Ngày hội Khai hỏa

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 50 - 68)

2.2.1.1. Các bước cần thực hiện trước khi tổ chức Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi

- Chủ đề: Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của định luật bảo toàn động lượng trong kỹ thuật, đời sống.

- Mục tiêu

+ Về kiến thức : ôn lại các kiến thức về phần động lượng, các ứng dụng của phần này vào cuộc sống, kỹ thuật.

+ Về rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy: qua hội thi vật lí giúp các em dạn dĩ hơn, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, thông qua việc

thiết kế xe chạy bằng bong bóng khí giúp các em phát huy tính sáng tạo, rèn luyện khả năng nghiên cứu.

- Nội dung: kiến thức liên quan đến khái niệm động lượng, định luật bảo toàn động lượng, một số kiến thức về cơ học chất điểm trong chương trình vật lí phổ thông.

- Tên hội thi: Khai hỏa

Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi - Thời gian: dự kiến tổ chức vào 26/03/2009

- Địa điểm : hội trường trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. - Thời lượng: dự kiến từ 7giờ 30phút đến 9 giờ

- Đối tượng tham gia: học sinh khối 10

Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Trước khi tổ chức hội thi, BTC làm đơn đề xuất ban giám hiệu, có kèm theo bảng kế hoạch hoạt động ngoại khóa. Trong bảng kế hoạch đó, BTC có nhấn mạnh thời hạn đăng ký tham gia và cách thức tham gia hội thi. Sau đó, kế hoạch được thông báo đến từng lớp và phát loa trong mỗi giờ chơi trước ngày tổ chức hội thi.

Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi - Trưởng ban : cô Nguyễn Thị Ngọc Loan

- Ban giám khảo: gồm một số thầy cô trong tổ vật lí - Bộ phận hỗ trợ âm thanh, ánh sáng, sân khấu

- Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hội thi : học sinh lớp 11 chuyên Tin trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong.

- Ban thư ký ghi nhận điểm thi đua của từng đội : học sinh lớp 11 chuyên Toán trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

- Người dẫn chương trình: 2 học sinh lớp 11 chuyên Văn trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi

- Người dẫn chương trình ổn định tổ chức và bắt đầu hội thi. - Khai mạc, tuyên bố lý do.

- Các đội tham dự ra mắt khán giả.

- Các đội tham gia các nội dung thi theo chương trình của hội thi. - Công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội.

Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi

- Chuẩn bị phòng có sức chứa hơn 120 học sinh, có dàn âm thanh ánh sáng và ghế ngồi.

- Các khu vực diễn ra các trò chơi : đua xe, bắn hỏa tiễn nước

- Máy tính xách tay, máy chiếu , bộ chuông đèn, các bảng chữ điền tên các đội tham dự.

- Nước uống, ít bánh ngọt, các phần quà dành cho khán giả, phần quà dành cho các đội tham dự.

- Kinh phí: dự trù 600.000 đồng cho các giải thưởng, phần quà cho khán giả, văn phòng phẩm để hỗ trợ.

 Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành hội thi:

- Tập hợp các thành viên trong BTC kiểm tra thật kỹ nội dung các câu hỏi trong hội thi.

- Yêu cầu bộ phận kỹ thuật sẽ truyền tải nội dung đó bằng các phần mềm tin học. Tùy vào nội dung mà có các cách thức thi khác nhau. Do đó, bộ phận kỹ thuật phải dùng nhiều loại hình trò chơi khác nhau để thể hiện được ý tưởng cũng như nội dung của từng phần.

- Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi: học sinh nộp danh sách dự thi từng phần cho BTC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Họp BGK để phổ biến cách thức thi, biểu điểm, quy cách chấm và tính

+ Cách thức thi: gồm có 4 vòng thi, thi lần lượt các vòng thi. Mỗi vòng thi có thang điểm và thể lệ khác nhau; có 4 đội ở 4 lớp tham gia. Học sinh tham gia các vòng thi không được trùng nhau để nhằm tạo điều kiện cho hầu hết các học sinh tham dự đều được chơi.

