Kết quả thu nhận được từ phiếu điều tra của học sinh sau khi tham gia

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 97 - 113)

ngoi khóa

3.3.6.1. Mc đích điu tra

+Về thái độ của học sinh khi tham gia ngoại khóa.

+Về mức độ hiểu của học sinh về kiến thức động lượng, định luật bảo toàn

động lượng sau khi tham gia ngoại khóa.

3.3.6.2. Địa đim, thi gian, s lượng hc sinh điu tra

+Địa điểm : Trường PTTH Lê Hồng Phong- TPHCM +Thời gian: Ngày 03/04/2009

3.3.6.3. Ni dung phiếu điu tra hc sinh: phụ lục 3

3.3.6.4. Kết qu điu tra

Phần 1: Một số câu trắc nghiệm liên quan đến kiến thức động lượng Câu 1: Một quả đạn có khối lượng 20kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 70m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 8kg bay theo phương ngang với vận tốc 90m/s. Độ lớn vận tốc mảnh thứ hai có thể

nhận giá trị nào sau đây :

Bảng 3.2. Số ý kiến HS trả lời câu 1-phụ lục 3 56,7 m/s 131,1m/s 123m/s 680m/s

9 7,1% 114 90,4% 0 0% 3 2,5%

Câu 2: Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s, v2 =1m/s ; v1 và 2 v hợp với nhau góc 1200 tổng động lượng của hệ là: Bảng 3.3. Số ý kiến HS trả lời câu 2-phụ lục 3 3 kg.m/s 6kg.m/s 8kg.m/s 12 kg.m/s 126 100% 0 0 0 0 0 0

Câu3: Trong các điều kiện I, II, III sau đây : I. Khối lượng khí phụt ra lớn.

II. Vận tốc khí phụt ra lớn. III. Khối lượng tên lửa lớn.

Muốn tăng tốc độ cho tên lửa cần thỏa mãn các điều kiện. Bảng 3.4. Số ý kiến HS trả lời câu 3-phụ lục 3

I,II II,III I, III I,II,III

Câu 4: Một viên đạn có khối lượng m đang bay với vận tốc v = 500m/s thì nổ

thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau và có phương chiều như sau: 0 30 Độ lớn vận tốc của mảnh thứ nhất có giá trị: Bảng 3.5. Số ý kiến HS trả lời câu 4-phụ lục 3 250 m/s 850 m/s 400 m/s 500 m/s 31 24,6% 9 7,1% 0 0% 86 68,3%

Câu 5: Câu nào dưới đây không nói về một chuyển động bằng phản lực? Bảng 3..6 Số ý kiến HS trả lời câu 5-phụ lục 3 Trong một hệ kín đứng yên, khi một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại.

Khi chiếc ca-nô chạy về phía trước thì nước sông ở sau ca- nô đẩy về phía sau. Sau khi em nhỏ châm ngòi, chiếc pháo thăng thiên vụt lên trời và phụt lửa về phía sau. Một người từ chiếc thuyền của mình nhảy mạnh sang chiếc thuyền bên cạnh. Chiếc thuyền của người đó lùi ngược lại. 0 0% 117 92,9% 0 0% 9 7,1% 0 60 v 2 p 1 p 

Phần 2: Thái độ của học sinh sau khi tham gia ngoại khóa

Câu 6: Em có cảm thấy thích thú khi tham gia ngày hội vật lí này không? Bảng 3.7. Số ý kiến học sinh trả lời câu 6-phụ lục 3

Có Không 126 100% 0 0%

Câu 7: Sau khi quan sát các đội tham gia phần thi tách tầng, em có thể tự

mình chế tạo một chiếc xe chạy bằng bong bóng khí không ? Bảng 3.8. Số ý kiến học sinh trả lời câu 7-phụ lục 3

