* Hoạt động 1, 2
* Tính đặc thù của phương pháp dạy học môn Đạo đức + Kết hợp các phương pháp dạy học và giáo dục đạo đức, vì :
Dạy học môn Đạo đức là một trong hai con đường, đồng thời là con đường cơ bản và quan trọng nhất để thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Nó vừa thực hiện chức năng giáo dục, vừa thực hiện chức năng dạy học.
+ Chú trọng phương pháp rèn luyện nhằm liên tục củng cố, hình thành thói quen hành vi đúng chuẩn mực cho học sinh.
* Những nguyên tắc khi vận dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức - Kết hợp các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại.
- Vừa sức : phù hợp sự phát triển tâm - sinh lí học sinh. - Phù hợp chủ đề, loại bài Đạo đức.
- Phù hợp thực tế vùng, miền, trường, lớp. - Đa dạng, phong phú.
- Phát triển vốn sống (tri thức, kĩ năng sống, kinh nghiệm đạo đức).
Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1 : Thực chất của đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện nay
là vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
Câu 2 : Nếu bạn chọn :
- Đáp án a : Bạn có nhận thức rất tốt về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Đáp án b : Bạn đã có nhận thức đúng.
- Đáp án c : Bạn nên xem lại thông tin nguồn.
Câu 3 : Nếu bạn chọn :
- Nếu bạn chọn đáp án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
- Nếu bạn chọn đáp án b : Hi vọng bạn sẽ cố gắng hơn.
- Nếu bạn chọn đáp án c : Cần xem lại thái độ tiếp thu đổi mới phương pháp dạy học của mình.
* Hoạt động 3, 4
Câu 1 : Phải vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp trong một bài Đạo đức cụ thể vì không phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm. Sự tuyệt đối hoá một hoặc một số phương pháp sẽ làm cho bài học nhàm chán, hạn chế hiệu quả.
Câu 2 : Sau khi làm xong câu này, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc với đồng
nghiệp để cùng đánh giá bài làm của mình theo gợi ý sau : - Sử dụng các phương pháp có phù hợp chủ đề bạn chọn không ? - Có sử dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn không ?
- Các phương pháp đó có thể kích thích hứng thú học tập của học sinh, làm cho học sinh học tập sôi nổi không ?
- Có phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh không ?
- Có lôi cuốn hầu hết các học sinh trong lớp tham gia vào hoạt động học tập (tính tích cực diện rộng) không ?