+ Cách chấm điểm sẽ được trình bày cụ thể trong từng phần thi. - Liên hệ với các bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị để chạy thử chương trình, thống nhất chương trình hoạt động và bố trí các vị trí

SÂN KHẤU CHÍNH

( Nơi treo máy chiếu và phong màn)

BAN GI ÁM KH Ả O BÀN TH Ư KÝ VÀ T Ổ TR Ọ NG TÀI ĐƯỜNG ĐUA SỐ 1 V Ạ CH XU Ấ T PHÁT Á V ị trí các độ i l ắ p ráp xe V Ề Đ ÍCH ĐƯỜNG ĐUA SỐ 2 ĐƯỜNG ĐUA SỐ 4 ĐƯỜNG ĐUA SỐ 3 V ị trí các độ i l ắ p ráp xe ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI 4 HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ Sơ đồ 2.1. Sơđồ bố trí hội trường

2.2.1.2. Tổ chức thi

Vì đây là các trò chơi nên tất cả 4 vòng thi đều thực hiện dựa trên quy trình sau:

 Qui trình tổ chức trò chơi

- Bước 1: ổn định tổ chức, bố trí đội hình với trò chơi theo địa điểm và số lượng người tham gia, dụng cụ phương tiện phục vụ cho trò chơi ( trong nhà, ngoài sân, trên xe hoặc đội hình hàng dọc, hàng ngang…)

- Bước 2: xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người dẫn chương trình sao cho khẩu lệnh các đội tham dự đều nghe thấy, các động tác của các đội đều quan sát được, ngược lại bản thân người dẫn chương trình phải thấy được đúng, sai khi quan sát các đội chơi.

- Bước 3: giới thiệu trò chơi: phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các bước sau:

+ Nói tên trò chơi, chủ đề chơi.

+ Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi.

+ Nói rõ cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua và một số

tình huống có thể xảy ra.

- Bước 4: bắt đầu chơi, có thể chơi nháp nếu cảm thấy các đội chưa nắm vững cách thức chơi.

- Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả. Sau khi nhận xét,

đánh giá, cần động viên khích lệ tinh thần của các đội chơi.[8]

2.2.1.3. Hoạt động mở đầu (10 phút)

Người dẫn chương trình:

- Giới thiệu lý do của hội thi: chào các em! Ban tổ chức chúng tôi rất vui mừng khi các em tham gia hội thi vật lí hôm nay. Hội thi hôm nay có tên gọi là “KHAI HỎA”. Đây là một trong những bước hoạt động của động cơ phản lực đúng không các em? Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm lý

thuyết về nguyên tắc hoạt động của các động cơ phản lực. BTC hy vọng rằng hội thi sẽđem đến cho các em một không khí vui nhộn, thú vị sau những ngày học căng thẳng.

- Giới thiệu các đội chơi: thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến các

đội tham gia hội thi hôm nay; gồm có 4 đội đại diện của 4 lớp như sau: SỨA ( lớp 10SN2) , MỰC (lớp 10A4), ĐẠI BÁC (lớp 10 Chuyên Lý), TÊN LỬA (lớp 10A2) và cùng các cổ động viên thật dễ thương và hóm hỉnh.

- Giới thiệu thành phần BGK: cuối cùng là các thành viên trong BGK của hội thi Cô Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phạm Thị Ngọc Phương, Nguyễn Thị

Tuyết Nga, Nguyễn Thị Nguyệt Anh.

- Nêu thể lệ cuộc thi: hội thi chúng ta gồm có 4 vòng thi như sau: + Vòng 1: có tên gọi Chuẩn bị bệ phóng.