Có Không

117 92,9% 9 7,1%

Câu 8: Trong các trò chơi của hoạt động ngoại khóa, em thích trò chơi nào? ( có thể chọn nhiều trò chơi) Bảng 3.9. Số ý kiến học sinh trả lời câu 8-phụ lục 3 Phản ứng nhanh Giải ô chữ Bức tranh bí mật Đua xe tốc độ cao Bắn tên lửa nước Ai khéo hơn 126 100% 57 45,2% 96 76,2% 92 73% 126 100% 126 100%

Câu 9: Ngoài việc chế tạo xe chạy bằng bong bóng khí và tên lửa nước, em có chế tạo một mô hình động cơ phản lực đơn giản nào không ? Nếu có, em hãy trình bày ý tưởng chế tạo của mình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua PĐT, chúng tôi ghi nhận lại 2 ý tưởng chế tạo như sau :

- Ý tưởng 1 : dùng 1 lon nhôm, 1 đầu kín, đầu còn lại cũng bịt kín nhưng có khoét 1 số lỗ để thoát khí. Dùng 1 miếng mốp làm đáy thuyền, 2 thanh tre gọt giũa để đỡ lon nhôm. Dưới lon nhôm gắn 1 số cây nến, đổ nước vào lon

nhôm, sau đó đốt nến. Nước trong nhôm nóng lên, bốc hơi, làm thuyền chuyển động về phía trước.

- Ý tưởng 2 : dùng coca- cola kết hợp với kẹo mentos, bỏ vào trong 1 cái lon đặt nằm ngang. Gắn 4 bánh xe dưới cái lon. Ban đầu đổ coca-cola vào, kế

tiếp cho vài viên kẹo mentos thì nước trong lon sẽ phụt ra giúp cho xe chuyển

động về phía trước.

Câu 10: Em có thể nêu một số hạn chế về cách tổ chức, hình thức, nội dung trong ngày hội vật lí này :

Thông qua PĐT, chúng tôi tóm tắt một số ý như sau

- Tổ chức : giữa người dẫn chương trình với bộ phận kỹ thuật chưa hiểu ý nhau, bộ phận trọng tài còn lúng túng trong việc xác định thời gian chuyển

động của các xe hoặc điểm rơi của tên lửa.

- Hình thức : ngày hội khai hỏa chỉ có một số trò chơi gây hứng thú như : phản ứng nhanh, đua xe tốc độ cao còn trò chơi giải ô chữ chưa thật sự thu hút, số lượng tham gia vào các trò chơi còn hạn chế.

- Nội dung : chưa phong phú vì chủ đề chỉ quay quanh về định luật bảo toàn động lượng, cần mở rộng nội dung nhiều hơn nữa.

Qua những câu trả lời của học sinh đã được thống kê trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau :

- Phần lớn học sinh nắm được cách sử dụng toán vectơđể giải một số bài toán động lượng và hiểu nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.

- Ngày hội vật lí đã đem lại một không khí vui nhộn cho học sinh sau những ngày học căng thẳng. Chính vì thế, học sinh rất thích học vật lí dưới hình thức ngoại khóa giống như vậy.

- Từ trò chơi đua xe tốc độ và bắn tên lửa, học sinh đã nảy sinh một số ý tưởng về việc chế tạo động cơ phản lực đơn giản như đã trình bày ở trên, điều

này chứng tỏ ngày hội vật lí đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực tư duy sáng tạo.

- Bên cạnh đó, thông qua PĐT, chúng tôi nhận thấy cách tổ chức, nội dung của ngày hội vật lí còn một số hạn chế như : chưa có sự thống nhất giữa các ban, bộ phận hỗ trợ, chưa xử lí tốt một số tình huống ngoài kế hoạch ; nội dung ngoại khóa chưa phong phú, cần mở rộng nhiều hơn nữa.

