21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
GIẢ MÔ NHIỄM KHÍ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ
Vũ Phương Ly
Cải cách kinh tế Việt Nam được thực hiện từ năm 1986 đã thay đổi nền kinh tế. Việc phát triển kinh tế nhanh ở cả hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp đã đóng góp vào hơn 50% GDP của đất nước (NEA/WB/DANIDA, 2002). Phụ nữ, những người đóng góp hơn 40% lực lượng lao động trong ngành công nghiệp, là vô cùng quan trọng co sự phát triển của đất nước. Trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Hồ Chí Minh và khu vực ngoại thành đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, những ảnh hưởng môi trường từ sự tăng trưởng này đã không được quan tâm và do đó, đây là một trong những thành phố bị ô nhiễm nhất ở Việt Nam. Thành phố có mật độđông đúc các hoạt động công nghiệp như là máy móc, sắt và thép, may mặc và hoá học, điều này dẫn đến ô nhiễm khí, đất và ô nhiễm nước dưới lòng đất.
DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG NHÂN
Trường hợp này ghi lại một dự án can thiệp ở doanh nghiệp COSI được nằm ở Phường 14, Quận 11 của thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp tái sản xuất, COSI tái sản xuất thuỷ tinh và nhựa. DN này có khoảng 346 công nhân. Hầu hết người lao động chỉ tốt nghiệp cấp II. Một không ai trong số họ là thành viên của tổ chức công đoàn cho người lao động, đây là tổ chức duy nhất chính thức đứng ra bảo vệ quyền phụ nữ.
Doanh nghiệp này được quản lý bởi Ban quản lý doanh nghiệp, đây là một nhóm quản lý gồm 5 nam giới. DN được chia thành 10 nhóm sản xuất. Từng xưởng sản xuất được quản lý bởi trưởng phân xưởng, đây cũng là người lao động. Tất cả những người quản lý phân xưởng là nam giới. Nữ công nhân chiếm khoảng 45% nhưng tất cả họ đều làm việc ở xưởng sản xuất, chỉ có rất ít vị trí quản lý. Xưởng sản xuất là nơi ô nhiễm và bẩn, và DN gần như không có nỗ lực trong việc cải thiện sức khoẻ cho công nhân.
Mặc dù đóng góp gần 50% lực lượng lao động của nhà máy, nhưng phụ nữ không được đứng trong vị trí ra quyết định hay có tiếng nói trong DN. Phỏng vấn với những người lao động cho thấy rằng tình trạng này thậm chí phổ biến ở gia đình. Nam giới thường có quyền lực lớn hơn trong việc ra quyết định. Hầu hết nữ công nhân có gia đình đông người (có hơn 3 con) do họ không thể bàn bạc với chồng trong việc quyết định số con.
Ô NHIỄM
Ô nhiễm ở thành phố HCM là tương đối cao chỉ yếu cho ô nhiễm chất đốt trong những nhà máy. Than, củi, dầu diesel (DO), và dầu đốt (FO) được sử dụng rộng rãi, những chất này gây ra bụi, SOx, Nox, Cox và chất độc gas như là SO3, anđehyt và các bon hyđro, tất cả những
58 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
chất này đã nây nên những tác động tiêu cực lên sức khoẻ con người và môi trường. Ngoài ra, những DN nhỏ như COSI cũng góp phần vào việc ô nhiễm môi trường do rác thải rắn và nước thải từ việc sản xuất. Tất cả những doanh nghiệp nhỏ sử dụng rác thải thuỷ tinh như là vật liệu thô. Ở một số khu vực dự trữ, vật liệu thô được làm sạch trước khi nấu chảy, và nước thải từ công việc này cũng gây nên sự ô nhiễm. Nước bẩn được đổ thẳng là nguyên ngân gây nên bệnh dịch cho người lao động. Lượng dầu chảy ra ngoài cũng dẫn đến việc rác chất đoóc và ô nhiễm. Người lao động không sử dụng găng tay hoặc mặt nạ khi làm việc.
