Phân tích, đánh giá thực nghiệm sư phạm vòng chuẩn bị bệ phóng

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 75 - 78)

3.3.1.1. Phân tích

Các đội cử 2 học sinh tham gia trò chơi này. Trên bàn BTC có tổng cộng 4 mảnh bìa cứng được đánh số từ 1 đến 4. Lần lượt các đội lên bốc thăm số thứ tự ứng với gói thông tin mà BTC đề ra. Qua theo dõi quá trình chơi vòng 1, chúng tôi ghi nhận một số cách gợi ý và trả lời của các đội:

+Đội Sứa

- Khi màn hình xuất hiện cụm từ sét, lập tức Toàn gợi ý “sấm thì đi kèm với gì?”. Cách gợi ý này rất ngắn gọn và dễ hiểu nên Uyên trả lời chính xác

đáp án. Nhưng khi gợi ý cụm từ gương phẳng thì Toàn lại tách 2 từ gương và phẳng để gợi ý “ soi gì? trái với lõm? Vì gợi ý như vậy nên Uyên trả lời là gương cầu lồi. Nếu các em nắm vững tính chất của gương phẳng có thể gợi ý như sau “ đây là dụng cụ quang học phản xạ ánh sáng và luôn cho ảnh ảo bằng vật”

+Đội Tên Lửa

- Cụm từ giật điện qua cách dùng từ ngữ và diễn đạt bằng tay chân rất hóm hỉnh của Kha “đụng vô cứ tê tê”, vừa nghe xong Trang trả lời liền điện giật. Sau khi nghe bạn trả lời, Kha chỉ cần yêu cầu bạn hoán đổi từ lại. Khi gặp cụm từ ống nhòm, Kha vừa gợi ý bằng lời nói vừa kết hợp cử chỉ rất nhanh “ cái gì dùng để nhìn xa?” nhưng vì mất bình tĩnh nên Trang trả lời kính hiển vi. Hoặc khi màn hình xuất hiện cụm từ James Watt thì các em bỏ

qua vì các em quên kiến thức gắn liền với tên tuổi của nhà vật lí học này. +Đội Đại Bác

- Khi gợi ý cụm từ con lắc lò xo, Nam chưa gợi ý hết “ vật gì đung đưa”, Nam vừa nói vừa diễn tả bằng tay nhưng Hiền trả lời rất nhanh và chính xác cụm từ trên. Hoặc khi gợi ý cụm từ Mộc tinh, Nam và Hiền rất vững về kiến thức này, Nam gợi ý “ là một trong những ngôi sao trong hệ Mặt Trời, lớn nhất, gần sao Thổ. Sau khi nghe bạn gợi ý Hiền trả lời là sao Mộc, nhưng cụm từ này là cách gọi dân gian của Mộc tinh nên Nam liền gợi ý bạn là dùng thuật ngữ, sau đó Hiền trả lời đúng cụm từ BTC đề ra.

+Đội Mực

- Còn với đội Mực khi gặp cụm từ Einstein, Minh gợi ý rất trừu tượng “ông nào được xem là 99% trí thông minh của loài người”, chính vì thế Việt trả lời là Napoleon. Nếu như Minh gợi ý là “cha đẻ của thuyết tương đối hoặc công thức E = mc2 là của ai” ?

3.3.1.2. Đánh giá

Qua quan sát, trao đổi ý kiến học sinh trong vòng 1, chúng tôi rút ra nhận xét sau:

- Học sinh rất hứng thú với trò chơi của vòng 1. Đối với học sinh trực tiếp tham gia thì các em đã thử tập chơi với nhau nhiều lần trên lớp với mục

đích để làm quen với cách chơi, luyện tập cách gợi ý và diễn đạt, thậm chí thủ

thuật chơi sao cho hiệu quả nhất. Đối với khán giả, luôn theo dõi diễn biến của vòng thi và tập diễn đạt những cụm từ có trên màn hình; khi các bạn chơi trả lời chưa chính xác hoặc trả lời chưa được thì ngay lập tức không khí dưới khán phòng nhộn nhịp hẳn lên bởi sự bàn tán và kèm theo sự tiếc rẻ.

- Những thông tin BTC đề ra hoàn toàn thuộc lĩnh vực vật lí. Tuy nhiên trong cách gợi ý có những cụm từ học sinh không dùng từ chuyên môn mà dùng ngôn ngữ gắn liền với đời sống vừa dễ hiểu vừa nhanh. Khi gợi ý cụm từ sao chổi, học sinh gợi ý “ trên trời vào buổi tối ngoài trăng còn có gì ? cái gì dùng để quét nhà? ghép 2 từ lại ”. Gợi ý như vậy rất sáng tạo, dễ hiểu, điều

này chứng tỏ khi cụm từ xuất hiện trên màn hình thì ngay lập tức trong não học sinh đã chuyển hóa từ ngữ về những hình ảnh quen thuộc và dùng ngôn ngữ đời thường để gợi ý. Tuy nhiên có một số cụm từ không nên hoặc không thể tách từng từ vì không có nghĩa hoặc khó gợi ý, nếu nắm vững kiến thức vật lí thì gợi ý rất nhanh chẳng hạn như cụm từ đoản mạch, chân không.

- Do sức ép về thời gian và chưa biết cách diễn đạt ngắn gọn nên các em gặp nhiều khó khăn khi gợi ý và trả lời. Thậm chí, do mất bình tĩnh có học sinh gợi ý hoặc trả lời rất ngô nghê; chẳng hạn như sau khi bạn gợi ý “muốn nhìn xa người ta dùng cái gì?” thì trả lời “kính hiển vi”. Các em không phải không hiểu kiến thức vật lí nhưng do trong quá trình học tập các em chưa

được rèn luyện khả năng diễn đạt. Nếu giáo viên thường xuyên tổ chức những cuộc thi thế này sẽ có tác dụng vừa củng cố kiến thức vừa giúp học sinh có thể rèn luyện khả năng phản xạ nhanh, diễn đạt ngắn gọn, làm chủ tình huống, không mất bình tĩnh trước đám đông. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi này sau mỗi chương học của chương trình.

- Vòng chuẩn bị bệ phóng kết thúc thành công, đạt được mục đích ban

đầu đề ra, tạo được không khí hấp dẫn ngay từđầu hội thi.

Đội Mực trả lời gói thông tin số 3 Đội Sứa trả lời gói thông tin số 4

Quang cảnh của ngày hội Gương mặt hớn hở của khán giả

Hình 3.1. Hình ảnh thực nghiệm sư phạm vòng chuẩn bị bệ phóng

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)