Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng nạp nhiên liệu

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 78 - 81)

3.3.2.1. Phân tích

Đây là vòng tìm chìa khóa bí ẩn. Các đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang. Vì đây là vòng củng cố lại một số kiến thức liên quan đến động lượng nên học sinh dễ dàng trả lời. Khi các em mở được 8 ô chữ hàng ngang thì các em đã có đáp án về ô chữ hàng dọc, các hàng ngang còn lại dành cho khán giả. Sau đó, BGK đã hỏi các đội chơi và khán giả một số kiến thức có trong ô chữ.

 BGK hỏi đội Sứa : như thế nào gọi là hệ kín?

 Đội Sứa : hệ kín là hệ không tương tác với môi trường ngoài, tức là không có ngoại lực tác dụng lên hệ .

 BGK: vậy trong bài toán đạn nổ, tại sao chúng ta lại xem như là hệ kín mặc dù có trọng lực là ngoại lực tác dụng lên hệ?

 Đội Sứa: vì trọng lực không đáng kể nên có thể bỏ qua.

 BGK: vậy ngoại lực có giá trị bao nhiêu được xem là không đáng kể và có thể bỏ qua?

 Các em lúng túng.

 BGK: trong các bài toán va chạm giữa bi thép và bi thủy tinh trong SGK không nêu rõ là bỏ qua ma sát, như vậy là đã có ngoại lực xuất hiện, tức hệ không phải hệ kín. Tại sao, các em vẫn giải bài toán bằng định luật bảo toàn động lượng? Thực ra, tất cả các bài toán trên hệ chỉ được xem là hệ kín vì nội lực rất lớn so với ngoại lực và cần lưu ý chỉđược áp dụng định luật bảo toàn động lượng ngay trước và sau va chạm.

 BGK hỏi một khán giả : vậy nếu động lượng của vật 1 có độ lớn là 500 kg.m/s và vật 2 là 300 kg.m/s. Biết rằng vật 1 và vật 2 tạo thành hệ kín. Vậy

động lượng của hệ có độ lớn bao nhiêu?  Học sinh trả lời ngay: dạ 800 kg.m/s.

 BGK: động lượng là đại lượng vectơ hay vô hướng?  Học sinh: dạ vectơ

 BGK: vậy tổng động lượng phải được tính theo cộng vectơ đúng không?

 Học sinh: dạđúng.

 BGK: cộng vectơ có giống như cộng đại số không?  Học sinh: không, dạ em hiểu rồi.

 BGK hỏi các đội : Một viên đạn khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 40 m/s thì nổ thành 10 mảnh đạn bay theo các hướng khác nhau. Tổng động lượng của 10 mảnh đạn sẽ có giá trị và hướng như thế nào ?

 Đội Tên Lửa : không xác định được giá trị vì chưa biết hướng của 10 mảnh đạn.

 Đội Mực : không xác định được vì chưa biết được khối lượng và hướng bay của 10 mảnh đạn.

 Đội Sứa : theo đội em nghĩ là 80 kg.m/s  BGK : tại sao đội các em lại nghĩ như vậy ?

 Đội Sứa : vì bài toán chỉ có những thông số liên quan đến động lượng là khối lượng 2kg và vận tốc 40m/s.

 Đội Đại Bác : hướng thẳng đứng lên trên và có giá trị là 80kg.m/s vì theo định luật bảo toàn động lượng, động lượng của hệ trước và sau khi nổ

không thay đổi. Bài toán không yêu cầu tìm từng mảnh mà chỉ hỏi tổng của 10 mảnh nên bằng chính động lượng của viên đạn ban đầu.

 BGK : cảm ơn các em, câu trả lời của đội Đại Bác hoàn toàn chính xác.  BGK hỏi các đội chơi: các em có thấy đặc điểm gì trong ô chữ hôm nay?

 Đội Đại Bác: dạ các kiến thức này đều liên quan đến động lượng. Qua quan sát và phỏng vấn các đội, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Các em trả lời nhanh và chính xác các ô chữ mà BTC đề ra, điều này chứng tỏ các em nhớ kỹ các vấn đề liên quan đến động lượng nhưng khi áp dụng thì các em chỉ áp dụng một cách máy móc như khi gặp bài toán đạn nổ, va chạm thì lập tức các em áp dụng định luật bảo toàn động lượng.

- Các em chưa chú ý đến biểu thức động lượng là biểu thức vectơ nên khi giải các bài toán các em cộng như các đại lượng đại số. Chính vì thế khi giải bài toán học sinh thường bỏ dấu vectơ một cách tùy tiện. Đây là sai lầm mà nhiều học sinh khi học về động lượng thường mắc phải.

3.3.2.2. Đánh giá

Vòng nạp nhiên liệu diễn ra không hào hứng như vòng chuẩn bị bệ

phóng nhưng vòng này đã giúp học sinh ôn lại một vài kiến thức cơ bản như

hệ kín, chuyển động bằng phản lực, biểu thức vectơ của động lượng...vì một trong những yếu tố cần thiết để sáng tạo là phải có kiến thức cơ bản, vững chắc.

Hình 3.2. Hình ảnh thực nghiệm sư phạm vòng nạp nhiên liệu

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 78 - 81)