+ Vòng 2: có tên gọi Nạp nhiên liệu + Vòng 3: có tên gọi Phụt khí

+ Vòng 4: có tên gọi Tách tầng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi vòng thi có thể lệ thi khác nhau, chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong từng phần

2.2.1.4. Vòng thi 1: chuẩn bị bệ phóng (15 phút)

- Bước 1: BTC cần chuẩn bị

+ 4 micro dành cho người dẫn chương trình và đội tham dự. + Các phiếu đánh số từ 1 đến 4, tương ứng với từng gói thông tin. + Chọn vị trí để 2 thành viên của mỗi đội đứng tham gia trò chơi. - Bước 2: người dẫn chương trình đứng bên góc trái màn hình trong suốt quá trình. Trước khi các đội bắt đầu chơi, người dẫn chương trình hỏi thêm thông tin về tên của các thành viên tham dự trò chơi và khích lệ các đội trước khi chơi.

- Bước 3: giới thiệu trò chơi:

+ Chủ đề chơi: sự kiện, hiện tượng và danh nhân vật lí

+ Mục đích : vòng thi này về kiến thức không liên quan mật thiết

đến động lượng, tuy nhiên nó sẽ tạo được không khí sôi động phấn khởi ngay từ đầu của hội thi. Mặt khác, thông qua trò chơi này giúp học sinh rèn luyện khả năng phản xạ nhanh trước tình huống cùng khả năng diễn đạt súc tích hơn.

+ Cách chơi và luật chơi: có 4 đội chơi, mỗi đội gồm 2 học sinh. Từng đội bốc thăm gói thông tin của đội mình, trong mỗi gói có 7 gợi ý về sự

kiện, hiện tượng, danh nhân vật lí…. Các thông tin này được lần lượt xuất hiện trên màn hình, học sinh dùng ngôn ngữ, có thể kết hợp động tác tay chân

để diễn đạt về thông tin mà BTC đưa ra. Một học sinh gợi ý, một học sinh trả

lời. Nếu trả lời chính xác các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh…Lưu ý : khi gợi ý, không được dùng từ có trong gói thông tin, không dùng tiếng nước ngoài, tiếng lóng có liên quan đến thông tin. Nếu vi phạm xem như thông tin đó không được tính điểm và các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh… Mỗi đội sẽ

hoàn tất cuộc thi của đội mình trong 1 phút 30 giây. Sau 1 phút 30 giây , căn cứ vào số lượng thông tin đưa ra mà BTK sẽ tính điểm. Mỗi thông tin đúng

được 10 điểm. Thời gian được tính khi đồng hồ đếm ngược bắt đầu. Khi hết thời gian các bạn sẽ nghe được tín hiệu âm thanh…

Lưu ý: Nếu các cụm từ đã xuất hiện trên màn hình mà các đội chưa trả lời ngay được thì có thể bỏ qua để chuyển sang cụm từ khác. Khi còn thời gian, chương trình tự động quay về cụm từ này để tiếp tục trả lời.

- Bước 4: các đội bắt đầu chơi. Sau khi các đội chơi xong người dẫn chương trình có thể hỏi thêm các đội tham dự:

+ Bạn cảm thấy phần thi thú vị không?

+ Theo bạn những thông tin này các bạn có thể dùng ngôn ngữ đời sống bình thường để gợi ý mà không cần dùng từ chuyên môn là do vật lí gắn liền với đời sống không?

+ Theo bạn để chơi được trò chơi này hiệu quả thì cần phải làm gì? - Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả.

Thông tin trong mỗi gói như sau:

- Gói 1: Newton, mù màu, con lắc lò xo, chập mạch, Ohm, khinh khí cầu, Mộc tinh.

- Gói 2: Archimede, loạn thị, kính chiếu hậu, giật điện, James Watt, ống nhòm, lỗ đen.

- Gói 3: Einstein, lão thị, bóng đèn dây tóc, nhật thực, Ampere, bập bênh, sao chổi.

- Gói 4: Galile, mắt lé, gương phẳng, sét, Edison , chân không, lăng kính, sao hôm.

2.2.1.5. Vòng thi 2: Nạp nhiên liệu ( 30 phút)

- Bước 1: BTC cần chuẩn bị

+ Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn.

+ 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình + Bố trí vị trí cho các đội

- Bước 2: giới thiệu trò chơi:

+ Tên trò chơi : Tách tầng ( giải ô chữ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mục đích : Củng cố lại kiến thức có liên quan đến động lượng. Thông qua trò chơi, giáo viên sẽ đánh giá phần nào về sự hiểu biết của học sinh sau khi học xong phần này.

