SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ SẼ CÓ LỢI CHO TẤT CẢM ỌI NGƯỜ

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 39 - 44)

21 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

SỰ THAM GIA CỦA PHỤ NỮ SẼ CÓ LỢI CHO TẤT CẢM ỌI NGƯỜ

Vũ Phương Ly

Việt Nam (VN) có số dân với hơn 85 triệu người, trong đó 53% là phụ nữ. Nền kinh tế xã hội của VN đang có nhiều thay đổi và điều này tác động lên cuộc sống và sinh kế của phụ nữ và nam giới VN (UNDP, 2006). Phụ nữ VN đã có truyền thống lịch sử trong việc tham gia tích cực vào lực lượng lao động. Theo điều tra mức sống năm 1993, 90% người lao động thưởng thành phụ nữ và nam giới tham gia vào lực lượng lao động năm 1992. Những khảo sát gần đẩy cũng ghi lại những tỉ lệ rõ ràng của lao động nữ và lao động nam. Tuy nhiên, bằng chứng chỉ ra rằng nam giới thường thống lĩnh trong những ngành có địa vị cao, hình thức trả công tốt hơn và trong các vị trí ra quyết định, trong khi đó phụ nữ tập trung ở những ngành nghềđược trả lương thấp, ít có giá trị và ít có cơ hội cho việc phát triển kĩ năng hay thăng tiến. Nam giới nắm giữ phần lớn những vị trí lãnh đạp và những công việc chuyên môn công nghệ cao. Phụ nữ thống trị trong những ngành dịch vụ thấp và những công việc không đòi hỏi kĩ năng (UNDP, 2006)

Sau khi cuộc cải cách kinh tếđược thực hiện năm 1986, làng nghề và các hoạt động thương mại như được hồi sinh. Các làng nghề đã phát triển những loại hình đặc biệt để tăng sinh kế cho người dân. Các nhóm được thành lập như những làng nghề thủ công hoặc những khu công nghiệp thủ công nhỏ, nghề nghiệp cũng từđó mà được phát triển cũng các làng nghề này. Những làng nghề thủ công này gần như không xuất hiện trong thời kì hợp tác xã. Theo số liệu của các cơ quan nhà nước, các làng nghề này đều có sự tăng trưởng cao (được đo bằng giá trị sản phẩm) khoảng 8% hàng năm. Những làng nghề này chủ yếu sử dụng vật liệu được tái sản xuất lại và tạo công ăn việc làm cho địa phương. Tuy nhiên, với việc sản xuất cao hành thu nhập cũng đã mang lại việc tăng lượng rác thải, những nguy cơ cao về sức khoẻ và môi trường. Các ao làng đã được xan lấp để xây nhà ở và nhà xưởng.

THỊ TRẤN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

Năm 2004, 58 làng nghề và nhóm làng công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh đã tập trung khoảng 40,000 lao động. Những làng nghề này chủ yếu làm sắt thép, đồ gỗ, giấy, đúc đồng và đúc nhôm. Thị trấn Mạn Xá rất nổi tiếng trong việc sản xuất nhôm và kim loại, với tay nghề truyền thống của người dân thì có đến 30% dân số làm công việc này. Nằm ở huyện Yên Phong, đây là một trong năm thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh.

Những kĩ năng truyền thống đã được tận dụng triệt để trong các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vi mô do nam giới làm chủ. Nam giới thường vay vốn và các khoản vay một cách dễ dàng để khởi sự kinh doanh do họ thường đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phụ nữ chỉđược coi là chủ gia đình nếu chồng họ mất đi. Phụ nữ cúng đóng góp như là lao động hoặc trợ lý doanh nghiệp của chống hoặc của người thân trong gia đình. Do việc chế biến nhôm và kim loại

40 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

được coi là ngành công nghiệp nặng, nên nam giới dường như năng động và có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.

Những lí do của việc phụ nữ có địa vị thấp trong ngành công nghiệp xử lý nhôm và kim loại. Một cách truyền thống, người VN tin rằng nam giới mạnh mẽ hơn phụ nữ và do đó những công việc nặng nhọc sẽ đương nhiên là của nam giới. Tương tự như thế, nam gới được nhìn nhận là thông minh hơn, và do đó phải chịu trách nhiệm về những hoạt động mang lại giá trị thương mại cao., và phụ nữ sẽ làm những công việc có giá trị công nghệ thấp. Phụ nữ trẻ không được tiếp cận với những công việc có giá trị cao trong nền công nghiệp địa phương nên họ thường di cư lên thành phố kiếm việc làm nhưng nam giới trẻ lại thường kiếm được những công việc tốt ở cộng đồng. Chỉ có phụ nữ trên 40 tuổi thường ở lại làng. Những phụ nữ này thường không có được những cơ hội đểđược giáo dục lên cao hay các đào tạo nghề, và từđó không được đào tạo những kĩ năng để khởi sự doanh nghiệp trong khu vực địa phương. Nam giới, thường được gửi đi học những khoá tập huấn và từđó thường được tiếp cận đến kiến thức và công nghệ.

