Phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 49 - 53)

- Do ai chuẩn bị : giáo viên, học sinh, người khác,... III - Các hoạt động dạy học chủ yếu

a) Hoạt động 1

* Tên hoạt động ... * Thời gian tiến hành hoạt động... * Mục tiêu của hoạt động... * Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học)

... * Kết luận của giáo viên sau hoạt động...

b) Hoạt động 2

* Tên hoạt động ... * Thời gian tiến hành hoạt động... * Mục tiêu của hoạt động... * Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học)

... * Kết luận của giáo viên sau hoạt động.

c) Hoạt động 3

* Tên hoạt động ... ... * Thời gian tiến hành hoạt động... * Mục tiêu của hoạt động... * Cách tiến hành (Phương pháp + hình thức + phương tiện dạy học)

... * Kết luận của giáo viên sau hoạt động... IV - Kết luận chung cuối bài

- Tiết 1 : Chốt lại kiến thức cơ bản để định hướng cho luyện tập thực hành. - Tiết 2 : Tổng kết toàn bài và yêu cầu rèn luyện.

Chú ý

* Mỗi tiết học, trung bình nên có 3 - 4 hoạt động. Tránh :

- Quá giản tiện : Quá ít các hoạt động, đưa ra hoạt động mang tính chiếu lệ. - Quá tham : Đưa vào quá nhiều hoạt động dẫn đến trùng lặp.

- Nên thay đổi phương pháp, hình thức trong các hoạt động để tránh nhàm chán.

* Cách đặt tên hoạt động : Thông thường nên dùng một động từ kết hợp với mục tiêu của hoạt động làm bổ ngữ cho động từ đó (tham khảo cách đặt tên hoạt động trong kế hoạch bài học ở câu 2, phần đánh giá tiểu modul 2). Động từ được dùng phải nêu bật được nhiệm vụ cơ bản học sinh cần thực hiện trong hoạt động đó. Ví dụ : Thảo luận về các biểu hiện của chăm chỉ học tập.

Hoạt động tiếp nối

* Hướng dẫn học, làm bài ở nhà, chuẩn bị bài mới.

* Hoạt động 2 và 3

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá tiểu mođun 2

Câu 1

Điểm mấu chốt nhất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay là thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trước, trong và sau tiết học một cách có hiệu quả. Để tổ chức các hoạt động học tập sôi nổi, phong phú, sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập và tích cực hoạt động của học sinh, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học khác nhau.

Câu 2

Các bạn có thể thảo luận, trao đổi cùng đồng nghiệp để đưa ra nhận xét khách quan. Sau đây là một số gợi ý :

a) Xác định được mục tiêu, phù hợp trình độ nhận thức chung của học sinh lớp 3. b) Nội dung kiến thức giáo viên định hướng cho học sinh phù hợp với mục tiêu đã đề ra (tiết 1).

c) Mặc dù học sinh đã được trao quyền tự chủ hoạt động nhận thức, song thiết kế trên còn lạm dụng phương pháp thảo luận, hình thức hoạt động nhóm, vì vậy sẽ gây tâm lí nhàm chán trong học sinh. Phương tiện dạy học nghèo nàn.

d) Thiết kế các hoạt động đã phát huy tích cực học tập của học sinh ở mức độ giúp học sinh tự lực và hợp tác nhóm giải quyết vấn đề nhận thức ; nhưng sẽ thiếu sinh động, hấp dẫn, chưa kích thích hứng thú nhận thức và sự sáng tạo của học sinh, do đơn điệu sử dụng phương pháp thảo luận.

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá môđun

Câu 1 : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn cho học sinh” : Người thầy giáo dạy

học sinh theo cách áp đặt hoàn toàn, cách dạy cũ. Như vậy, không khích lệ học sinh sáng tạo, có nghĩa là người thầy giáo đó chỉ làm được cái việc nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh.

“Người thầy giáo giỏi dạy học sinh cách tìm ra chân lí” : Người thầy giáo biết cách dạy cho học sinh phương pháp học. Nhờ phương pháp học đó, học sinh tự học, tự khám phá tri thức và sáng tạo cách học mới. Đây là yêu cầu cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Câu 2 : Đáp án b.

Sở dĩ nên chọn phương án này vì : Một trong các nguyên tắc của đổi mới phương pháp dạy học là kết hợp phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Phương pháp nào cũng có ưu, nhược điểm riêng. Quan điểm trên thể hiện thái độ phủ nhận ưu điểm của các phương pháp truyền thống, tuyệt đối hoá các phương pháp hiện đại.

Câu 3 : Để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo viên cần có một

số kĩ năng cơ bản sau :

- Kĩ năng xác định mục tiêu bài học : cụ thể, rõ ràng, sát đối tượng, nên dùng một động từ ở đầu câu thể hiện mức độ hiểu, biết,... để lượng hoá được mức độ cần đạt về kiến thức, thái độ, kĩ năng của học sinh và để dễ đánh giá. Ví dụ như trình bày được, kể được, giải thích được, vận dụng được,...

- Kĩ năng lựa chọn, vận dụng phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với chủ đề bài học, loại hình tiết dạy, đối tượng học sinh, điều kiện địa phương để thiết kế hoạt động

học tập cho học sinh đạt hiệu quả.

- Kĩ năng sử dụng, sáng tạo phương tiện dạy học, tổ chức học sinh thiết kế đồ dùng học tập.

- Kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh có hiệu quả và tự điều chỉnh hoạt động của bản thân một cách linh hoạt.

- Kĩ năng đánh giá, tự đánh giá để điều chỉnh kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 49 - 53)