Những DN như thế này thường sử dụng những công cụ cũ kĩ. Thậm chí một xưởng sãn xuất nhỏ có thể sử dụng đến một tấn dầu đốt hàng ngày, có nơi dùng đến 5 tấn dầu cho việc đun lò. Khói đốt đã gây nên tác động xấu cho sức khoẻ con người và môi trường. Những DN nhỏ đã sử dụng các sản phẩm rác như là vật liệu thô cho việc sản xuất, điều này dẫn đến việc tăng ô nhiễm về khí và những mùi khó chịu. Môi trường xung quanh nơi sản xuất bị ô nhiễm trầm trọng do rác thuỷ tinh và nhựa từ vật liệu thô, và khói, bịu như SOx, NOx, COx bị bốc ra với nhiệt độ 250 độ.
Nhóm cán bộ dự án đã thực hiện một khảo sát và phát hiện ra chỉ có một vài DN có hệ thống kiểm soát khí thải. Thậm chí những hệ thống này đã quá cũ kĩ và không đạt những tiêu chuẩn về môi trường. Khói được toả ra được đưa vào ống khói thứ 1, ởđây sử dụng hệ thống nước sạch để làm giảm nhiệt độ và bụi với công nghệ thoát nước. Sau đó khí được đưa vào ống khói thứ 2m nơi những chất SOx, NOx, Cox sẽđược cân bằng qua chất NaOH. Việc ô nhiễm không khí không chỉ làm ảnh hưởng ở nơi làm việc mà còn ở cả cộng đồng, vì ô nhiễm chất đốt lan nhanh vaò môi trường và gây ra những ảnh hưởng rộng.
GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP
Nhưđã nêu trên, 45% người lao động nữ trong DN COSI là nữ, và họđều làm việc trong các xưởng sản xuất. Từ năm 2000 đến 2004, một vài nghiên cứu đã được thực hiện ở VN đểđánh giá nhận thức của người lao động vềđiều kiện làm việc của họ. Các kết quả chỉ ra rằng có sự khác biệt giới trong vấn đề này, nam giới thường có nhận thức tốt hơn vềđiều kiện lao động hơn phụ nữ. Phụ nữ và nam giới có năng lực và sự tổn thương khác nhau do họ có được những thông tin khác nhau, điều này do vai trò khác nhau mà họ đảm nhận tại nơi làm việc, gia đình và cộng đồng. Nam giới dường như nghe nhiều lời cảnh báo hơn do họđi lại nhiều hơn ở những nơi công cộng và cũng tiếp xúc nhiều hơn những kênh thông tin nhưđài, TV, những mạng lưới không chính thức của cộng đồng hay sự liên kết với nguời khác. Phụ nữ có những hạn chế tiếp cận đến thông tin và kiến thứcliên quan đến ảnh hưởng của ô nhiễm khí và điều kiện làm việc bởi vì họ phải dành nhiều thời gian cho gia đình và có ít sự di chuyển trong cộng đồng.
59 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
Những người lao động đều làm việc mà không có quần áo an toàn. Họ cũng làm việc rất gần với lò đốt. Do đó, khói bụi và nhiệt độ cao gây nên những tác động xấu cho sức khoẻ của họ. Những người làm việc trong xưởng thường dễ bị bệnh dịứng và bệnh phổi. Về mùa hè, hiện tượng khó thở là mối quan tâm của nhiều người. Người lao động cũng hiểu được về mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí ở nơi làm việc là điều kiện làm việc tồi tàn ở xưởng sản xuất. DN có một phòng khám cung cấp miễn phí các dịch vụ khám cơ bản cho công nhân. Trong một cuộc phỏng vấn, cán bộ quản lý phòng khám nói “Nhiều phụ nữ đến với phòng khám này hơn nam giới, hầu hết các nguyên nhân bệnh thường đến từđiều kiện làm việc nghèo nàn và không khí ô nhiễm. Tỉ lệ của người ốm trong nhóm công nhân nữ cao hơn nam giới, vì họ chủ yếu làm việc trực tiếp ở xưởng sản xuất, công việc này thường nguy hiểm hơn công việc của nam giới. Họ phải làm việc với tiếng ồn, không khí ô nhiễm mà không có quần áo hay vật dụng bảo vệ. Nam giới trong điều kiện làm việc tốt hơn phụ nữ vì họ không phải làm việc trực tiếp với vật liệu thô. Tuy nhiên, nếu họ cùng làm việc trong một điều kiện như nhau, thì phụ nữ vẫn ở trong tình trạng dễ bị tổn thương hơn nam giới vì ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Phụ nữ và nam giới bị ảnh hưởng khác nhau từ ô nhiễm khí, điều này do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự khác biệt về vai trò và nhiệm vụ mà họ đang phải đảm nhận trong xã hội, và phụ nữ thường có vị trí thấp trong chuỗi sản xuất do đó họ thường phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, có mùi có điều kiện vệ sinh tồi tàn.