Phụ nữở thị trấn Mạn Xá làm việc cho các hộ gia đình kinh tế vi mô về chế biến kim loại như những người lao động hoặc trợ giúp chồng họ trong việc sản xuất. thông thường phụ nữ thường xem xét cẩn thận những kim loại phế liệu được thu lượm từ những người thu nhặt đồng nát, đun và cán mỏng nhôm và những kim loại khác. Làm việc trong những nhà xưởng sản xuất kim loại quy mô nhỏ và vi mô rất nguy hiểm vì không khí ô nhiễm, ồn ã và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, phụ nữ và nam giới thường không mặc quần áo bảo hộ lao động và không nhận thức được mình đang làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm. Thu nhập của phụ nữ thường thấp hơn nam giới nhiều lần. Hầu hết những DN vi mô là hộ kinh doanh gia đình, do đó nên lương của người vợ thường không được trả thẳng hay được tính toán như ở thị trường lao động. Phụ nữ lao động thường được phân công làm những công việc chân tay, và lương của họ thường thấp hơn lao động nam.

Trong bối cảnh kinh tế xã hội như vậy, một tổ chức PCP đã thực hiện một dự án để nâng cao nhận thức về điều kiện lao động an toàn và môi trường ô nhiễm trong cộng đồng. Đó là một dự án hai năm với mục đích được mong đợi là dự án sẽ làm cho người dân có nhận thức cao vềđiều kiện an toàn lao động và quản lý môi trường trong cộng đồng.

NƯỚC Ở THỊ TRẤN MẠN XÁ

Sự phát triển của cụm làng nghề chế biến kim loại ở Mạn Xá đã mang đến sựđô thị hoá và phát triển kinh tế. Hầu hết các DN vận hành trong điều kiện kinh tế hạn hẹp, do đó các DN này chủ yếở vùng công nghiệp với điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Do đó, các DN này chủ yếu nằm ở khu dân cư và được phát triển không theo kế hoạch hoặc sựđầu tư kĩ lưỡng. Hầu hết máy móc đều cũ kĩ và rác thải công nghiệp hiếm khi được xử lý. Khả năng làm sạch của hệ thống sinh thái tự nhiên là rất hạn chế, và điều này đã dẫn đến những vấn đề môi trường nghiêm trọng.

41 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Một trong những vấn đề nghiêm trọng đó là việc quản lý nước thải và vệ sinh. Trong những năm 1980, 95% hộ gia đình ởđây sử dụng nước giếng với độ sâu từ 10 đến 20 m. Nhưng hiện nay giếng thường được đào đến tận 90-95m. Những nhu cầu nước ở Mạn Xá cho việc sinh sống, ăn uống và công nghiệp là từ nguồn nước ao hồ hoặc nguồn nước giếng. Ô nhiễm từ nước thải gia đình và việc sản xuất đã dẫn đến việc ô nhiễm nước ao hồ và nước ngầm. Điều này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đây là nhóm rất nhạy cảm với điều kiện vệ sinh môi trường không sạch sẽ (Hương, 2004). Các số liệu cũng chỉ ra gần 70% người dân sống trong thị trấn bị nấm ở ngón chân, 56% phụ nữđến khám ở trạm y tế bị phát hiện bi bệnh phụ khoa và bác sỹ cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nguồn nước sạch ở địa phương.

Mạn Xá không có hệ thống nước máy và không có hệ thống quản lý nguồn nước. Có ba cán bộ địa phương, họđều là nam giới, chịu trách nhiệm về việc cung cấp nước, trong đó có việc đặt các đường ống nước và đồng hồ nước. Tuy nhiên, nước sạch chỉđược cung cấp cho trạm y tế trong thị trấn chứ không phải cho mọi người dân. Các quyết định liên quan đến việc sử dụng và quản lý nước do Uỷ ban nhân dân thị trấn quyết định, trong đó chỉ có một phụ nữ, bà là hội trưởng hội phụ nữ.

KẾ HOẠCH DỰ ÁN

Trước khi thực hiện dự án, một cuộc khảo sát đã được tiến hành để đánh giá mức độ ô nhiễm, điều kiện làm việc và nhận thức môi trường của người dân địa phương. Sau đó một cuộc hội thảo đã được tổ chức để thảo luận về các hoạt động của dự án và thông báo về thông tin của dự án một cách rộng rãi . Ba người đại diện cộng đồng đã được mời đến để nói chuyện về ô nhiễm môi trường và kế hoạch xây dựng hệ thống nước sạch cho thị trấn. Trong số họ, hai nam giới là đại diện cho Uỷ ban nhân dân thị trấn, một người là lãnh đạo Hội phụ nữ thị trấn. Buổi nói chuyện được một cán bộ dự án, một người phụ nữ dẫn chuyện. Hai người đàn ông phát biểu rất hăng hái, trong khi sự có mặt của người phụ nữ không được quan tâm đúng mức.

