- Trảng Cỏ tranh, Cỏ lào, Cỏ ống, Cỏ thấp,
Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp x∙ phục vụ trồng rừng
nghiệp cấp x∙ phục vụ trồng rừng
Nh− đã nêu ở các phần trên có thể thấy hiện hệ thống đánh giá lâm nghiệp và điều tra phân chia lập địa ở Việt Nam là khá đa dạng, tuỳ thuộc vào mức độ, phạm vi và đối t−ợng đánh giá. Tuy nhiên cho đến nay, ch−a có sự thống nhất về tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất lâm nghiệp ở cấp xã phục vụ cho trồng rừng trên phạm vi toàn quốc. Với diện tích đất trống đồi núi trọc lớn, khoảng 7,3 triệu hecta, thì sự thành công của hoạt động trồng rừng phải đ−ợc dựa trên các cơ sở khoa học. Nguyên tắc “Đất nào cây ấy” chính là cơ sở khoa học quan trọng trong việc lập quy hoạch và phát triển lâm nghiệp. Nhằm đạt đ−ợc mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành xem xét các hệ thống đánh giá đất hiện tại và xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất cấp xã phục vụ trồng rừng.
Phần này đề cập đến quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất, quá trình, kết quả thử nhiệm và các đề xuất sau khi thử nghiệm. Ngoài ra việc ứng dụng tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng để đánh giá đất lâm nghiệp không có rừng ở hai xã Thanh Luận và Hà Tam cũng sẽ đ−ợc trình bày và thảo luận.
Quá trình xây dựng TC & CT đánh giá đất đai đ−ợc thực hiện theo 4 b−ớc: Đề xuất các TC & CT đánh giá đất đai;
Thử nghiệm, đánh giá trên hiện tr−ờng các TC & CT đề xuất; Hoàn thiện TC & CT đánh giá đất đai sau khi thử nghiệm; và áp dụng TC & CT đã hoàn thiện cho đánh giá đất đai
3.1 Đề xuất tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai
Đặc điểm đất đai là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến sinh tr−ởng và phát triển của rừng. Chính vì vậy việc chọn loài cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc “Đất nào cây ấy”. Việc đánh giá đất đai tập trung vào việc xác định tiềm năng của đất và độ thích hợp cây trồng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quy hoạch, nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn ph−ơng án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loại các chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai đ−ợc đề xuất trên các nguyên tắc sau:
Tiêu chuẩn: Những qui định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai và độ thích hợp của cây trồng;
Tiêu chí: Các nhân tố cụ thể và mối quan hệ giữa chúng đảm bảo tuân thủ và phù hợp của các tiêu chuẩn;
Chỉ tiêu: Những thông số về chất hoặc về l−ợng có thể đo đếm đ−ợc để đánh giá mức độ đạt đ−ợc của các tiêu chuẩn.
Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai phải:
Phản ánh đặc điểm độ phì của đất và điều kiện kinh tế- xã hội liên quan đến việc đánh giá đất đai;
Có thể thu thập và xác định đ−ợc; Đơn giản và dễ áp dụng.
Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai đ−ợc đề xuất là (i) Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên và (ii) Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội.
3.1.1 Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên
Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên đề xuất gồm 7 tiêu chí là: (i) Loại đất, (ii) Chất hữu cơ ; (iii) Độ dốc ; (iv) độ dày tầng đất ; (v) Thực bì chỉ thị ; (vi) L−ợng m−a và (vii) độ cao với tổng số chỉ tiêu định l−ợng là 26. Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đ−ợc nêu ở d−ới đây.
Tiêu chí, Chỉ tiêu: