* Khái niệm
Là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng những vấn đề thực tế xung quanh liên quan đến chủ đề đạo đức.
Khi điều tra, học sinh phải thâm nhập, nghiên cứu thực tiễn, quan sát hiện trạng để lấy số liệu cần thiết, xác định nguyên nhân, đề ra những biện pháp giải quyết,...
* Tác dụng của phương pháp điều tra
Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống, mở rộng hiểu biết, hoà nhập cộng đồng xã hội, gắn bài học với thực tế. Qua đó, học sinh có thái độ, trách nhiệm đối với những vấn đề xã hội đang quan tâm giải quyết, định hướng cho việc thực hiện hành vi đạo đức của mình một cách thích hợp, mang tính tự giác cao.
* Các bước tiến hành - Giao nhiệm vụ điều tra : + Nội dung điều tra. + Địa điểm điều tra.
+ Cách tiến hành, cách ghi chép. + Yêu cầu và kết quả, sản phẩm.
+ Thời gian và thời hạn hoàn thành sản phẩm. - Điều tra của học sinh :
+ Tự xây dựng kế hoạch điều tra theo hướng dẫn. + Tiến hành điều tra.
+ Lập các phiếu điều tra, báo cáo (nếu cần). + Trình bày kết quả trước cả lớp.
* Một số yêu cầu sư phạm
- Nội dung điều tra phải phù hợp với bài Đạo đức, với khả năng của học sinh.
- Công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định để có tác dụng giáo dục thiết thực.
- Cần có phiếu điều tra, mẫu báo cáo phát cho học sinh.
- Có biện pháp kiểm tra việc thực hiện của học sinh (kết hợp với gia đình, các giáo viên khác, các lực lượng xã hội có liên quan) để giúp học sinh giải quyết khó khăn khi điều tra, uốn nắn lệch lạc.
- Đánh giá kịp thời, nghiêm túc.