Sau khi thảo luận một hồi dài, một phụ nữ ngồi nghe cuộc thảo luận đưa ra ý kiến rằng chị hội trưởng phụ nữđã muốn phát biểu mấy lần nhưng không được để ý. Thấy vậy, người dẫn chương trình nói rằng thời gian của cuộc thảo luận sắp kết thúc và còn bổ sung rằng “Tôi nghĩ rằng sẽ rất hay nếu phụ nữ cũng muốn tham gia. Tại sao chúng ta không cùng lắng nghe cô ấy?”.Chị hội trưởnh hội phụ nữ bắt đầu phát biểu. Cốấy đã từng làm chủ nhóm và có nhiều kiến thức về chủ đề này hơn hai người nam giới cùng tham gia. Cô ấy đã đưa ra một bài phát biểu xuất sắc và thuyết phục và được nhiều người đón nhận.

Mặc dù bài phát biểu rất tích cực, tuy nhiên dự án tiếp tục không quan tâm đến những vấn đề giới. Không hiểu biết về các khía cạnh giới của việc quản lý nước trong cộng đồng, dự án đã mời đại diện từ cộng đồng địa phương, và một sốđại diện từ hộ gia đình để lên kế hoạch dự án, bao gồm 1) một khoá tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn môi trường và điều kiện làm việc an

42 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

toàn, 2) đi thăm quan học hỏi những thị trấn khác để học và chia sẻ kinh nghiệm về việc quản lý nguồn nước, 3) nâng cao nhận thức của người lao động vềđiều kiện làm việc và môi trường. Hầu hết các buổi tập huấn được tổ chức vào buổi chiều, và người tham gia chủ yếu là những người chủ lao động. Và hệ quả là phụ nữ không thể tham dự và tham gia.

Phụ nữ, những người làm thuê, đã không thể tham dự và thatm gia do khối lượng công việc sản xuất và công việc gia đình. Phụ nữ tham gia rất nhiều trong hoạt động dọn dẹp nguồn nước của cộng đồng, một hoạt động cuối tuần thường xuyên của Hội phụ nữ. Trong dự án này, phụ nữ chỉ tham gia trong việc việc dọn dẹp, trong khi đó nam giới là người phụ trách, lên kế hoạch và giám sát các hoạt động dự án.

Những người chủ lao động nhận thúc được sự cần thiết trong việc nâng cao điều kiện làm việc, nhưng họ không muốn đầu tư tiền cho công việc này. Những người lao động, gồm cả nam và nữ đều không nhận thức được quyền lợi của họđểđược làm việc trong môi trường lao động an toàn vì họ không tham vào các chương trình đào tạo. Họ cũng không có yêu cầu vềđiều kiện làm việc an toàn hay quần áo bảo hộ lao động đối với chủ lao động.

Dự án cũng đã cung cấp một tập huấn giới để nâng cao nhận thức về các vấn đề giới và vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Hầu hết những người tham gia là phụ nữ. Đại diện là nam giới chỉ tham gia phần khai mạc mà thôi. Hơn nữa, chương trình chỉ hướng vào việc giới thiệu những khái niệm, nhưng không liên kết những khái niệm này với vấn đề môi trường. Các chương trình này cũng không nhấn mạnh được những vấn đề giới trong môi trường hay sự dễ bị tổn thương của phụ nữ trong điều kiện làm việc nghèo nàn. Lợi ích của chương trình tập huấn giới là rất nhỏ.

Sau khi hai năm thực hiện dự án, phụ nữ vẫn dọn dẹp thị trấn như là những người lao động miễn phí cho cộng đồng trong khi đó nam giới vẫn không thay đổi vai trog của họ trong việc bảo vệ môi trường. Thị trấn tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp vẫn không được xử lý. Một phụ nữ là trưởng một nhóm phụ nữ nói:

Các chị em trở nên bận rộn hơn nhiều khi dự án bắt đầu.Mặc dù các đường phố và cộng đồng của chúng ta trở nên sạch hơn. Nhưng tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu cả cộng đồng cùng tham gia công việc này, không chỉ phụ nữ. Và những hoạt động của dự án một lần nữa lại cho thấy rằng công việc dọn dẹp trong cộng đồng là của phụ nữ, và chúng tôi – phụ nữ - muốn thay đổi quan niệm này. Nam giới không thích những công việc cộng đồng vì nó không mang lại tiền cho họ.

CÂU HỎI

43 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

2. Những nhu cầu của phụ nữ là gì? Những nhu cầu này và ý kiến của họ có được nhận ra không? Tại sao bạn nghĩ rằng những ý kiến của họ không được cân nhắc trong quá trình thực hiện dự án?

3. Dự án đã có thểđược lên kế hoạch với sự nhạy cảm giới hơn như thế nào? Đưa ra ba ví dụ cụ thể.

44 Bình đẳng giới trong quản lý môi trường đô thị – các trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Bình đẳng giới trong quản lí môi trường đô thị (Trang 39 - 44)