21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
VẬN ĐỘNG CHO QUYỀN CÓ NƯỚC
Maureen C Pagaduan và Romano Antonio V Wamil
Trong suốt những năm 1990, hầu hết cộng đồng ở Metro Manila bị ảnh hưởng lớn do khủng hoảng nước. Chính phủ Philippine đã ước chừng khoảng 26% dân số của Metro Manila có được nước 24/24. Ở một vài khu vực, chỉ có nước khoảng 17h trong ngày, nhưng việc ít nước cũng dẫn đến việc ô nhiễm đường ống nước và do đó làm cho nước không an toàn cho việc sử dụng. Các dịch vụ rác cũng là một vấn đề chính vì chỉ có 8% dân sốở Metro Manila được sử dụng dịch vụ.
Tình trạng này đã dẫn đến Đạo luật về khủng hoảng nước năm 1995 mà qua đó cho phép việc tư nhân hóa nguồn nước. Chỉnh phủ báo cáo rằng việc tư nhân hóa dịch vụ nữđã tạo ra việc tạo dựng lại hệ thống cung cấp nước. Từ năm 1997, số hộ gia đình đã tăng từ 26% đến 95% ở Metro Manila.
Rõ ràng, việc tăng nhanh dân sốđã ảnh hưởng trực tiếp đến sự mới nổi của các cộng đồng dân cư thành thị nghèo, nơi những người dân cư chú không chính thức trên đất công cộng hoặc tư nhân. Cuộc điều tra dân số năm 2000 chỉ ra rằng 10.2 triệu người dân ở Metro Manila, trong đó 55% được xếp vào dạng dân đô thị nghèo. Là những người dân không chính thức, họ cũng bị loại trừ ra khỏi việc được cung cấp các dịch vụ cơ bản như nước. Những người dân này phải đến những nơi có nguồn nước cung cấp từ chính phủ, thường rất xa nhà của họ hay những nơi lấy nước bất hợp pháp từ nguồn của chính phủ. Áp lực về tái sản xuất cũng bao gồm cà việc đợi chờ, mang nước và bảo tồn nguồn nước quý giá. Điều này đã tạo ra một tác động lớn đến công việc tái xuất và thu nhập, sức khỏe của chính bản thân và gia đình của họ, cũng như sự tham gia của họ vào phát triển cộng đồng.
Nghèo đói như là bối cảnh và sự tư nhân hóa như là một công cụ chuyển đổi nước từ nguồn của chung thành tài sản mua bán, vấn đề an toàn nước nảy sinh như một vấn đề quan trọng giữa cộng đồng dân cư nghèo ở Philippine. Và nhiều các gia đình hơn thường tìm cách tiếp cận chui nguồn nước, và sức khỏe của họ bịđe dọa. Sở y tếđã báo cáo trong năm 1997 rằng hầu hết những bệnh liên quan đến xương ở cộng đồng người nghèo đó là việc ô nhiễm do nguồn nước không đủ và không an toàn.
SITIO PALANAS VÀ TÌNH TRẠNG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG VỆ SINH
Sitio Palanas là một trong những nơi định cư không chính thức ở Metro Manila. Khu vực này nằm ở xã VASTA ở thành phố Quezon với diện tích chỉ khoảng 1.9 ha. Mảnh đất này có khoảng 500 hộ gia đình sinh sống do chính phủ cấp. Số dân của Sito Palanas đã từng trải qua việc khủng hoảng nước. Mercy Donor, 48 tuổi, nhớ lại những gì đã trải qua trong suốt những năm 1980 khi nguồn cung cấp nước duy nhất trong khu vực là giếng khoan. Nước từ giếng khoan không phải
35 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
lúc nào cũng an toàn cho việc ăn uống do đó chỉ sử dụng cho việc tắm rửa, giặt giũ, dọn dẹp toalet và dọn nhà. Nước uống phải lấy từ một nguồn rất xa gia đình.
Khi người dân tổ chức thành một hội, họ có thể xây dựng một vòi nước ở khu vực thông qua dự án Patubig sa Barangay (nước cho các làng) của một công ty tư nhân về dịch vụ nước. Tuy nhiên việc tăng dân số cũng tạp nên những khó khăn cho người dân trong việc chỉ dựa vào những vòi nước công cộng. Điều này xảy ra khi Mercy phải dậy sớm từ lúc 3h sáng để xếp hàng lấy nước. Mâu thuẫn về nước giữa những người hàng xóm trở nên rất rõ ràng.
Vào năm 2001, Manila đã lắp đặt đường ống nước mà một nhóm người từ 4-5 người có thể nối trực tiếp với các đường ống cá nhân. Một dụng cụ chính cho từng nhóm được cung cấp để đo việc tiêu dùng hàng tháng. Từng hộ gia đình lại có một đồng hồđo nhỏ.
Mercy nhấn mạnh rằng việc cung cấp nước trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, vấn đề mới mà người dân phải đối mặt đó là họ không có khả năng chi trả chi phí cao từ tiền nước. Thậm chí việc lắp đặt đường ống cũng rất tốn kém. Trong trường hợp của Mercy, gia đình cô tiêu tốn khoảng 3000 Php (khoảng 61.5 USD) cho đường ống và tiền nước hàng tháng khoảng 800 Php (16.4 USD). Với cô và những người phụ nữ khác, những người thường phải quản lý ngân sách gia đình, điều này gây nên những áp lực kinh tế. Một vài người vợ làm nội trợở Sitio Palanas đã tham gia vào những công việc không chính thức như là bán rong hoặc giặt là để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khảo sát về tiêu dùng và thu nhập gia đình năm 2000 đã chỉ ra 23.7% việc tăng chi tiên cuae gia đình cho những khoản chi tiêu công cộng trong đó có tiền nước. Tỉnh cả nước thì sự tiêu tốn của gia đình cho nước khoảng 13.8 tỉ peso (2.8 triệu USD).
Gần đây, Mercy đã dừng việc lấy nước vì tiền nước của nhóm đã lên đến 10.000 Php (khoảng 205 USD). Năm hộ gia đình không thể có tiền để đủ trả cho khoản này. Và điều này khiến họ nghĩ rằng một số người dân có thểđã ăn cắp nguồn nước máy của họ, nhưng rốt cuộc, họ tìm ra rằng có những điểm bị gãy và lỗ thủng trên đường ống, và điều này gây nên việc nước bị rò rỉ ra ngoài. Vòi nước PVC không thể sử dụng lâu dài và có thể bị gẫy dễ dàng. Việc phát hiện đường ống được lắp đặt cẩu thả trên đường đi bộ, mọi người đã dẫm lên và điều này dẫn đến việc bị vỡ hay tạo nên các lỗ thủng.
Mercy và gia đình đã quay trở lại những ngày trước đó và phải đi lấy nước từ một nguồn công cộng. Sự khác biệt chính là họ đang phải trả 2 Php (0.04 USD) cho một thùng nước (5 galong) trong khi trước đó nước là miễn phí. Gia đình Merci phải mất khoảng 15 đến 20 Peso (0.03 USD) một ngày cho tiền nước, xấp xỉ khoảng 600 Php (12.3 USD) hàng tháng
Những bệnh liên quan đến nguồn nước như là ỉa chảy hoặc bệnh tả trở nên phổ biến. Nước bị nhiễm độc một cách dễ dàng vì khi đường ống bị gẫy, bụi bẩn và những chất độc khác có thể dễ dàng xâm nhập vào đường ống. Đường ống này không được sửa chữa mà càng trở nên hỏng hóc hơn và do được lắp đặt dọc theo hệ thống thóa nước hay cửa nước bị tắc, nơi thường rác của gia
36 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
đình thường dễ tìm thấy ở đó. Merci phải đun nước để đảm bảo rằng nước có thể uống nhưng điều này lại làm cho chi phí đun nấu tăng đáng kể. Cô ấy không sử dụng viên clo vì rất đắt. Một gia đình năm người chi được phép có một thùng chứa nước cho việc tắm rửa. Cô ấy lo lắng vì khi mùa hè đến việc tiêu thụ nước sẽ gấp đôi và giá cả sẽđắt đỏ. Để bảo tồn nguồn nước, cô ấy đã tái sử dụng nước đã được sử dụng cho việc giặt quần áo hoặc cho toalet. Đây cũng là những thực hành phổ biến của các gia đình trong cộng đồng.
PHỤ NỮ TẬP TRUNG ĐỂ VẬN ĐỘNG QUYỀN CÓ NƯỚC
Mercy cũng là một lãnh đạo của cộng đồng. Cô ấy là một thành viên của PIGLAS Kababaihan, một nhóm phụ nữđược thành lập ở các cộng đồng đô thị nghèo ở Metro Manila nhằm cải thiện năng lực của phụ nữ trong việc sáng kiến và quản lý các chương trình của cộng đồng về giáo dục, sức khỏe và nước. Mercy và những người phụ nữ khác của PIGLAS nhận ra rằng nghèo đói và vấn đề nước liên quan đến nhau. Họ tin tưởng rằng cần có một chiến lược toàn diện để nhấn mạnh đến nhu cầu nước và nhu cầu phát triển.
Nhóm cũng là một phần của mạng lưới vận đồng quyền có nước của con người thông qua chiến dịch Blue Drop được khởi xướng bởi Freedom từ Debt Coalition, một mạng lưới địa phương của các tổ chức PCP, các tổ chức của người dân, các nhà hoạt dộng đã vận động vấn đề này nhận mạnh vào vấn đề tư nhân hóa, đặc biejt là những dịch vụ cơ bản như nước.
FDC, thông qua chiến dịch Blue Drop đã bắt đầu việc tổ chức cho phụ nữ, nam giới, thanh niên và những bên liên quan khác tham gia vào các hoạt động. Mục đích đó là tạo nên một chiến dịch dựa vào cộng đồng chống lại việc tư nhân hóa dịch vụ nước. Chiến dịch này cũng dẫn chứng bình luận chung thứ 5 của Liên Hợp Quốc về Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, đã chỉ ra rằng quyền có nước là một trong những quyền cơ bản nhất của loài người (FDC, 2006). Những nhà tổ chức đã nhận ra phụ nữ trong công việc vận động về quyền có nước, vì nhu cầu nước cho gia đình vẫn thường được coi là trách nhiệm của người phụ nữ. Điều này thường được áp dụng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong một đánh giá về nghiên cứu tác động của Mạng lưới phụ nữ nông thôn quốc gia - Nhóm về nước (2003), đã chỉ ra rằng khi chương trình về nước được gắn vào nhu cầu và khả năng của phụ nữ, chương trình:
- giảm thời gian mà phụ nữ phải sử dụng cho việc lấy nước, và qua đó có nhiều thời gian cho họ trong công việc sản xuất.
- tạo cho phụ nữ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động khác (ví dụ như hoạt động tạo thu nhập), nhu cầu của các thành viên trong gia đình, hay sự thịnh vượng và nghỉ ngơi của chính gia đình họ).
- cho phép trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái đi đến trường bởi vì họ không cần phải đi lấy nước hay nguồn nước để chăn nuôi gia súc.
37 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
- Giúp giảm nguy cơ sức khỏe và những chi phí sức khỏe.
- Trao quyền cho phụ nữ (VD như khi các hoạt động dự án được liên kết vớ các hoạt động nguồn lực sản xuất như là tín dụng…)
Mercy và những phụ nữ khác ở những cộng đồng đô thị nghèo đô thị đều trải qua các cuộc tập huấn để hiểu thêm và phân tích được trình trạng nước hiện thời của họ. Nhm phụ nữ ở Sitio Palanas, cùng ới một nhóm khác ở PIGLAS kalabaihan đã tham gia tích cực vào những hoạt động phản kháng, đối thoại và công việc liên minh.
