3.3.3.1. Phân tích
Các đội cử 4 thành viên tham gia vòng thi. Đầu tiên, BTC yêu cầu các đội thử chuông. Lần lượt các đội chọn mảnh ghép trên màn hình, theo thứ tự Đội Mực, Đại bác, Tên Lửa, Sứa.
- Đội Mực chọn mảnh ghép số 1, nội dung mảnh ghép số 1: Là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật.
+Đội Mực: vận tốc. Đây là đáp án không chính xác. +Đội Đại Bác: động lượng.
- Đội Đại Bác chọn mảnh ghép số 2, thông tin mảnh ghép số 2: Đây là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lí ( cơ học, điện từ học, vật lí hạt nhân…)
+Đội Đại Bác không có câu trả lời
+Đội Tên Lửa : định luật bảo toàn năng lượng.
- Đội Tên Lửa chọn mảnh ghép số 4, nội dung mảnh ghép số 4: Ông là người Châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ vào năm 1980.
+Đội Tên Lửa không có câu trả lời +Đội Sứa : Phạm Tuân
- Đội Sứa chọn mảnh ghép số 7, thông tin như sau: Đây là năm đánh dấu sự
kiện quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam. +Đội Sứa : 2008
- Sau khi trả lời xong 4 mảnh ghép, các đội được quyền trả lời bức tranh bí mật. Đội Sứa nhấn chuông dành quyền trả lời : Vinasat-1. Đây là đáp án chưa chính xác và đội Sứa bị loại khỏi cuộc thi.
- Tiếp theo là đội Mực chọn mảnh ghép số 8, nội dung như sau: Vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ có tên gọi là gì?
+Đội Mực : Vinasat-1
- Đội Tên Lửa chọn mảnh ghép số 6 như sau: Đây là thiết bị quan trọng trong chạy đua vũ trang.
+Đội Tên Lửa : Tên Lửa.
- Đội Đại Bác chọn mảnh ghép số 3 như sau: Pháo thăng thiên hoạt động dựa trên nguyên tắc này.
+Đội Đại Bác: chuyển động bằng phản lực.
- Đội Mực chọn mảnh ghép số 5 như sau: Đây là hành tinh thứ 3 trong Thái Dương hệ tính từ Mặt Trời trở ra.
+Đội Mực không có câu trả lời +Đội Đại Bác : Trái Đất
Toàn bộ 8 mảnh ghép được mở ra nhưng không có đội nào trả lời được bức tranh bí mật, cơ hội dành cho khán giả. Sau đó, BTC cung cấp thông tin thêm về Tên lửa Ariane- 5 và một số cách phân loại tên lửa.
Mục đích của vòng thi này, chúng tôi muốn kiểm tra lại một số kiến thức học sinh đã được học và khả năng cập nhật thông tin của học sinh về một số lĩnh vực có liên quan đến bài học. Bên cạnh đó, cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức mới mà chương trình nội khóa không có thời gian để
truyền đạt. Sau khi lắng nghe và quan sát các đội tham gia trò chơi, chúng tôi có một số nhận xét sau:
+ Các câu trả lời của các đội đưa ra đều chính xác. Tuy nhiên, trong thông tin mảnh ghép số 1 về khái niệm động lượng đã làm các đội hoang mang vì khái niệm này không được học trong giờ học nội khóa; chính vì thế
có đội trả lời là vận tốc, có đội trả lời là lực. Còn đội Đại Bác sở dĩ trả lời chính xác vì các em là lớp chuyên Lý nên được học sâu hơn. Điều này chứng tỏ, học sinh học về động lượng nhưng chưa hiểu ý nghĩa vật lí của đại lượng, chỉ biết động lượng là đại lượng đo bằng tích số giữa khối lượng và vận tốc.
+ Về thông tin Vinasat-1 các em đều được biết, vì thông tin này là một sự
kiện quan trọng trong ngành viễn thông nên trên tất cả phương tiện thông tin
đại chúng đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các em chỉ quan tâm đến sự
kiện nhưng lại chưa có tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự kiện đó như
phương tiện gì đưa Vinasat-1 lên vũ trụ? Vinasat-1 được bắn lên từ đâu? nước nào? Nhóm kỹ thuật nào đảm nhiệm vai trò này?...Chính vì thế sau khi mở được 8 mảnh ghép nhưng không đội nào trả lời được bức tranh bí mật về Tên lửa Ariane- 5.
+ Khi BGK cung cấp cách phân loại tên lửa, các em chăm chú lắng nghe, thậm chí có những em nhận xét rằng có những loại tên lửa mà lần đầu tiên chúng em được nghe đến như : tên lửa đất đối hải, tên lửa chống tăng... Điều
này chứng tỏ học sinh rất thích được nghe những thông tin bên ngoài bài học SGK, đặc biệt là những thông tin gắn liền với đời sống, khoa học kỹ thuật nhưng các em chưa chủ động tìm hiểu về những điều đó.
3.3.3.2. Đánh giá
Vòng thi này chúng tôi đã cung cấp cho học sinh một số thông tin bổ
ích liên quan đến tên lửa, một thiết bị chuyển động theo nguyên tắc chuyển
động bằng phản lực mà các em đã được học. Qua đây, học sinh thấy được rằng các kiến thức các em được học không vô bổ, không phải là lý thuyết thuần túy mà chúng được ứng dụng khá nhiều trong khoa học kỹ thuật.
Hình 3.3. Hình ảnh thực nghiệm sư phạm vòng phụt khí