Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 37)

trin tư duy sáng to ca hc sinh

1.1.5.1. Biểu hiện tư duy sáng tạo

- Chuyển tải tri thức và kĩ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

- Nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết. - Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu.

- Đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống.

- Khả năng đưa ra các giả thuyết hay dự đoán khác nhau khi phải lí giải một hiện tượng.

- Nhìn nhận một vấn đề dưới các góc độ khác nhau, xem xét đối tượng ở

những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn, tìm ra các giải pháp lạ.[12]

1.1.5.2. Các yếu tố cần thiết cho việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập

- Yếu tố quan trọng để nảy sinh sáng tạo là hứng thú, hứng thú gây ra sáng tạo và sáng tạo lại thúc đẩy hứng thú mới.

- Yếu tố cần thiết để sáng tạo là phải có kiến thức cơ bản, vững chắc. - Yếu tố để sáng tạo là học sinh cần phải có tính “nghi ngờ khoa học” luôn đặt câu hỏi: “ cách làm này hay phương án này đã tối ưu chưa? còn có cách giải quyết nào nữa không?”

- Một yếu tố nữa không thể thiếu là học sinh phải có khả năng tư duy độc lập, đó là khả năng của con người trong việc xác định phương hướng hoạt

động của mình trong tình huống mới, tự phát hiện và nêu lên các vấn đề cần giải quyết, tự tìm ra con đường giải quyết và thực hiện nó.

1.1.5.3. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của đề tài nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh thông qua ngoại khóa nên chúng tôi chỉ căn cứ vào hai phương pháp chính sau:

 Quan sát

Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp đối tượng nhằm thu thập thông tin về đối tương hoặc kiểm tra thông tin về đối tượng. Quan sát được sử dụng như là một phương pháp kiểm tra, trong đó, giáo viên sử dụng các giác quan (chủ yếu bằng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh nhằm thu thập thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kỹ

năng, tính tích cực hoạt động của học sinh làm cơ sởđánh giá.

Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động. Những thông tin thu được từ quan sát mang tính sinh động, đa dạng, phong phú, chân thực nhưng đôi khi bị nhiễu do tính chủ quan của chủ thể quan sát. Do đó, khi quan sát cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Xác định rõ đối tượng quan sát. Quan sát phải được tiến hành trong

điều kiện tự nhiên của hoạt động đểđảm bảo tính khách quan của hiện tượng, quá trình nghiên cứu.

- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng kế

hoạch quan sát. Điều quan trọng cần xác định quan sát toàn bộ hay bộ phận có chọn lọc.

- Cần ghi lại kết quả quan sát. Chỉ có ghi lại mới đảm bảo tính lâu dài và có hệ thống, nhờ đó mới thiết lập được mối quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu hiện, hiện tượng. Có thể ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, camêra, ghi âm, tốc ký, biên bản...

 Trao đổi ý kiến

Thông tin thu được qua việc giáo viên trao đổi với học sinh rất phong phú, có thể trung thực hay không trung thực, có độ tin cậy hay không có độ

tin cậy. Vì vậy, giáo viên cần hết sức cẩn trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin để có được những thông tin xác đáng nhất.[8]

1.2.Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông hiện nay, tình hình dạy và học phần “Định luật bảo toàn động lượng”

1.2.1. Thc trng hot động ngoi khóa trong nhà trường ph thông hin nay hin nay

Qua điều tra (bằng phiếu điều tra (PĐT), nội dung PĐT chúng tôi trình bày ở phần phụ lục 1) ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ

Chí Minh, chúng tôi nhận thấy: hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa vật lí nói riêng trong những năm gần đây được quan tâm nhưng thực tế việc tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là :

- Hình thức thi cử: với hình thức thi hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến những kiến thức liên quan phục vụ cho các kì thi, không hoặc ít dành thời gian cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

- Kinh phí cho hoạt động ngoại khóa : để tổ chức được một buổi ngoại khoá cần nhiều kinh phí để hỗ trợ chẳng hạn như : âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ để phục vụ ngoại khóa… Thực tế kinh phí các trường dành cho phần hoạt động này quá eo hẹp, thậm chí không có.

- Thời gian chuẩn bị : để tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhưng thù lao, kết quả họ nhận được không tương xứng , thậm chí ở một số trường phổ thông việc tổ chức hoạt động ngoại khóa

được coi là trách nhiệm công việc của cá nhân giáo viên.

- Giáo viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa.

- Chương trình dạy nội khóa quá nặng nên giáo viên và học sinh không còn thời gian để tổ chức hoặc tham gia ngoại khóa.

- Nội dung ngoại khóa chưa hấp dẫn, dễ lặp đi lặp lại, gây nhàm chán. - Phụ huynh, học sinh: phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập, không để ý đến các hoạt động ngoại khóa. Chính vì thế, họ không thích học sinh tham gia vì tốn nhiều thời gian. Nhiều học sinh thì không hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, có tham gia chỉ mang tính gượng ép, bắt buộc vì hoạt động này không được đánh giá vào điểm tổng kết bộ môn.

