THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG Các hình thức dạy học môn Đạo đức ở tiểu học

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 31 - 34)

a) Hình thức bài lớp (giờ học trên lớp)

* Làm việc cá nhân : Tự đọc, tự làm bài tập,... * Hợp tác

- Thầy - trò - Trò - trò

+ Hoạt động nhóm (thảo luận - đóng vai - tiểu phẩm,...) . Nhóm nhỏ : (cặp đôi)

. Nhóm vừa : 3 đến 5 học sinh . Nhóm lớn : trên 5 học sinh + Cả lớp :

. Đóng vai

. Tiểu phẩm Giao lưu, phỏng vấn,... . Kể chuyện

. Trò chơi

.. Ô chữ : Đoán điều kì diệu, ô chữ biết nói,.... .. Đặt lời bình cho tranh

.. Giải thích một hành động

.. Tiếp sức (điền nhanh, dán hoa, đặt câu, đọc thơ,...) .. Ai đúng, ai sai, ai nhanh hơn,...

.. Các trò chơi vận động khác : Về đích, đi tìm bạn tốt, tìm địa chỉ đỏ,... .. Tổ chức cuộc thi

.. Kể chuyện đạo đức (bằng lời diễn cảm, kể chuyện theo tranh)

.. Hái hoa dân chủ : Đọc (giải thích) tục ngữ, ca dao, thành ngữ, thơ, kể về tấm gương đạo đức, hát.

.. Thi vẽ tranh theo chủ đề,...

* Bài tập tình huống (hoạt động cá nhân, hợp tác) - Bằng lời :

+ Đưa tình huống ngỏ để học sinh nêu cách ứng xử (sẽ làm gì ? sẽ ứng xử thế nào ?,...) + Nêu cách giải quyết để học sinh nhận xét, giải thích.

+ Đưa ra một câu chuyện có kết cục mở để học sinh viết tiếp lời kết.

+ Trắc nghiệm : Đưa ra các phương án khác nhau để học sinh lựa chọn bằng nhiều hình thức : điền khuyết (điền từ đúng vào chỗ trống), ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn.

- Qua tranh (Đưa tranh có nội dung chính diện hoặc phản diện để học sinh miêu tả nội dung tranh, nhận xét, giải thích).

- Qua hành động (kịch câm) học sinh nhận xét, giải thích.

- Hành vi đạo đức lấy từ thực tiễn cuộc sống (học sinh nhận xét, liên hệ).

b) Tự học ở nhà

- Tự học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới. - Điều tra xã hội

- Lập kế hoạch học tập, hoạt động

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, thành ngữ, bài hát, bài thơ, tấm gương đạo đức, tranh ảnh,... - Rèn luyện hành vi đạo đức

c) Hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tham gia, thực tế xã hội

- Tham gia các hoạt động xã hội nhân ngày lễ lớn, ngày hội, lễ hội văn hoá,... ở địa phương.

- Tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, tình nghĩa,...

- Tìm hiểu tập quán, truyền thống đạo đức của địa phương (giao bài tập, thi tìm hiểu, mời nói chuyện,...)

d) Giúp đỡ riêng đối với học sinh cá biệt hoặc đặc biệt (có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em

thiệt thòi, khuyết tật,...)

Các hình thức dạy học trên giúp cho việc gắn kết các hình thức dạy học dạy học Đạo đức với giáo dục đạo đức theo chu trình khép kín, kết hợp :

s Trước, trong, sau giờ học s Học và hành

s Nhà trường - gia đình - xã hội

Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá hoạt động

Câu 1 : Điểm khác nhau cơ bản giữa phương pháp và hình thức dạy học môn Đạo Đức :

+ Phương pháp dạy học môn Đạo Đức là con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn Đạo đức.

+ Hình thức dạy học môn Đạo đức là cách thức tổ chức hoạt động dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học.

+ Để triển khai một hình thức dạy học cụ thể, phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học.

Câu 2 : Những điểm mới của hình thức dạy học môn Đạo đức

- Phong phú, đa dạng. - Gắn với thực tiễn.

- Chú trọng phát huy độc lập, chủ động, tích cực hoạt động của học sinh : học hợp tác, học độc lập.

- Tôn trọng nhân cách của học sinh ; phù hợp tâm - sinh lí lứa tuổi tiểu học : “Học mà chơi, chơi mà học”.

- Thống nhất quy trình giáo dục trước, trong, sau bài học ; kết hợp ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Câu 3

- Sau khi thiết kế hình thức dạy học cho một chủ đề cụ thể, bạn hãy đổi bài cho đồng nghiệp đối chiếu với các tiêu chí sau để đánh giá kết quả :

+ Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp chủ đề đạo đức.

+ Phù hợp với tâm - sinh lí học sinh, gây hứng thú học tập.

+ Tính thống nhất giữa hình thức và phương pháp, phương tiện dạy học.

+ Phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của trường, lớp : quỹ thời gian, không gian học, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện vật chất,...

+ Phát huy độc lập, tích cực tư duy của học sinh.

- Nếu đạt năm tiêu chí trên : bạn đã hiểu và vận dụng tốt. - Nếu đạt 3/5 các tiêu chí : đạt yêu cầu.

- Nếu đạt 1 - 2 tiêu chí, yêu cầu bạn thiết kế lại.

Câu 4

- Nếu bạn chọn phương án a : Bạn đã có thái độ tích cực trước đổi mới hình thức dạy học Đạo đức hiện nay.

- Nếu bạn chọn các phương án khác, cần xem lại thái độ tiếp nhận đổi mới dạy học

của mình.

Một phần của tài liệu TIỂU MÔĐUN 2 (15 tiết) MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC MỤC TIÊU potx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)