2.2.2.1. Các bước cần thực hiện trước khi tổ chức Bước 1: Xác định chủđề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi - Chủ đề: Thiết kế tên lửa nước.
- Mục tiêu: giúp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, phát huy tính sáng tạo.
- Nội dung: áp dụng định luật bào toàn động lượng và một số kiến thức vật lí khác có liên quan đến việc thiết kế tên lửa nước.
- Tên hội thi: Bay vào vũ trụ
Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi - Thời gian: dự kiến tổ chức vào 30/03/2009
- Địa điểm : sân Lam Sơn trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. - Thời lượng: dự kiến từ 7 giờ 30phút đến 9 giờ
- Đối tượng tham gia: học sinh khối 10
Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Trước khi tổ chức hội thi, BTC gởi đến từng lớp thông tin và thể lệ thi của ngày hội, đồng thời BTC dán hình ảnh tên lửa khắp các khu vực trường học để cho toàn thể học sinh đến tham dự.
Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi - Trưởng ban : cô Nguyễn Thị Ngọc Loan
- Ban giám khảo: gồm một số thầy cô trong tổ vật lí - Bộ phận hỗ trợ âm thanh.
- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hội thi : một số học sinh trong câu lạc bộ hỏa tiễn nước.
- Ban thư ký ghi nhận điểm thi đua của từng đội : học sinh lớp 11 chuyên hóa trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong
- Người dẫn chương trình: thầy Lê Thịnh
Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi
- Người dẫn chương trình ổn định tổ chức và bắt đầu hội thi. - Khai mạc, tuyên bố lý do.
- Các đội tham dự ra mắt khán giả.
- Các đội tham gia các nội dung thi theo chương trình của hội thi. - Công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội.
Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi
Kinh phí dự trù 600.000 đồng cho các giải thưởng và nước uống, bánh ngọt cho phần giao lưu với câu lạc bộ hàng không phía Nam.
Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành hội thi: - Kiểm tra thật kỹ các bệ phóng tên lửa.
- Làm vệ sinh khu vực sân bắn hỏa tiễn và khu vực giao lưu. - Chuẩn bị dàn âm thanh
- Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi: hoàn thành thiết kế hỏa tiễn.
- Đo đạc sân bắn, vẽ sơ đồ
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ sân Lam Sơn
- Tổ chức một buổi biểu diễn bắn tên lửa và trình bày sơ về thao tác chế
tạo tên lửa nước đơn giản dành cho các đội tham gia.
- Họp BGK để phổ biến cách thức thi, biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm.
2.2.2.2. Tổ chức thi
- Bước 1: Người dẫn chương trình tập hợp các đội chơi vào khu vực sân của BTC. BTC sắp xếp thứ tự bắn của từng đội. Sau khi ổn định vị trí từng đội, người dẫn chương trình bắt đầu:
+ Giới thiệu các đội thi: gồm các lớp sau 10 chuyên Anh, 10A2 (2
đội), 10A3( 2 đội), 10 chuyên Lý ( 2 đội), 10 Song ngữ 2 ( 2 đội), 10 Song ngữ 1, 10 chuyên toán, 10D3, 10A1, 10 chuyên sinh.
+ Giới thiệu thành phần BGK: gồm có thầy Ngô Văn Thành, Nguyễn Thành Tương, cô Bùi Tuyết An, cô Nguyễn Thị Ngọc Loan, cô Phạm Thị Ngọc Phương.
- Bước 2: Giới thiệu yêu cầu và cách thức thi: Yêu cầu kĩ thuật
- Mỗi đội được phải có tối thiểu 1 quả tên lửa.
- Chỉ một tên lửa được dùng trong thi đấu. Không hạn chế loại tên lửa và thời gian chuẩn bị tên lửa trước khi thi đấu (1 tầng, 2 tầng, tên lửa có dù …)
- Đội có thể dùng bệ phóng riêng, bơm hơi riêng nếu tự trang bị, nếu đội không có thì sẽ sử dụng bệ phóng, bơm do BTC cung cấp
- Khuyến khích các đội tham dự sáng tạo, chuẩn bị kĩ những kỹ thuật giúp tên lửa hoạt động ổn định, chính xác.
Luật bắn
- Nếu điểm chạm đất nằm trên đường biên giữa hai vùng thì điểm sẽ được tính có lợi cho đội. VD: Tên lửa chạm đất tại đường biên giữa vùng I và vùng II thì điểm đội vẫn là 100 điểm.
- Nếu đội nào có tên lửa chạm đất ngoài vùng quy định sẽ nhận điểm 0. - Các đội được quyền thay đổi: góc bắn, hướng bắn, áp suất nén, lượng nước. - Mỗi đội sẽ được bắn thử 1 lần và 2 lần bắn chính thức.
- Điểm của mỗi lần bắn sẽ được tính dựa vào điểm chạm đất tức là điểm
đầu tiên mà tên lửa sẽ tiếp xúc với đất. Sau 2 lần bắn, BTC sẽ cộng điểm 2 lần bắn và tính điểm chung cuộc.
- Điểm cao nhất cho mỗi lần bắn là 100 điểm nếu như điểm chạm đất của tên lửa nằm trên đường tâm điểm (là một đường thẳng nằm cách vạch phóng
tên lửa 57.5m như hình 2.3) và cách tâm điểm 1,5 mét, tức là nằm trong vùng I (cách vạch phóng 56-59 mét như hình 2.3). Điểm sẽ giảm dần nếu điểm chạm đất càng xa đường tâm điểm. Vùng I: 56-59 m: 100 điểm Vùng II: 53.5-56 m và 59-61.5 m: 80 điểm Vùng III: 50-53.5 m và 61.5-65 m: 60 điểm Vùng IV: 45-50 m và 65-70 m: 40 điểm
Bước 4: bắt đầu thi, trong quá trình thi có kết hợp biểu diễn máy bay mô hình và bắn tên lửa thuốc rắn của câu lạc bộ hàng không phía Nam.
Bước 5: kết thúc hội thi, BTC công bố kết quả.