thảo luận các vấn đề.
Điều đó chỉ ra rằng phụ nữ có vai trò tái sản xuất và là những người chăm sóc chính các thành viên trong gia đình đã mong muốn có được nguồn nước sạch gần gia đình họ nhằm giảm thời gian hàng giờ họ dùng đểđi lấy nước và nó sẽ giảm các chi phí trong việc mua nước. Nina cũng
28 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
thấy rằng, nam giới liên tục đưa ra ý kiến rằng phụ nữ chỉ nên tham gia trong việc chuẩn bịđồăn nhẹ trong cuộc họp, nhưng khi người điều hành cuộc họp mong muốn có sự tham gia đầy đủ của phụ nữ, cả cộng đồng đã thực sự có một cuộc họp tốt và các kết quả của việc thảo luận đều tốt hơn khi những người sử dụng nước chính có tiếng nói của họ về nhu cầu và những mong muốn của họ.
Palawa là một tổ chức phi chính phủ địa phương ở Bandung. Họ đã có kinh nghiệm làm việc trong việc phát triển cộng đồng và vấn đề môi trường trong vòng hai năm qua. Chủ tịch và phó chủ tíchh của Palawa đã từng tham gia các tập huấn về lồng ghép giới và bình đẳng giới. Họđã đảm bảo việc phụ nữ tham gia một cách tích cực trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Palawa (2004-6) Nghiên cứu hành động chinh về phát triển các lý thuyết về dịch vụ cơ bản về
nước và vệ sinh, Palawa, Indonesia
Ngân hàng thế giới (2004). Chứng minh một khủng hoảng hệ thống cơ sở hạ tầng: Khung chính sách và hành động. Ngân hàng thế giới, Indonesia.
UNDP (2006). Chỉ số phát triển con người. UNDP, New York CÂU HỎI
1. Những tác động về giới từ việc chính phủ bán đất?
2. So sánh và tương phản vai trò của phụ nữ và nam giới trong cuộc họp được tổ chức thường kì, và những cuộc họp do Palawa tổ chức. Từ trường hợp cụ thể này và kinh nghiệm của bạn, chúng ta có thể khuyến khích phụ nữ nghèo đưa ra ý kiến của mình ở những nơi công cộng như thế nào?
29 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể