GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 44 - 47)

21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI SẢN XUẤT

Anny Andrayati

Tangerang là một thành phốở Banten, Indonessia. Nó nằm ở phía tây của Jakara khoảng 20 km. Đây là một tung tâm đô thị lớn thứ hai ở vùng Takarta-Bongor-Tangerang-Bakesi (Jabotabek), sau Jakarta. Khu vực này rộng khoảng 164.54km vuông với số dân 1.487.000 (thống kê BPS, 2003). Trong những năm gần đây, việc mở rộng đô thị của Jakarta đã ảnh hưởng dến Tangerang, và kết quả, nhiều cư dân đã đến Jakarta làm việc và ngược lại. Rất nhiều khu dân cư dành cho tầng lớp cao và trung lưu đã được xây dựng ở Tangergang, hoàn thiện các khu buôn bán, các trường học tư và những trung tâm dịch vụ. Cùng lúc, gần với sân bay và bến cảng quốc tế, thành phố cũng đã thu hút được những khu thương mại nhỏ, những người di cư nghèo những người thường sống trong khu ổ chuột. Với những người này, những dịch vụ cơ bản như nước, vệ sinh, sức khoẻ và quản lý rác thảo là không tồn tại.

Với sự hỗ trợ từ USAID, CARE quốc tế Indonesia đã thực hiện một dự án tên là “Quản lý tốt hơn để làm tăng sức sống cho môi trường đô thị và cải thiện sức khoẻ và mẹ và trẻ em và dinh dưỡng (BERSIH)”. Chương trình khởi động vào tháng 10 năm 2004 với mục tiêu làm giảm tỉ lệ thiếu dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai và người mẹ đang cho con bú. Trong năm 2005, chương trình đã thực hiện ở 6 vùng đô thị (kelurahan) ở thành phố và huyện của Tangarang, và trong năm 2006, nó đã mở rộng ra ở 16 vùng ô thị xung quanh. Hiện chương trình đã thực hiện ở 20 khu vực.

Nhóm mục tiêu bao gồm phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai. Dự án được chia thành ba cấu phần: 1) cải thiện sức khoẻ môi trường và vệ sinh – làm việc với các cộng đồng để cải thiện cơ sở hạ tầng về sức khoẻ môi trường (như toalet, hệ thống thoát nước, hệ thống nước thải…) và đào tạo các thành viên cộng đồng về sức khoẻ nhằm thay đổi hành vi của họ, 2) dinh dưỡng của cộng đồng và 3) cung cấp các dịch vụ sức khoẻ.

LẮNG NGHE TIẾNG NÓI PHỤ NỮ

Trong năm 2005, dự án đã tiến hành một nghiên cứu số liệu ban đầu với 994 người tham gia, đây là một phần trong nhóm hưởng lợi của dự án CARE (những người có con nhưng cân nặng không đạt tiêu chuẩn, hay những người đang cho con bú trong thời điểm khảo sát).

Hơn 50% người được hỏi đã trả lời rằng họđã vứt bỏ rác thải trong gia đình ra những nơi ngoài trời, 25% nói rằng việc vứt rác linh tinh là thỉnh thoảng, trong khi 30% nói rằng rác được vứt ra ngoài trời gần nhà của họ. 40% người được hỏi thường đốt rác. Nghiên cứu số liệu ban đầu cho thấy 38% người dân ở khu vựcs hàng xóm cạnh vùng mục tiêu đã hoàn toàn bảo dưỡng và hoạt

45 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

động hệ thống quản lý rác thải. Họ cũng nhận thức được về mối quan hệ giữa việc vứt rác không đúng chỗ và những bằng chứng của bệnh dịch nhue việc ỉa chảy hoặc sốt huyết.

Cách tiếp cận cụ thể của CARE đến cộng đồng được thông qua một nhóm lãnh đạo địa phương và các trung tâm sức khoẻ. Các nhân viên dự án đã tiến hành một đánh giá có sự tham gia để đánh dấu khu vực và đánh giá sự sẵn sàng của cộng đồng trong việc tham gia vào chương trình. Một kế hoạch hành động đã được xây dựng bởi CARE, lãnh đạo địa phương và cộng đồng, và điều này đã dẫn đến việc xây dựng “Uỷ ban hành động vì sức khoẻ cộng đồng” (mỗi một uỷ ban của một vùng có tên riêng) và nhất trí rằng các thiết bị cần thiết phải được xây dựng, địa điểm của các điểm thu rác và cung cấp những diễn đàn nhàm có một tiếng nói chung và thoả thuận chung về các hành động từ các bên liên quan trong việc quản lý rác thải rắn. Kết quả của các đánh giá có sự tham gia và các hoạt động lên kế hoạch được thực hiện với cộng đồng, chỉ ra rằng người dân rất quan tâm và hỗ trợ cho các hoạt động cho dinh dưỡng của trẻ em và sức khoẻ công cộng. Đặc biệt đã có sự kết nối với môi trường sức khoẻ và vệ sinh, cộng đồng đã xác định đợc việc thiết toalet, hệ thống thoát nước nghèo nàn, hệ thống thoát nước thải yếu kém như là những ưu tiên cần tập trung.

Số lượng các thành viên cộng đồng được CARE đào tạo năm 2005-2006 Người tham gia Tên tập huấn

Nam giới Phụ nữ

Ỉa chảy (nguyên nhân và cách phòng chánh) 3308 6757

Sức khoẻ môi trường 198 554

Vệ sinh cá nhân 1049 838

Quản lý các nhà vệ sinh công cộng 444 832

Quản lý việc đổ chất thải rắn 1842 2155

Tập huấn cho người đào tạo TOT/kĩ năng hoạt náo

15 15

Trong các cuộc gặp gỡ của cộng đồng, chủ yếu là phụ nữ tham gia, họ thường đưa ra những lo lắng của mình về rác thải và những bệnh dịch cho gia đình họ. Các cuộc gặp gỡđược thực hiện nhằm xem xét thời gian có thể tham gia họp của phụ nữ và nam giới vì đa số nam giới đi làm trong các nhà máy hoặc làm lái xe trong thời gian dài. Sau một quá trình gặp gỡ tích cực giữa những người hỗ trợ cộng đồng và cộng đồng về quản lý chất thải rắn, cộng đồng đã quyết định tiến hành việc dọn vệ sinh thường xuyên và quản lý rác thải của hộ gia đình.

GIẢM THIỂU SỬ DỤNG, TÁI SỬ DỤNG VÀ TÁI SẢN XUẤT

Việc quản lý rác liên quan nhiều khái niệm liên quan đến việc giảm thiểu sử dụng, tái sử dụng và tái sản xuất. Từng hộ gia đình có hai thùng rác, một cho rác thải khô và một thùng cho rác thải ướt. Rác thải khô được các hộ gia đình thu lượm lại cho mục đích tái sản xuất và tái sử dụng. Rác thải ướt được những người thu lượm rác thu lại. Cộng đồng nhất trí đóng góp 0.30 USD/hộ

46 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

gia đình. Số tiền này được sử dụng để trả tiền cho người thu lượm rác. Cuối cùng,cộng đồng cũng được đào tạo đểđo lượng rác của họ và giám sát những thành công của những nỗ lực giảm thiểu rác.

Cộng đồng cũng bán các rác khô như là vỏ chai nước, hộp các tông hay hộp xà phòng cho những người thu lượm rác. Tiền thu được họ thường đổi lấy các vật dụng gia đình như cốc hay đĩa. Rác thải ướt được thu lượm hàng ngày và được mang đến khu đổ rác của địa phương, ởđây cũng tập trung rác của nhiều điểm thu gom rác trong địa phương. Ô tô chở rác cũng được CARE cung cấp để hỗ trợ hệ thống này. Cùng với CARE, cộng đồng đã tiếp cận chính quyền địa phương để có lịch đến trở rác ở những điểm chính dọc theo đường chính đến nơi đổ rác của thành phố Tangerang.

Đểđảm bảo sự bền vững của dự án và tăng cường năng lực cho những người vận hành máy móc, CARE đã tiến hành những cuộc đào tào chính thức và không chính thức. Các cuộc tập huấn này được thực hiện bởi cán bộ của CARE hoặc những tổ chức nhà nước. Đến cuổi năm 2006, đã có 6856 nam giới và 10901 phụ nữđược tham gia vào những tập huấn của dự án.

47 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 44 - 47)