1.2.2. Tình hình dy và hc phn “ Định lut bo toàn động lượng”

1.2.2.1. Mục đích điều tra

Một trong những căn cứ để tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy tư duy sáng tạo của học sinh là những khó khăn của học sinh khi học phần “ Định luật bảo toàn động lượng”. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế nhằm thu được một số thông tin về:

- Những khó khăn chủ yếu và sai lầm của học sinh khi học phần này. - Tình hình dạy học phần này ở trường phổ thông.

1.2.2.2. Phương pháp điều tra

Đểđạt được mục đích trên chúng tôi tiến hành:

- Điều tra học sinh: thông qua bài kiểm tra (trình bày phụ lục số 2), trao

đổi trực tiếp. (chúng tôi đã điều tra 139 học sinh)

1.2.2.3. Kết quả điều tra

Tình hình dy

- Các bài soạn của giáo viên khi dạy bài “Định luật bảo toàn động lượng” chủ yếu tóm tắt các kiến thức trong sách giáo khoa. Mặc dù, giáo án vẫn thể

hiện được từng hoạt động nhưng một số rất ít giáo viên dạy theo trong giáo án mà chủ yếu là thuyết giảng, buộc học sinh chấp nhận công thức để giải toán.

- Giáo viên chưa chú trọng phần ý nghĩa vật lí của đại lượng động lượng. - Thí nghiệm kiểm chứng hầu hết giáo viên đều không thể thực hiện

được, giáo viên chỉ thông báo cho học sinh thí nghiệm, thậm chí có giáo viên không giới thiệu phần thí nghiệm kiểm chứng vì mất thời gian.

- Trong quá trình giảng dạy kiến thức ở phần này, giáo viên không nhắc lại một số kiến thức như : cộng, trừ vectơ, cách chuyển một biểu thức vectơ

thành biểu thức đại số.

- Khi dạy phần chuyển động bằng phản lực, giáo viên chỉ giới thiệu sơ

nét về động cơ phản lực và tên lửa, sau đó đưa ra một số bài toán để học sinh áp dụng.

Tình hình hc

Kết quả của PĐT như sau:

Câu 1: Động lượng là một dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng… Bảng 1.2. Số ý kiến HS trả lời câu 1- phụ lục 2

Đúng Sai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34 24,5% 105 75,5%

Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật chuyển động là Bảng 1.3. Số ý kiến HS trả lời câu 2- phụ lục 2

Vận tốc Lực Động lượng Gia tốc 2 1,4% 87 62,6% 27 19,4% 23 16,6%

Câu 3: Trong chuyển động nào dưới đây động lượng được bảo toàn Bảng 1.4. Số ý kiến HS trả lời câu 3- phụ lục 2 Thẳng đều Tròn đều Thẳng biến đổi đều A & B

76 54,7% 0 0% 0 0% 63 45,3%

Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với vận tốc 10m/s thì độ biến thiên động lượng của vật bằng bao nhiêu khi vật chuyển động

được ¼ vòng tròn?

Bảng 1.5. Số ý kiến HS trả lời câu 4- phụ lục 2 0kgm/s 20kgm/s 10 2 kgm/s 10kgm/s 46 33,1% 9 6,5% 84 60,4% 0 %

Câu 5: Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 40m/s thì nổ thành 10 mảnh đạn bay theo các hướng khác nhau. Tổng

động lượng của 10 mảnh đạn thì Bảng 1.6. Số ý kiến HS trả lời câu 5- phụ lục 2 có độ lớn là 80kg.m/s và hướng thẳng đứng lên trên có độ lớn là 80 kg.m/s và hướng thẳng đứng xuống dưới có độ lớn là 80 kg.m/s, hướng thì không xác định được không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc, hướng bay của các mảnh 8 5,8% 4 2,8% 10 7,2% 117 84,2%

Câu 6: Một vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm trực diện với vật 1

2 4

m

m  đang nằm yên. Cho biết va chạm là va chạm mềm. Tỉ số (phần trăm) giữa động năng của vật m1 lúc sau so với trước va chạm là:

Bảng 1.7. Số ý kiến HS trả lời câu 6- phụ lục 2

64% 50% 80% 20% 14 10,1% 0 0% 125 89,9% 0 %

Câu 7: Chuyển động bằng phản lực là chuyển động tuân theo đúng định luật III Newton

Bảng 1.8. Số ý kiến HS trả lời câu 7- phụ lục 2

Đúng Sai

21 15,1% 118 84,9%

Câu 8: Em hãy giải thích vì sao trong bóng đá, khi người thủ môn bắt một quả bóng sút rất căng, người đó phải làm động tác kéo dài thời gian bóng chạm tay mình ( thu bóng vào bụng) ?

