Dựa trên kiết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 3 tiêu chuẩn quan trọng để xác định trồng rừng Bồ đề phù hợp, đó là loại đất, độ dày tầng đất và độ thoái hoá đất và thực bì chỉ thị.
1. Loại đất
Bồ đề có thể trồng trên nhiều loại đất feralit vùng đồi và núi thấp của miền Bắc, trừ đá vôi, đất kém thoát n−ớc hoặc mỏng lớp, x−ơng xẩu. Tuy nhiên Bồ đề là cây −a ẩm, đất tầng dày. Đất trên đá cát, granit thô cho đất nhẹ, hoặc các đá phiến mỏng lớp đều ít thích hợp. Tốt nhất đối với Bồ đề là đất nặng, tầng dày trên đá nai, micasit, fylit hoặc đá phiến, mácma tầng dày.
2. Độ dày
Nên trồng trên đất có tầng dày trên 100cm (Tính đến tầng kết cứng mà rễ khó xuyên qua); riêng nơi đất và rừng còn rất tốt có thể hạ xuống 50cm.
3. Độ thoái hoá đất và thực bì chỉ thị
Trong sản xuất lâm nghiệp cũng nh− quy hoạch không thể dùng các chỉ số chặt chẽ về lý hoá tính đất để chọn cho đất Bồ đề. Vì vậy, tác giả thấy chỉ nên sử dụng độ thoái hoá đất lấy thực bì làm chỉ thị để xác định tiêu chuẩn thì chính xác hơn. Đối với trình độ canh tác của ta hiện nay và yêu cầu đất khá khắt khe của Bồ đề, chỉ nên trồng trên các đất có lý tính, chế độ n−ớc tốt, mùn đạm cao, nghĩa là những đất rừng thoái hoá nhẹ và trung bình, t−ơng ứng với các thảm thực bì chỉ thị sau: rừng gỗ khai thác kiệt, rừng gỗ pha giang nứa, rừng giang nứa tép, trảng nứa tép xen chè vè và hoặc Chít, Chè vè sinh lực còn tốt. Các đất có thực vật thoái hoá hơn không nên trồng vì sản l−ợng thấp và giá thành rất cao.
Để sử dụng dễ dàng trong công tác quy hoạch, thiết kế và định h−ớng tác động, tác giả đã tiến đến xây dựng bảng phân hạng đất trồng rừng bồ đề.