Kết luận chương 3

Căn cứ vào mục đích và nội dung thực nghiệm, qua việc tổ chức, theo dõi, phân tích diễn biến của ngày hội vật lí, kết hợp trao đổi với giáo viên, học sinh và phân tích kết quả điều tra, chúng tôi có nhận xét sau:

- Học sinh tham gia một cách nhiệt tình, sôi nổi, năng động, dí dỏm đã chứng tỏ được rằng buổi ngoại khóa đã đem lại cho các em niềm thích thú với khoa học nói chung và vật lí nói riêng.

- Buổi ngoại khóa đã giúp các em củng cố lại các kiến thức về động lượng, định luật bảo toàn động lượng và đặc biệt khắc sâu nguyên tắc chuyển

động bằng phản lực thông qua 2 vòng thi chế tạo xe chạy bằng bong bóng và tên lửa nước.

- Bên cạnh đó, chúng tôi cảm nhận được học sinh luôn muốn thể hiện mình, luôn muốn tạo ra sự khác biệt, và đó cũng chính là động lực thúc đẩy các em tìm ra cái mới, đây là một yếu tố quan trọng trong tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy còn một số khó khăn của giáo viên khi tổ chức ngoại khóa cho học sinh và các hạn chế về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mà đề tài đã xây dựng:

- Đối tượng thực nghiệm còn quá ít, cần phải mở rộng hơn nữa không những trong phạm vi nhà trường chúng tôi công tác mà còn ở các cơ sở giáo dục khác.

- Thời gian nghiên cứu còn ngắn nên chưa khai thác hết được các loại hình hoạt động ngoại khóa.

- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ nên khi tổ chức gặp khó khăn. - Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động ngoại khóa còn eo hẹp.

- Học sinh và giáo viên chưa quen với loại hình hoạt động ngoại khoá nên công tác chuẩn bị và tổ chức còn lúng túng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối chiếu với mục đích, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của đề

tài chúng tôi đã đạt được kết quả như sau:

- Hệ thống hóa được cơ sở lí luận về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí phổ thông.

- Tìm hiểu tình hình dạy học phần “Định luật bảo toàn động lượng– vật lí 10 nâng cao” ở một số trường nhằm sơ bộ xác định được những khó khăn chủ yếu và sai lầm phổ biến của học sinh khi học phần này. Đặc biệt chú ý đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí.

- Trên cơ sở vận dụng lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khóa, chúng tôi đã tổ chức ngày hội vật lí gồm có các trò chơi như phản ứng nhanh, giải ô chữ, bức tranh bí mật, đua xe tốc độ cao, bắn tên lửa nước. Thông qua hai buổi ngoại khóa này, học sinh củng cố được kiến thức đã học, tiếp nhận thêm một số thông tin bổ ích, phát huy tính tự chủ, sáng tạo và khơi dậy niềm đam mê chế tạo. Cách thức tổ chức hai buổi ngoại khóa và các trò chơi mà chúng tôi đã thiết kế có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh.

- Sau khi tổ chức vòng thi bay vào vũ trụ, chúng tôi nhận thấy rằng nên tổ chức một sân chơi với sự tham gia của các học sinh của một số trường PTTH trong thành phố dưới hình thức thi bắn tên lửa nước. Với ý tưởng đó, chúng tôi đề xuất với ban thiếu nhi trường học Quận Đoàn 5 và được phê duyệt. Vòng thi bắn tên lửa này được kết hợp vào ngày hội của Quận đoàn 5. Do điều kiện có hạn và khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tổ chức ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng– vật lí 10 nâng cao”. Nhưng những kết quả của thực nghiệm là động lực cho chúng tôi nghiên cứu, thực hiện các buổi ngoại khóa chuyên đề khác.

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tại chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần tổ chức khóa bồi dưỡng cho giáo viên về cách tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Cần khuyến khích giáo viên tham gia xây dựng nội dung, hình thức, phương pháp ngoại khóa vật lí cho từng phần của chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Đông (2003), Tìm hiểu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường THPT, Đề tài nghiên cứu khoa học ĐH Thái Nguyên.