Bảng 1.9. Số ý kiến HS trả lời câu 8- phụ lục 2

Nắm được vần đềđể giải thích Không giải thích hoặc giải thích lan man

114 82% 25 18%

Câu 9: Khẩu đại bác đặt trên chiếc xe lăn, nòng súng hợp với phương ngang 1 góc 600. Khi bắn 1 viên đạn ra khỏi nòng thì súng sẽ chuyển động :

Bảng 1.10. Số ý kiến HS trả lời câu 9- phụ lục 2 Giật lùi theo phương ngang Giật lùi theo phương hợp với phương ngang 1 góc đúng bằng 600 Bịđầy về phía trước không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc của đạn và súng 41 29,5 % 97 69,8% 0 0% 1 0,7%

Câu 10: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên trên thì nổ thành 2 mảnh có giá trịđộng lượng bằng nhau và bằng giá trịđộng lượng ban đầu của viên đạn. Vậy 2 mảnh hợp với nhau 1 góc là :

Bảng 1.11. Số ý kiến HS trả lời câu 10- phụ lục 2

300 600 1200 1800

7 5% 46 57,5% 75 29,5% 11 8% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những câu trả lời của học sinh từ bảng 1.2.đến bảng 1.11.,chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:

- Học sinh nắm được khái niệm động lượng nhưng chưa hiểu ý nghĩa vật lí của đại lượng.

- Vì phần động lượng được bố trí trong chương các định luật bảo toàn và khi nói đến bảo toàn học sinh chỉ nghĩ đến bảo toàn năng lượng nên học sinh dễ nhầm lẫn động lượng là một dạng năng lượng.

- Một số em chưa hiểu rõ được khi một đại lượng vectơ không đổi tức là cả hướng và độ lớn cũng phải không đổi.

- Chưa vững kiến thức về toán vectơ.

- Còn nhầm lẫn giữa chuyển động bằng phản lực với chuyển động theo

định luật III Newton.

- Khả năng vận dụng lý thuyết để giải thích tình huống cụ thể trong cuộc sống còn kém.

- Học sinh không có ý thức tìm hiểu thêm về ứng dụng của phần này vào

đời sống và kỹ thuật.

Nhng khó khăn ch yếu và sai lm ca hc sinh khi hc phn Định lut bo toàn động lượng”

Khi khảo sát bài toán , học sinh chỉ biết rập khuôn áp dụng như sau : bài toán về tên lửa, đạn nổ, va chạm là áp dụng định luật bảo toàn động lượng.

Một số em học không tốt về toán vectơ sẽ rất khó khăn khi giải các bài toán

động lượng. Các em thường mắc sai lầm: công thức định luật bảo toàn động lượng là một công thức vectơ nhưng khi làm toán các em thường quên và xét như các đại lượng vô hướng.

Ví dụ bài toán như sau: một viên đạn có khối lượng m = 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 471 m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh lớn có khối lượng là m1 = 2 kg, bay theo phương chếch lên cao hợp với đường thẳng

đứng góc 450 với vận tốc v1 = 500 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào với vận tốc bao nhiêu?

Những sai lầm của học sinh khi giải bài toán này: một số học sinh ban

đầu tính động lượng của viên đạn ban đầu p = mv = 3 .471=1413 kg.m/s,

động lượng của mảnh lớn p1 = mv1= 2 . 500= 1000 kg.m/s. Sau đó tính động lượng mành còn lại bằng cách lấy động lượng ban đầu trừ động lượng mảnh lớn được 413 g.m/s.

Nguyên nhân dn đến nhng khó khăn ca hc sinh

- Về sách giáo khoa:

+ Cách hình thành định nghĩa động lượng bằng cách xét tương tác giữa 2 vật, sau khi khảo sát rồi đưa ra biểu thức cuối cùng

' '

1 1 2 2 1 1 2 2

m v m v  m v m v

Sau đó, thông báo với học sinh: có một đại lượng (mv) mô tả chuyển

động của vật và gọi đó là động lượng.

+ Cách định nghĩa động lượng : động lượng của một vật chuyển

động là đại lượng đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. Với cách

định nghĩa này học sinh chưa hiểu được phần định tính của đại lượng, không biết động lượng đặc trưng cho điều gì? Tại sao đưa ra định nghĩa động lượng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cách hình thành định luật bảo toàn trước khi đưa ra định nghĩa

động lượng. Học sinh chỉ nhớ được rằng tổng động lượng trong một hệ kín

được bảo toàn, còn ý nghĩa của định luật thì học sinh chưa nắm rõ.

+ Cách hình thành xung lượng của lực là phần đọc thêm của bài học, tuy nhiên ý nghĩa phần này rất quan trọng trong thực tiễn.

- Về phía giáo viên:

+ Giáo viên chủ yếu chú ý đến giảng dạy kiến thức sao cho đúng khoa học, rõ ràng, đầy đủ nên chưa chú ý đến việc tổ chức, định hướng hoạt

động thế nào để học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong học tập.

+ Phần lớn giáo viên ngại phải tổ chức hoạt động, làm thí nghiệm cho học sinh vì mất thời gian và công sức mà chỉ tập trung rèn kỹ năng giải bài tập.

- Về phía học sinh:

+ Mục đích chính là giải được bài tập nên không chú trọng ý nghĩa, nguyên nhân của vấn đề.

+ Có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.  Đề xut nhng bin pháp khc phc khó khăn ca hc sinh

Kiến thức phần động lượng quá khô khan, khó hiểu, thuần túy về lý thuyết dễ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, cần tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi. Vì thời lượng nội khóa có hạn nên không thể tổ chức trên lớp,

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 37)