Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam docx (Trang 26 - 29)

a. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá

2.1.5Tổng hợp đánh giá TNSX đất lâm nghiệp

Trên cơ sở kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp ở các vùng, tổng hợp kết quả đánh giá trong bảng 14:

Bảng 14. Tổng hợp đánh giá tiềm năng sản suất đất lâm nghiệp theo các vùng Các cấp TNSX (Tính theo % diện tích đất lâm nghiệp)

Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Vùng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng Tổng số Có rừng Không có rừng 1. Tây Bắc 3,5 1,5 2,0 16,0 2,3 13,7 63,2 10, 9 52,3 17,2 3,1 14,1 2. Trung tâm 3,0 3,0 - 79,5 4,0 39,5 17,5 2,1 15,4 0, - - 3. Đông Bắc 0 - - 15,5 5,3 10,2 67,7 18,3 29,1 16,7 9,3 7,4 4. Khu IV cũ 0,11 0,08 0,03 39,1 21,7 17,4 56.9 34,8 22,1 3,9 0,6 3,3 5. DHMT 0 - - 31,4 10,1 21,3 26.0 20,3 5,7 42,6 23,3 19,3 6. Tây Nguyên 2,8 1,2 1,6 39,2 33,1 6,1 57.5 39,1 18,4 0,54 - 0,53 7. Đông Nam Bộ 10,2 7,7 2,5 57,4 51,6 5,8 31,9 22,5 9,4 0,4 - 0,4 8. ĐBSCL 3,7 - - 48,2 - - 48,2 - - - - -

Dựa trên kết quả đánh giá TNSX đất lâm nghiệp theo 8 vùng sinh thái nông nghiệp, có thể đ−a ra một số đánh giá nh− sau:

Ž Nếu coi đất đai thuộc cấp I và II là những đất có độ phì cao và khá, yếu tố hạn chế trong sử dụng ít và nhìn chung thuận lợi trong sử dụng đất thì sắp xếp theo thứ tự các vùng là: (i) Trung tâm - 82%; (ii) Đông Nam Bộ - 67%, (iii) Tây Nguyên - 42%; (iv) Khu IV cũ - 39%, (v) DHMT (31%), (vi) Tây Bắc (20%) và (vii) Đông Bắc (16%).

Ž Nếu xét tới cấp IV là cấp có độ phì kém, yếu tố hạn chế trong sử dụng lớn thì 3 vùng có tỷ lệ diện tích đáng kể là DHMT (43%), tiếp đến là Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ gần nh− nhau (17%). Các vùng còn lại có diện tích nhỏ, đặc biệt là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Trung tâm, hầu nh− không đáng kể.

Ž Đối với đất có rừng cấp I và II phân bố ở các vùng nh− sau: vùng Đông Nam Bộ (67%), tiếp theo là vùng Trung tâm (43%), vùng Tây Nguyên (34%), Khu IV cũ (22%), các vùng còn lại diện tích không đáng kể.

Ž Đất không có rừng đa phần phân bố ở cấp III và IV trong đó đáng chú ý là cấp III. Tây Bắc chiếm tỉ lệ diện tích trong đất lâm nghiệp lớn nhất (52%), sau đó là các vùng Đông Bắc, Khu IV và Tây Nguyên, còn cấp IV vùng Duyên hải miền Trung chiếm tỉ lệ diện tích lớn (19,3%), sau đó là Tây Bắc (14%). Đất không có rừng ở cấp II với độ phì tiềm tàng khá và yếu tố hạn chế trong sử dụng không lớn thì vùng Trung tâm chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất ( 40%).