DỰ ÁN LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ
Với sự hỗ trợ của một tổ chức PCP địa phương, một dự án đã được thực hiện nhằm ứng dụng một mô hình xử lý không khí ô nhiễm và phát triển môi trường làm việc thân thiện tại nơi làm việc. Dự án sẽ lắp đặt một máy giảm ô nhiễm khí để giảm ô nhiễm khí và nâng cao nhận thức của người lao động về điều kiện làm việc và ô nhiễm khí ở nơi làm việc. Dự án được tiến hành thực hiện trong hai năm.
Mục tiêu của dự án là 1) ứng dụng một mô hình xử lý ô nhiễm khí, 2) tạo nên điều kiện làm việc tốt hơn bằng việc lắp đặt hệ thống kiểm soát khí độc hại và 3) nâng cao nhận thức của người lao động về điều kiện lao động và ô nhiễm khí ở nơi làm việc. Dự án tập trung vào việc ứng dụng công nghệ cho việc xử lý không khí ô nhiễm, đào tạo người lao động về an toàn lao động nghề nghiệp, và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động. Đặc biệt, dự án cũng đưa ra nhiều biện pháp để khuyến khích và trao quyền cho nữ và nam công nhân, điều này bao gồm:
60 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
- Xây dựng năng lực cho phụ nữ và tạo điều kiện để họ có tiếng nói trong việc đưa quyết định cho việc thực hiện dự án trong doanh nghiệp bằng việc đảm bảo đại diện bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong ban quản lý dự án.
- Ủng hộ việc ứng dụng mô hình công nghệ cho hệ thống xử lý ô nhiễm khí với sự tham gia của phụ nữ.
Nhóm cán bộ thực hiện dự án hiểu rằng sự tham gia của lao động nam và nữ trong dự án là vô cùng quan trọng và là sự thành công của dự án phụ thuộc vào điều này. Do đó, bước đầu tiên đó là khuyến khích sự tham gia của phụ nữ bằng việc khuyến khích họ là những người lãnh đạo để họđóng góp vào sự phát triển cộng đồng và giúp họ phát triển những quan hệ xã hội mới và vai trò mới của họ trong xã hội.
Sựđại diện của nhóm dự án cũng gặp gỡ với những người lãnh đạo công đoàn của DN (trong đó tất cả là nam giới và làm ở các vị trí lãnh đạo trong các xưởng sản xuất) và tất cả những người lao động được khuyến khích tham gia vào các thảo luận công cộng, tổ chức các hoạt động dự án và khuyến khích sự tham gia của phụ nữ. Hỗ trợ của tổ chức công đoàn là rất cần thiết cho việc thực hiện dự án vì họ chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của công nhân trong doanh nghiệp. Dự án cũng tổ chức buổi nói chuyện công cộng với ban lãnh đạo phường để chia sẻ những những mối quan tâm của cộng đồng và giải thích về những mục tiêu của dự án.
Ban quản lý dự án được thành lập để quản lý và thực hiện dự án. Ban quản lý gồm có 3 phụ nữ và 2 nam giới. Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm cho việc mua bán và lắp đặt các hệ thống cho việc kiểm toán hệ thống, kiểm toán tài chính và thanh toán các hóa đơn. Ba phụ nữ trong trong Ban quản lý dự án được lựa chọn từ nhóm nữ lao động trong DN vì các hoạt động mà họ đã làm và khả năng ăn nói lưu loát trước đám đông. Ngoài ra, họ cũng có khả năng trong việc quản lý dự án. Chị Hương đã được lựa chọn là trưởng ban quản lý dự án với sự hỗ trợ của cộng đồng.
Khởi đầu, hầu hết các không hỗ trợ ý tưởng phụ nữ lãnh đạo các hoạt động của dự án. Nhiều nam giới không muốn phụ nữ quản lý tiền bởi vì họ sợ phụ nữ không có kĩ năng quản lý tiền. Một vài nam giới nói rằng ban quản lý dự án có phụ nữ tham gia sẽ không thể kéo dài trong thời gian dài vì phụ nữ nói nhiều và không được đào tạo tốt như nam giới. Nhóm dự án đã dành nhiều thời gian với những người lãnh đạo của doanh nghiệp để thuyết phục họ về tầm quan trọng của sự tham gia của phụ nữ trong dự án.
Ban quan lý dự án đã tổ chức các hội thảo để tập huấn và nâng cao nhận thức cho họ về giới, những vai trò khác nhau mà phụ nữ và nam giới đang đảm nhiệm trong xã hội và việc họ sẽ được hưởng lợi như thế nào nếu tăng sự công bằng và bình đẳng giới. Cuối cùng, công nhân cũng quyết định có sựđại diện bình đẳng của phụ nũ trong các ban dự án khác nhau khi thực hiện dự án. Một nam giới trong Ban quản lý dự án nói “Tôi chưa từng biết về những tiềm
61 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể
năng của phụ nữ có. Tôi đã từng nghĩ rằng chí có nam giới mới có khả năng tạo ra những thay đổi. Tôi rất đánh giá cao việc mình được làm việc với phụ nữ. Đó là sự kết hợp tuyệt vời và là cơ hội tuyệt vời” để chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm”.
NHỮNG MỐI QUAN TÂM XÃ HỘI TRONG NHỮNG CAN THIỆP CÔNG NGHỆ
Để lắp đặt những công nghệ sạch hợp lý cho việc giảm ô nhiễm khí, một cuộc khảo sát đã được tiến hành để xem xét mức độ ô nhiễm khí từ DN sản xuất tủy tinh và nhựa tái chế để giảm ô nhiễm khí. Sau đó, một cuộc họp đã được tổ chức để chia sẻ kết quả của cuộc khảo sát với những người lao động. Hội thảo cũng tạo ra cơ hội cho người lao động để biết về việc ô nhiễm khí ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Những người công nhân thực tế rất bận rộn, và đặc biệt nữ công nhận họ còn phải bận rộn trong công việc nội trợ gia đình sau giờ làm việc. Do đó, sẽ rất khó để tập trung họ sau 5h chiều để tham dự hội thảo hay các cuộc họp. Để đảm bảo sự tham gia của họ, dự án cũng đã sắp xếp các cuộc họp vào những thời gian thuận lợi cho phụ nữ và cung cấp những hỗ trợ tài chính và bù đắp một khoản tiền cho khoảng thời gian mà họđã tham gia vào cuộc họp.
Do trưởng ban quản lý dự án là phụ nữ, điều này cũng tạo nên sự chú ý cho công nhân vì họ muốn xem xem phụ nữ có thể lãnh đạo dự án được không. Chị Hương, trưởng ban dự án nói “Ngay từ đầu, tôi cảm thấy rất khó khăn và không muốn nhận vị trí này. Tôi nghĩ rằng nam giới đảm nhận công việc này sẽ dễ hơn vì họ cũng đã quen với công việc lãnh đạo, người lao động cũng sẽ dễ nghe họ hơn. Tuy nhiên với sự khuyến khích của nhóm dự án, tôi đã đồng ý. Tôi nghĩ mình là người may mắn vì họđã cho tôi cơ hội đượ tham gia vào các chương trình đào tạo và tôi không còn cảm thấy ngượng ngùng trong các cuộc thảo luận, kể cả trong việc lắp đặt thiết bị. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều từ hai thành viên nam của ban quản lý. Dự án cũng cho tôi cơ hội tuyệt vời để thay đổi quan điểm của nam giới về những điều tích cực của công nhân nữ”.
Các hoạt động của Ban quản lý dự án đã vượt quá cả sự mong đợi của tổ chức PCP. Để nâng cao nhận thức người lao động vềđiều kiện lao động và ảnh hưởng của ô nhiễm khí, ban quản