- Cách chơi và luật chơi: Ô chữ gồm 14 hàng ngang, mỗi đội có 2 lần lựa chọn hàng ngang. Thời gian đưa ra câu trả lời cho từng lựa chọn là 15 giây. Nếu đáp đúng được 10 điểm và ô chữ sẽ được hiện lên trên màn hình. Trong ô

chữ đáp đúng, có một chữ cái được in chữ đỏ là một trong những chữ của hàng dọc. Đáp sai thì dành quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Các đội còn lại nếu đáp đúng thì được 10 điểm, nếu đáp sai thì bị trừ 5 điểm. Sau khi các đội hoàn tất xong lựa chọn của mình thì dành khoảng thời gian là 20 giây cho ô hàng dọc. Đội nào nhấn chuông trước thì được quyền trả lời. Nếu đáp đúng

được 30 điểm, sai bị trừ 10 điểm và dành quyền trả lời cho khán giả. Bất cứ

lúc nào các đội đều có quyền trả lời ô chữ hàng dọc : nếu đáp đúng được 30

điểm, nếu sai thì bị loại khỏi vòng thi - Bước 3: các đội bắt đầu chơi

- Bước 4: kết thúc trò chơi, công bố số điểm mà các đội đạt được.

Lưu ý: Các ô chữ hàng ngang có nội dung liên quan đến ô chữ hàng dọc

Gợi ý ô chữ:

- Hàng ngang 1: đây là ô chữ gồm 13 chữ cái. Đây là ứng dụng quan trọng của định luật bảo toàn động lượng.

- Hàng ngang 2: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Điều kiện để áp dụng các

định luật bảo toàn.

- Hàng ngang 3 :đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là hành tinh thứ 3 của Thái Dương hệ.

- Hàng ngang 4 : đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là từ dùng chỉ sự không thay đổi, được giữ nguyên vẹn.

- Hàng ngang 5: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Là một giai đoạn quan trọng giúp tên lửa tăng tốc.

- Hàng ngang 6: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Đây là một trong những hình thức để các vật trao đổi năng lượng.

- Hàng ngang 7: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Mọi vật có khả năng sinh công đều có đặc tính này.

1 Đ Ộ N G C Ơ P H Ả N L Ự C 2 H K Í N 3 T R Á I Đ T 4 B O T O À N 5 T Á C H T N G 6 V A C H M 7 N Ă N G L Ư Ợ N G 8 Đ Ộ N G L Ư Ợ N G 9 N G O Ạ I L Ự C 10 V E C T Ơ 11 K H I L Ư Ợ N G 12 G I Ậ T L Ù I 13 T Ê N L A 14 V N T Ố C Hình 2.1. Ô chữ tìm chìa khóa bí ẩn

- Hàng ngang 8: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng vật lí được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc.

- Hàng ngang 9: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Khi yếu tố này của hệ bằng không thì hệ là hệ kín.

- Hàng ngang 10: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Lực, vận tốc, động lượng,

độ dời…có chung đặc điểm này.

- Hàng ngang 11: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

- Hàng ngang 12: đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Hiện tượng thường gặp trong bắn súng.

- Hàng ngang 13: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Đây là một động cơ được dùng nhiều nhất cho mục đích quân sự, nghiên cứu khí quyển, phóng vệ tinh và khám phá vũ trụ.

- Hàng ngang 14: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động

2.2.1.6. Vòng thi 3: Phụt khí ( 20 phút)

- Bước 1: BTC cần chuẩn bị

+ Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn.

+ 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình + Bố trí vị trí cho các đội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước 2: giới thiệu trò chơi:

+ Tên trò chơi : Phụt khí ( bức tranh bí mật)

+ Mục đích : Giúp học sinh tìm hiểu thêm một số sự kiện quan trọng mà liên quan mật thiết đến kiến thức đã học. Qua đó, học sinh nhận thức được

Một phần của tài liệu Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng vật lý 10 (Trang 50 - 68)