BỆNH DỊ ỨNG 1 Bệnh dị ứng [13], [3]

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây đậu phộng và protein (Trang 47 - 52)

1. Bệnh dị ứng [13], [3]

Dị ứng là từ chung để chỉ các phản ứng khác nhau của cơ thể đối với các chất như phấn hoa, lông mèo hoặc các chất khác, mà cơ thể cho là lạ từ bên ngoài vào. Thống kê cho thấy khoảng 15% dân số hiện nay mắc bệnh dị ứng và nhiều trường hợp bị dị ứng nặng.

Dị ứng là do hệ miễn dịch của cơ thể quá mẫn cảm. Hệ miễn dịch dị ứng nhận nhầm một chất vốn không có hại thành có hại, sau đó tấn công chất này với cường độ mạnh hơn mức cần thiết. Người có cơ địa dị ứng là người mà cơ thể quá mẫn cảm với một số yếu tố mà phần lớn mọi người thấy chúng lành hoặc không gây hại. Những tác nhân gây dị ứng thông thường là phấn hoa, khói thuốc lá, bụi nhà máy, lông súc vật hoặc biểu bì súc vật (gầu), một số loại thực phẩm, bụi nhà và trong một số ít trường hợp tiếp xúc với không khí hoặc nước quá lạnh cũng gây phản ứng dị ứng.

2. Tình hình dị ứng đậu phộng trên thế giới [22], [18], [9], [8], [15], [17]

Tỷ lệ dị ứng đậu phộng ở các nước phương Tây đã được tính là cứ 1000 người thì có 1 người bị dị ứng với đậu phộng, thậm chí có những nước cứ 200 người thì có 1 người bị dị

ứng với đậu phộng. Người ta nhận thấy rằng tỷ lệ bị dị ứng đậu phộng đang gia tăng trong những năm vừa qua. Tỷ lệ mắc bệnh dị ứng với đậu phộng ở trẻ dưới 5 tuổi ở Mỹ được báo cáo là đã tăng gấp đôi trong 5 năm từ 1998 đến 2003 (Sampson.2003). Một nghiên cứu khác báo cáo rằng dị ứng đậu phộng chiếm 28% số ca bị dị ứng thực phẩm ở trẻ em (Moneret- Vautrin, et al., 1998).

Có một điều khá thú vị là tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng đậu phộng ở các nước khác nhau là khác nhau, thông thường những người nhập cư vào Mỹ có mức độ dị ứng thực phẩm thấp hơn so với người Mỹ, nhưng khi theo cùng chế độ ăn uống và lối sống của người Mỹ thì nhanh chóng có cùng mức độ dị ứng như dân bản địa. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện nay vẫn đang là một câu hỏi cho các nhà nghiên cứu .

Trong báo cáo năm 2001 về 32 trường hợp tử vong do phản ứng phản vệ của cơ thể với các loại thực phẩm (báo cáo thực hiện tại Mỹ), đậu phộng được xác định là nguyên nhân gây ra 14/32 số ca tử vong. Khi nghiên cứu các trường hợp tử vong này, người ta thấy hầu hết các nạn nhân đều bị dị ứng thực phẩm và bị suyễn trước khi bị tử vong (Bock, et al., 2001).

Tuy nhiên ở Trung quốc thì số người bị dị ứng với đậu phộng lại thấp hơn rất nhiều so với Mỹ, mặc dù Trung Quốc là nơi tiêu thụ đậu phộng rất lớn. Trong 29 trẻ em tuổi từ 2-12 ở Trung Quốc được nghiên cứu, thì thấy chúng không có dấu hiệu dị ứng lâm sàng đối với đậu phộng. Thật thú vị, dân số người Mỹ gốc Hoa sống tại Mỹ đã có một tỷ lệ dị ứng đậu phộng tương tự với dân số Mỹ nói chung (Beyer, et al., 2001).

Tại Úc tỷ lệ bị tử vong do dị ứng đậu phộng ở trẻ em dưới 5 tuổi được ghi nhận là trong vòng 30 năm thì chỉ có một ca bị tử vong, tỷ lệ trẻ em Úc có nguy cơ dị ứng với đậu phộng ở mức độ nghiêm trọng là chỉ có 0.25%, thử nghiệm trên da cho dị ứng đậu phộng trong 456 trẻ em ở Tasmanian tuổi từ 7-8 tất cả đều là âm tính (Kemp, 2005).

Một báo cáo gần đây từ Đức cho thấy 103 trường hợp sốc phản vệ được báo cáo bởi bản câu hỏi của bác sĩ trong năm 2004, các loại thực phẩm là trường hợp thường xuyên nhất gây phản ứng phản vệ (chiếm 57%), tiếp theo là do côn trùng chích (chiếm 13%) và liệu pháp thuốc tiêm miễn dịch (chiếm 12%). Đậu phộng và các hạt cây là loại thực phẩm thường xuyên nhất gây ra các phản ứng phản vệ (Mehl, et al., 2005).