Đại diện từ các tổ chức đô thị nghèo cũng thảo luận về vấn đề nước với các cán bộ và địa diện của các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ nước Manila Water. Các cuộc đối thoại và tham vấn cũng được tổ chức với chính quyền thành phố. Đào tạo và tập huấn như là chiến dịch vận động bao gồm việc nâng cao nhận thức về quyền sử dụng nước và cộng đồng, phát triển lãnh đạo, nâng cao năng lực về mặt xây dựng những kế hoạch cơ bản, chiến lược và tổ chức cộng đồng. Sau cuộc họp, các cuộc thảo luận về giáo dục hay động viên việc phản kháng, Mercy cũng chia sẻ việc học hỏi của cô với hàng xóm của mình, hi vọng rằng có thểđộng viên họ tham gia vào tổ chức và vận động cho chính họ. Tuy nhiên, những nỗ lực của cô vẫn chưa thành công. “Tôi nói với những người hàng xóm của tôi rằng sẽ tốt hơn nếu tất cả người dân của Sitio Palanas được tổ chức và cùng hiệp lực trong việc nói chuyện với chính quyền để thảo luận các vấn đề về nước. Những họ luôn lấy cớ cáo lui cho việc không tham gia của mình. Họ cũng quan tâm đến vấn đề nhưng vẫn xin lỗi vì họ có những việc khác để làm.
PHỤ NỮ, NƯỚC VÀ CÔNG NGHỆ
Mercy không coi vai trò của mình như là một người làm công nghệ. Tuy nhiên, rõ ràng cô âý không chỉđơn thuần là một người sử dụng vì với những gì mà cô ấy có như kiến thức, nhận thức và kĩ năng về những vấn đề kiến thức như giữ nước sạch và an toàn để ăn uống, làm sao đễ dễ tiếp cận với nước, giám sát việc sử dụng nước, và cải thiện hệ thống thoát nước mưa và hệ thống rác trong cộng đồng . Đây là những công nghệ mà phụ nữở cộng đồng cô biết để giải quyết các công việc thường ngày trong gia đình.
Cô ấy cũng nhấn mạnh rằng rất phổ biến việc phụ nữ giữ lại các hóa đơn tiền nước và giám sát việc tiêu thụ nước. Phụ nữ cũng thường lo lắng nếu đứa trẻ bịốm, hoặc đi chảy do nguồn nước bị ô nhiễm, do đó cô ấy thường đun nước hay xử lý nước để làm cho nước an toàn và sạch. Trong những những công nghệ hay những công nghệ cao thường phức tạp, thì một điều quant rọng là đảm bảo việc sức khỏe và sự an toàn cho gia đình và cộng đồng.
Khả năng của họ trong việc thực hiện những công nghệđược học về những nhu cầu trực tiếp như việc cách thức sử dụng nước. quản lý và bảo toàn đã mở ra khả năng cho việc mở rộng sự tham gia hay những công nghệ về nước tiên tiến như bơm, các thiết bị xử lý nước hay chất hóa học, và
38 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
việc lắp đặt đường ống. Trao quyền cho phụ nữ trong cộng đồng không chỉ giới hạn trong việc làm cho họ tham gia vào những việc ra quyết định về việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực nhưng còn phải làm cho họ có khả năng sử dụng các công nghệ phù hợp đểđáp ứng nhu cầu của họ, hướng tới giải quyết vấn đề của họ và tăng cơ hội cho việc sản xuất và sự phát triển của cá nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Calas, A. Jacino, J. (2007). Báo cáo đi thực tế giữa kì: chương trình hướng dẫn thực đia, Ban phát triển cộng đồng, CSWCD, Đại học Philippine, Diliman, Thành phố Quezon.
Freedom from Debt Coalition (2006) CÂU HỎI
1. Sự tư nhân hoá là một công cụ nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nước cho mọi người. Điều này có thành công ở Metro Manila? Tại sao? Có sự khác biệt giới trong việc mọi người đã bịảnh hưởng như thế nào do việc tư nhân hoá nguồn cung cấp nước?
2. Giải thích các chiến lược của phụ nữ trong việc quản lý nước ở những khu nhà ổ chuột ở Metro Manila.
3. Bạn nghic thế nào về sự tham gia của phụ nữ trong việc ra quyết định liên quan đến các dịch vụ sử dụng nước sẽ thay đổi nếu phụ nữđược nhìn nhận như là những người biết công nghệ hơn là người sử dụng nước.
39 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể