Thái độ, tình cảm

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 47 - 49)

- Tự giác học tập.

- Đồng tình, noi gương các bạn chăm chỉ học tập.

3. Hành vi

Thực hiện các hành vi thể hiện chăm chỉ học tập như : học bài, làm bài đầy đủ ; tự giác học tập ; đi học đủ và đúng giờ,...

II - Chuẩn bị

- Giấy khổ to, bút viết bảng. - Phiếu học tập.

III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1 : Thảo luận xử lí tình huống

* Nêu tình huống : Tuấn đang học bài thì Nam đến rủ đi đá bóng. Em hãy đoán xem Tuấn sẽ xử lí như thế nào ?

Gợi ý :

- Tuấn sẽ có các cách ứng xử như thế nào?

- Em tán thành với các cách ứng xử nào ? Vì sao ?

- Nếu em là Tuấn, em sẽ làm gì ? Kết luận: Khi đang học bài, làm bài các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập

Thảo luận theo gợi ý của giáo viên Lần lượt từng nhóm đưa ra cách ứng xử, không nêu ý kiến trùng lặp :

+ Từ chối để học bài.

+ Bảo bạn chờ học xong rồi cùng đi. + Cất sách vở, đi cùng bạn.

+ Rủ bạn cùng học xong rồi đi.

- Phân tích, chọn ra các cách ứng xử đúng. - Tự chọn cách ứng xử đúng, phù hợp với bản thân học sinh.

Hoạt động 2 : Thảo luận về các biểu hiện của chăm chỉ

* Giao nhiệm vụ cho học sinh : - Thảo luận nhóm.

- Cách thức thảo luận : Lần lượt các thành viên trong nhóm kể ra các biểu hiện của chăm chỉ học tập (động não).

- Thư kí của nhóm ghi kết quả thảo luận lên giấy khổ to.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Tổng hợp, hết các ý kiến đúng của học sinh

- Có thể nêu ra một số biểu hiện :

+ Tự giác học, không cần người khác phải nhắc nhở.

+ Luôn làm đủ bài tập.

+ Luôn học thuộc bài trước khi đến lớp. + Đi học đúng giờ, đầy đủ,...

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3 : Thảo luận về lợi ích của chăm chỉ học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Giao nhiệm vụ :

Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và đưa ra cách giải quyết hợp lí. Giải thích vì sao chọn cách giải quyết đó.

- Tình huống 1 : Đã đến giờ Toàn học bài, nhưng ti vi đang chiếu phim hoạt hình rất hay. Mẹ giục Toàn đi học, nhưng Toàn còn nấn ná mãi. Theo em, bạn Toàn nên làm gì ? Vì sao ?

- Tình huống 2 : Gặp bài toán khó, bạn Hoà loay hoay mãi mà chưa giải được. Nếu em là bạn Hoà, em sẽ làm gì ? Vì sao?

- Tình huống 3 : Vì chưa làm đủ bài tập nên bạn Hưng đã trốn học. Em có đồng tình với bạn Hưng không ? Vì sao ?

* Gợi ý học sinh tự rút ra ích lợi của việc chăm chỉ học tập và tác hại của việc lười học.

* Kết luận : Chăm chỉ học tập sẽ đem lại cho các em nhiều ích lợi : Giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn, được thầy cô giáo, các bạn quý mến, thực hiện tốt quyền học tập của mình,...

Các nhóm thực hiện nhiệm vụ thảo luận, đưa ra cách giải quyết.

Có thể là :

- Toàn nên tắt ti vi, nghiêm túc học bài, vì nếu không học bài, ngày mai Toàn sẽ bị điểm kém và bị cô giáo phê bình.

- Em nên nhờ bố mẹ, anh chị hoặc bạn giảng cho, khi nào hiểu, em sẽ tự làm. Như vậy em đã hoàn thành bài tập cô giáo cho, sẽ được cô khen.

- Không thể đồng tình với bạn Hưng, vì như vậy càng không được học bài, hiểu bài đầy đủ, vừa bị điểm kém, vừa bị cô giáo phê bình, trốn học lang thang còn có thể bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, bị lôi kéo làm điều xấu,...

Hoạt động tiếp nối

* Yêu cầu học sinh :

- Tự liên hệ việc học tập để tiết 2 trình bày trước lớp.

- Sưu tầm những tấm gương chăm chỉ học tập để tiết 2 kể lại cho các bạn cùng học tập.

ĐÁNH GIÁ MÔĐUN

Sau khi học xong toàn bộ modul, các bạn tự đánh giá kết quả học tập của mình theo câu hỏi sau :

Câu 1 : Bạn hãy giải thích luận điểm : “Người thầy giáo tồi mang chân lí đến sẵn cho

học sinh. Người thầy giáo giỏi dạy học sinh biết cách tìm ra chân lí”.

Câu 2 : Chỉ có các phương pháp dạy học hiện đại mới được vận dụng vào dạy môn Đạo

đức hiện nay. Bạn hãy cho biết ý kiến của mình về quan điểm đó bằng cách đánh dấu x vào ô và giải thích vì sao.

a) Tán thành b) Không tán thành c) Lưỡng lự

Câu 3 : Theo bạn, để xây dựng một kế hoạch bài học môn Đạo đức, người giáo viên cần

có những kĩ năng cơ bản nào ?

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1

Khung Kế hoạch bài học

* Bài số...Tên bài...(tiết...) I - Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức : Nêu những yêu cầu về kiến thức cơ bản học sinh cần đạt (Nên dùng các từ để có thể lượng hoá được mức độ hiểu biết sau bài học). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Về kĩ năng hành vi : Học sinh cần rèn luyện thói quen hành vi gì theo chủ đề bài học. Nên dùng các động từ xác định hành vi : biết, thực hiện,...

3. Về giáo dục thái độ : Xác định cần định hướng cho học sinh thái độ như thế nào sau khi học mỗi bài. Mục đích cuối cùng là giúp các em biết phân biệt, ủng hộ và làm theo cái đúng, cái tốt ; không học tập và làm theo cái xấu, cái sai.

II - Tài liệu và phương tiện dạy học (Chuẩn bị)

1. Tài liệu

- Tài liệu học tập cho học sinh. - Tài liệu tham khảo cho giáo viên.

(Đó là các thông tin, sự kiện cần thiết phục vụ bổ trợ cho bài học được giáo viên cập nhật, sử dụng).

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 47 - 49)