Tại Canada, tỷ lệ dị ứng đậu phộng được xác định ở trẻ em từ lớp mẫu giáo đến lớp 3 tại trường được lựa chọn ngẫu nhiên ở Montreal là ở khoảng 1.5%-1.76%. Nghiên cứu này bao gồm một bản câu hỏi, tiếp theo là xét nghiệm trên da, đo lường kháng thể IgE đặc hiệu đậu phộng, và các bài kiểm tra thử thách đậu phộng bằng miệng (Kagan, et al., 2003).

Những ví dụ này chỉ ra sự chênh lệch lớn về phản ứng phản vệ với đậu phộng ở các nước trên khắp thế giới. Chắc chắn, tỷ lệ mắc dị ứng đậu phộng ở Mỹ cao hơn ở bất kỳ nước nào khác. Nhiều ý kiến đã được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này, có ý kiến cho rằng đó là do sự khác biệt trong giống đậu phộng tiêu thụ tại mỗi nơi hoặc sự khác biệt trong phương pháp chế biến đậu phộng cung cấp tại thị trường bán lẻ, sự khác biệt trong khuynh hướng di truyền dân số.

3. Cơ chế gây dị ứng

Dị ứng được định nghĩa là những tác động xấu đến sức khỏe mà có thể là kết quả của sự kích thích của một phản ứng miễn dịch cụ thể. Bệnh dị ứng có thể có nhiều hình thức và phát triển bình thường trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu thường gọi là giai đoạn mẫn cảm xảy ra khi một cá nhân mẫn cảm được tiếp xúc lần đầu tiên với một chất gây dị ứng gây đủ số lượng để kích thích một phản ứng miễn dịch cơ bản. Nếu các cá nhân này tiếp xúc với các chất gây dị ứng vào một lần tiếp theo thì sau đó một phản ứng miễn dịch xảy ra, dẫn đến phản ứng quá mẫn cảm gây liên quan tới các cơ quan của người bệnh (giai đoạn II).

Để có thể hiểu rõ hơn về cơ chế gây dị ứng ta hãy xem sơ đồ sau :

Lần 1: tiếp xúc với chất dị ứng lần đầu

SVTH: TRẦN THỊ NGUYỆT MINH

49

Tác nhân gây dị ứng (A) dị ứng (A)

Đi vào trong cơ thể người cơ thể người

Tiếp xúc trong môi trường APC trường APC

(A) bị bao bọc trong môi trường APC trường APC (A) tiếp xúc với tế bào lympho-T Giải phóng ra Cytokine

Cytokine tiếp xúc với tế bào (B) hình thành tế bào (B) hình thành tế

bào Plasma

Sản xuất ra Kháng thể IgE Kháng thể IgE

Lần 2 : tiếp xúc tác nhân gây dị ứng ở các lần tiếp theo

Ở lần đầu tiên tiếp xúc (do ăn phải, hít phải, tiếp xúc ngoài da) với các chất gây dị ứng các chất gây dị ứng sẽ đi vào bên trong cơ thể, nó đi vào trong môi trường APC, bị bao bọc trong môi trường APC sau đó chất gây dị ứng này tiếp tục đi sâu vào bên trong cơ thể và gặp tế bào lympho T, khi gặp chất gây dị ứng này thì ngay lập tức tế bào lympho T giải phóng ra một chất mà người ta gọi là cytokine, cytokine mới được sinh ra tiếp xúc với tế bào B trong cơ thể, hình thành lên tế bào Plasma, chính tế bào plasma sản xuất ra một loại kháng thể gọi là kháng thể IgE . Kháng thể IgE này khi gặp phải tế bào Mast sẽ hình thành lên một tế bào mới mà trong bài này em xin tạm gọi là tế bào (H).

Ở lần tiếp xúc với chất gây dị ứng (cùng một chất gây dị ứng) tiếp theo, khi chất gây dị ứng đi vào bên trong cơ thể bệnh nhân và tiếp xúc với tế bào (H) (sinh ra do sự kết hợp của IgE và tế bào Mast) thì sẽ sinh ra histamine, khi histamine đi vào mạch máu sẽ gây giãn mạch máu khi đó bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị dị ứng: da bị mẩn đỏ, sưng tấy, nôn, nghẹt thở, tức ngực …

4. Các triệu chứng của bệnh dị ứng đậu phộng

Tác nhân gây dị ứng (A) dị ứng (A) (A) tiếp xúc với tế bào (H) Hình thành nên Histamin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Histamin đi vào máu gây giãn máu gây giãn

mạch máuXuất hiện các Xuất hiện các

biểu hiện của dị ứng dị ứng

Người ta đã nghiên cứu và tìm ra 4 hệ thống bộc lộ dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là:  Da thường hay bị nổi mề đay, màu da có màu đỏ đặc biệt là vùng da ở mặt, thậm chí

còn bị sưng tấy .

 Đường hô hấp có hiện tượng: thở khò khè, ho, khó thở, nghẹt mũi, cổ họng như bị siết chặt.

 Đường tiêu hóa: người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng .

 Hệ thống tim mạch: người bệnh bị tụt huyết áp, nhịp tim không đều thậm chí nặng hơn là tim ngừng đập.

Báo cáo năm 2003 (Al-Muhsen, et al., 2003) chỉ ra rằng phản ứng dị ứng đậu phộng đầu tiên thường xuất hiện giữa 14 và 24 tháng tuổi, và thường xảy ra ở nhà. Theo một nghiên cứu tại Mỹ (Sicherer, et al 2001) nơi mà có số ca dị ứng đậu phộng lớn nhất trên thế giới thì 50% trẻ em bị dị ứng đậu phộng có triệu chứng trong một hệ thống cơ quan (một trong bốn hệ thống cơ quan đã nói ở trên), 30% có các triệu chứng trong hai hệ thống, 10-15% trong ba hệ thống, và 1% trong bốn hệ thống.

5. Các phương pháp chẩn đoán dị ứng đậu phộng [12]

Theo (Roberts, et al., 2005) thì việc chẩn đoán dị ứng đậu phộng bao gồm bốn bước chính sau :

Bước 1: người ta sẽ tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh

Bước 2: người ta sẽ tiến hành các xét nghiệm với da của người bệnh

Bước 3: tiến hành xét nghiệm máu để biết xem có sự xuất hiện kháng thể IgE trong

máu người bệnh hay không. Kháng thể IgE đặc hiệu đậu phộng trong máu được đo bằng một bài kiểm tra gọi là radioallergosorbent (RAST)

Bước 4: người ta sẽ cho bệnh nhân tiêu thụ một lượng đậu phộng (tất nhiên lượng đậu

phộng này phải được cân nhắc kĩ lưỡng tránh trường hợp có thể đe dọa tính mạng cho bệnh nhân) để xem các triệu chứng của bệnh nhân

Xét nghiệm RAST dùng để đo nồng độ của kháng thể IgE trong máu người bệnh, cách làm như sau:

Bước 1: bệnh nhân được trích máu và mẫu máu này được tách bỏ hết hồng cầu bạch

cầu, phần còn lại chính là huyết thanh (serum). Mẫu huyết thanh này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để làm xét nghiệm.

Bước 2: lấy một lượng kháng nguyên KN (đã biết khối lượng là m), mà các phân tử

KN liên kết với 1 chất không hòa tan cho vào ống nghiệm N. Kháng nguyên liên kết với chất không hòa tan ký hiệu là kt (kết tủa) trở thành KNkt. Sở dĩ dùng chất không hòa tan là vì cho phép ta tách riêng hỗn hợp kết tủa ra cùng với những gì liên kết với nó (sau khi xả hết dung dịch cùng với những gì hòa tan cùng trong dung dịch).

Bước 3: cho huyết thanh của bệnh nhân vào N, lượng huyết thanh đã biết là m2. Trong huyết thanh của bệnh nhân có các kháng thể KT (với nồng độ chưa biết). Các kháng thể này sẽ bám vào KNkt. Nếu nồng độ kháng thể càng cao thì sẽ có càng nhiều kháng thể bám vào các các KNkt, KNkt trở thành KT-KNkt. Tách kết tủa KT-KNkt ra.

Bước 4: một lượng kháng thể khác đã được đánh dấu bằng phóng xạ (px) (chất phóng

xạ để đánh dấu thường là 1 đồng vị px 131 của Iốt) với khối lượng là m3 cho vào N. Các KT phóng xạ (KTpx) này sẽ bám vào các KT-KNkt. Càng nhiều KT-KNkt thì sẽ càng nhiều KTpx bám vào, và thu được KTpx - KT-KNkt. Tách kết tủa KTpx - KT-KNkt ra.

Bước 5: đo độ phóng xạ của KTpx-KT- KNkt. Nếu như lượng KT trong huyết tương

ban đầu càng nhiều thì rõ ràng độ phóng xạ này sẽ càng lớn.

Bước 6: bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ kết luận.

Một phần của tài liệu Tổng quan về cây đậu phộng và protein (Trang 47 - 52)