B Tình huống ứng xử

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 36 - 39)

1. Được điểm 10 a) Giúp hiểu và làm 2. Có chuyện buồn b) Khuyên can 3. Đau chân c) Thăm hỏi, giúp đỡ 4. Làm điều sai d) Chúc mừng 5. Gặp bài khó đ) An ủi, động viên e) Kệ bạn

(Bài 5 - Lớp 3)

Đáp án : Nối 1 - d 2 - đ 4 - b 3 - c 5 - a

Chú ý : Số phương án lựa chọn ở cột B phải nhiều hơn cột A để đảm bảo tính khách

quan.

- Đúng, sai : Đưa ra những tri thức đúng và sai, học sinh điền chữ Đ (đúng), chữ S (sai) vào ô tương ứng.

Ví dụ : Điền vào ô chữ Đ trước ý kiến em cho là đúng, chữ S trước ý kiến em cho là sai.

a) Giúp đỡ bạn con gia đình thương binh là tỏ lòng biết ơn thương binh.

b) Chăm sóc, bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ là việc làm của người trông coi nghĩa trang. c) Chăm sóc, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng là tỏ lòng biết ơn liệt sĩ.

d) Chỉ thương binh nặng mới cần giúp đỡ.

Đáp án : a) Đ b) S c) Đ d) S - Nhiều lựa chọn : Đưa ra nhiều phương án, trong đó có phương án nhiễu (không đúng hoặc sai) để học sinh lựa chọn.

Chú ý : Phương án nhiễu phải ít hơn phương án đúng

Ví dụ : Đánh dấu x vào ô trước những ý kiến em cho là đúng : Chia sẻ buồn vui cùng bạn là :

a) Động viên khi bạn có chuyện buồn. b) Ghen tị khi bạn được điểm cao. c) Thăm hỏi khi bạn ốm đau.

d) Chúc mừng, học tập khi bạn được khen ngợi. đ) Mặc kệ khi bạn định làm điều sai trái. e) Tặng quà khi sinh nhật bạn.

g) Rủ bạn cùng vui chơi. h) Mời bạn dự sinh nhật.

(Bài 5 - Lớp 3)

Đáp án : a, b, c, d, e, g, h.

3.2.2. Đánh giá thái độ, tình cảm đạo đức

thích, thúc đẩy nhận thức, thực hiện chuẩn mực hành vi. Do đó cần được đánh giá đúng mực.

a) Kiểm tra nói : Thường sử dụng dạng câu hỏi để khẳng định thái độ

(Có đồng ý không, vì sao ?)

b) Kiểm tra viết

* Tự luận : Đưa ra cách ứng xử, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ : (Có đồng ý không, vì sao ?, Cho biết ý kiến của em).

* Phiếu học tập : Đưa ra một số câu dẫn, yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ ở các mức khác nhau (Đồng ý, phân vân, không đồng ý).

Ví dụ :

TT Nội dung câu dẫn Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Chỉ giúp đỡ bạn con nhà giàu 2 Khi bạn cần sẵn sàng giúp đỡ 3 Giúp đỡ bạn để bạn phải giúp mình

4 Giúp đỡ bạn là trách nhiệm

5 Giúp đỡ bạn vì không muốn bị mất lòng

(Bài 6 - Lớp 2)

* Đánh giá thái độ thông qua quan sát hành vi của học sinh, qua việc làm, ứng xử hằng ngày phát hiện động cơ tình cảm, thái độ của học sinh. Đồng thời qua đó, kịp thời uốn nắn thái độ, động cơ không đúng.

3.2.3. Đánh giá hành vi đạo đức của học sinh

* Kiểm tra nói : Yêu cầu học sinh liên hệ bản thân, kể lại những việc làm của mình sau các chủ đề đã học để đủ độ tin cậy, cần làm rõ các thông tin :

- Em làm việc đó với ai, trong trường hợp nào ? - Vì sao em làm như vậy ?

- Việc làm đó có lợi (hoặc có hại) gì cho mình và người khác ?

b) Kiểm tra viết : Yêu cầu như trên.

c) Quan sát hành vi của học sinh thông qua luyện tập trên lớp, tham gia các hoạt động

của lớp, trường, khi ở nhà và sinh hoạt cộng đồng. Để đánh giá khách quan cần kết hợp với phụ huynh, phụ trách Đội, giáo viên khác và tập thể lớp.

d) Tiêu chí đánh giá

- Tính chất hành vi - Động cơ của hành vi

- Tính bền vững của sự thể hiện hành vi.

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá

Câu 1 : Sách học sinh môn Đạo đức ở tiểu học, phần bài tập đã sử dụng các phương

pháp đánh giá :

- Lớp 1, 2, 3 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan.

- Lớp 4, 5 : Phổ biến là trắc nghiệm khách quan, một số bài kết hợp với tự luận, dưới hình thức trình bày ngắn.

Câu 2 : Sau khi soạn xong đề kiểm tra, bạn hãy trao đổi trong nhóm học tập hoặc đồng

nghiệp và cùng rút kinh nghiệm theo các tiêu chí sau :

- Đảm bảo đánh giá cả kiến thức, thái độ, kĩ năng của học sinh.

- Độ khó vừa sức học sinh ở địa phương bạn, đồng thời giúp cho phát triển tích cực tư duy của học sinh.

- Phát huy tính sáng tạo của học sinh khá, giỏi.

Nếu đạt các tiêu chí đó theo ý kiến khách quan, bạn đã đạt yêu cầu.

Câu 3 : Đánh giá kết quả dạy và học là việc làm thường xuyên. Mục đích của đánh giá

là điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó ý kiến trên sai. Nếu bạn tán thành ý kiến đó, thì cần nhận thức lại.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)