Tóm lại có thể nêu một số nhận định sau:

Ž Các vùng Trung tâm, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là 3 vùng có tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp cao nhất thuộc cấp I. Mỗi vùng có những −u thế đặc biệt riêng: vùng Trung tâm có tỉ lệ diện tích đất lâm nghiệp thuộc cấp I và II lớn nhất trong toàn quốc, tầng đất nhìn chung dày, l−ợng chất hữu cơ trong đất khá và thành phần cơ giới với đất thịt chiếm −u thế tuyệt đối, đất không có rừng chiếm diện tích khá lớn ở cấp II, phần hạn chế đáng quan tâm là có độ dốc lớn nh−ng nằm trong phạm vi hoạt động bình th−ờng của nghành lâm nghiệp. Vùng Đông Nam bộ có −u điểm nổi bật là độ dốc thấp, độ dày tầng đất nhìn chung còn khá, đất có rừng hơn một nửa diện tích nằm trong cấp II, diện tích đất xám chiếm khá lớn, mực n−ớc ngầm thấp là điều kiện thuận lợi cho một số cây trồng lâm nghiệp phát triển. Vùng Tây Nguyên th−ờng đ−ợc đề cập tới là vùng đất đai "tốt nhất" trong cả n−ớc, nh−ng thực tế xem xét trên 4 yếu tố đã nêu thì Tây Nguyên đứng ở vị trí thứ 3 sau vùng Trung tâm và Đông Nam bộ. Diện tích đất có rừng phân bố chủ yếu ở cấp II và III với tỉ lệ xấp xỉ nhau (33- 39%). Diện tích đất không có rừng chủ yếu nằm ở cấp III (18,4%). Tuy nhiên, với đặc điểm đa dạng của yếu tố khí hậu Tây Nguyên, với đất bazan màu mỡ nên rừng

lá rộng th−ờng xanh có trữ l−ợng cao (500m3/ha/năm), đ−ờng kính cây thành thục công nghệ lớn (> 60cm), rừng Thông ba lá có trữ l−ợng và l−ợng tăng tr−ởng khá cao (10-12m3/ha/năm), tiềm năng sản xuất của đất khá cao. Vùng rừng khộp có địa hình rất bằng phẳng nh−ng có khó khăn nhất định, đất bazan thoái hoá nên gây trồng rừng cũng không hoàn toàn thuận lợi, năng suất rừng trồng thấp, kể cả các loài cây mọc nhanh.

Ž Vùng khu IV cũ so với vùng Tây Nguyên có các giá trị phân cấp gần nh− t−ơng đ−ơng nhau ở các cấp I, II và III kể cả đất có rừng và không có rừng và có thể xếp vào vị trí thứ hai sau nhóm I của 3 vùng: Trung tâm, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Ž Vùng Tây Bắc th−ờng đ−ợc cho là vùng đất bị thoái hoá mạnh do độ dốc cao, độ che phủ rừng rất thấp, xói mòn mạnh, khí hậu khô hạn hơn nh−ng khi phân tích các yếu tố độ dày, l−ợng hữu cơ trong đất thì không hoàn toàn thấp, có một số loại đất với độ phì cao phát triển trên đá vôi, đá mácma kiềm, trên phiến sa thạch tím. Tổng hợp lại, Tây Bắc có thể xếp trên vùng Duyên hải miền Trung và cả vùng Đông Bắc. Vì vậy cần phải nhìn lại tiềm năng sản xuất đất của vùng Tây Bắc.

Ž Vùng Đông Bắc thực ra không đ−ợc thuận lợi nh− các vùng đã kể trên do yếu tố hạn chế lớn về độ dốc (80%), độ dày tầng đất và hàm l−ợng hữu cơ nh−ng so với vùng Duyên hải miền Trung thì tỉ lệ đất ở cấp IV thấp hơn nhiều (17% so với 43%) và có thể xếp Duyên hải miền Trung ở mức cuối cùng vì có nhiều khó khăn trong sử dụng và độ phì đất kém hơn.

Ž Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc thù riêng, đặc biệt trong phân hạng, đánh giá tiềm năng sản xuất đất ngập mặn và chua phèn trong đó thấy rằng: Hơn một nửa diện tích đất lâm nghiệp thích hợp trong sử dụng, độ phì khá ít yếu tố hạn chế, còn một nửa diện tích trong sử dụng bị hạn chế cần có đầu t− thoả đáng. Các mô hình sử song đất theo h−ớng Nông - Ng− kết hợp hoặc Nông - Lâm - Ng− kết hợp cần đ−ợc xây dựng trên cơ sở đánh giá tiềm năng sản xuất đất mới phát huy đ−ợc hiệu quả kinh tế và đảm bảo bền vững môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam docx (Trang 26 - 29)