2. Nguyễn Văn Đồng (1980), Phương pháp giảng dạy vật lí ở trường phổ

thông, Nxb Giáo dục .

3. Bùi Quang Hân, Trần Văn Bồi, Phạm Văn Tiến, Nguyễn Thành Tương (1999), Giải toán vật lí 10 tập 2, Nxb Giáo dục .

4. Đặng Vũ Hoạt (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường THCS, Nxb Giáo dục .

5. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề, tư

duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III 2004-2007, Trường Đại học sư phạm TPHCM. 6. Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm

đơn giản trong dạy học vật líở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội. 7. Phạm Vũ Kính (1997), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong

trường phổ thông DTNT, Nxb Giáo dục.

8. Hồ Văn Liên, Vũ Thị Sai (2006), Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở

trường trung học phổ thông, tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông.

9. Nguyễn Ngọc Nhị, Hoàng Văn Sơn (1981), Hội vui vật lí, Nxb Giáo dục. 10. Lương Ninh (1976), Tổ chức trò chơi ngoại khóa lịch sử, Nxb Giáo dục. 11. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003),

Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội.

12. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An ( 2004), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục.

13. Phạm Hữu Tòng ( 2001), Lí luận dạy học vật lí, Nxb Giáo dục .

14. Phạm Hữu Tòng (2003), Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb ĐHSP Hà Nội.

15. Trí Việt, Đại Toàn (2007), 150 trò chơi khơi dậy khả năng sáng tạo,

Nxb Hà Nội.

16. Viện nghiên cứu giáo dục trường Đại học sư phạm TPHCM (2007), Hội thảo hiệu quả của hoạt động ngoại khóa đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông, TPHCM.

17. Trần Vương, Hoàng Phương ( 2003), 50 trò chơi khoa học lí thú và hấp dẫn về nước, Nxb Thanh Niên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach/T%C6%B0_duy_l%C3%A0_g %C3%AC 19. http://www.htv.com.vn/truyenhinh/category_detail.asp?period_id=1&cat _id=897 20. http://www.olympia.net.vn/ 21. http://www.vietastro.org/forum/showthread.php?t=33 22. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn_l%E1%BB%ADa 23. http://www.evntelecom.com.vn/Main.aspx?MNU=1231&Style=1&ChiTi et=1147

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, các bảng, hình vẽ MỞ ĐẦU ... 1

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông... 5

1.1.1. Các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông ... 5

1.1.2. Hoạt động ngoại khóa... 6

1.1.3. Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa ... 12

1.1.4. Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí.... 12

1.1.5. Cơ sởđánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh ... 24

1.2. Thực trạng các hoạt động ngoại khóa vật lí trong nhà trường phổ thông hiện nay... 26

1.2.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông hiện nay... 26

1.2.2. Tình hình dạy và học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” .... 27

Chương 2 : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 2.1. Mục tiêu dạy học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” ... 35

2.1.1. Mục tiêu về kiến thức ... 35

2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng ... 37

2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng - vật lí 10 nâng cao” ... 37

2.2.2. Ngày hội Bay vào vũ trụ... 55

2.2.3. Các yếu tố cần quan tâm trong quá trình diễn ra ngày hội vật lí phần định luật bảo toàn động lượng ... 59

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm... 61

3.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm sư phạm... 61

3.3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm... 62

3.3.1. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng chuẩn bị bệ phóng... 62

3.3.2. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng nạp nhiên liệu .... 65

3.3.3. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng phụt khí ... 68

3.3.4. Phân tích diễn biến, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng tách tầng... 71

3.3.5. Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm ngày hội bay vào vũ trụ... 77

3.3.6. Kết quả thu nhận được từ phiếu điều tra của học sinh sau khi tham gia ngoại khóa ... 84

KẾT LUẬN... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 93

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Diệu Nga trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 97 - 113)