Thảo luận về các kết quả thu được từ TNSP

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 66 - 67)

. Ở ví dụ 26, yêu cầu HS về nhà thực hiện các thí nghiệmđơn giản Hướng dẫn thêm: ghi nhận hình ảnh quan sát được, tập mô tả và phán đoán xem lí do gì mà có hiện tương như vậy

2. Thảo luận về các kết quả thu được từ TNSP

Trong Chương 3, tôi đã trình bày toàn bộ cuộc TNSP để tìm kiếm những dấu hiệu tích cực từ việc áp dụng những gì tôi đã nghiên cứu được. Với lí do vừa học vừa làm và một số lí do khách quan khác, tôi chỉ có thể thực nghiệm tại trường THPT Lê Lợi Tỉnh Sóc Trăng, nơi tôi đang công tác. Đây là điều khó khăn nhất trong quá trình nghiên cứu của tôi. Cũng biết rằng, làm thực nghiệm cho một luận văn thạc sĩ về giáo dục là để thể hiện năng lực nghiên cứu của tác giả, song tôi vẫn không yên tâm về

những gì mình đã làm thực nghiệm, đó là việc thống kê trên một kích thước mẫu quá nhỏ. Vì vậy, tôi cũng chỉ có thể dùng một khái niệm “là tìm kiếm những dấu hiệu tích cực” qua bảy bài dạy. Với thời gian ngắn như vậy, có thể coi đây là một cuôc thử nghiệm để kiểm tra lại những điều mình đã nghiên cứu về mặt lí thuyết.

Những dấu hiệu tích cực mà tôi đã tìm thấy qua ba lần kiểm tra là:

- Hai dãy điểm của hai lớp đều có xu hướng khá dần lên song ở lớp thực nghiệm, sự tiến bộ thể hiện rõ rệt hơn. Điều này đã được khẳng định khi quan sát kĩ các đường biểu diễn điểm và điểm trung bình cộng của cả hai lớp. Hệ số ngẫu nhiên cũng đã cho biết đây là một chuyển biến thật sự. Thế nhưng sự khác biệt không nhiều giữa hai lớp qua ba lần kiểm tra lại là một dấu hiệu chứng tỏ các bài kiểm tra là công bằng, không ưu tiên cho một lớp nào. Tôi cho rằng đó cũng là một sự thành công trong TNSP.

- Dấu hiệu các HS khá giỏi thành công hơn trong bài kiểm tra thứ ba cũng đã thể hiện được rằng, muốn áp dụng có hiệu quả hệ thống các bài tập thông qua các PPDH tích cực cần phải kiên trì. Có như vậy các HS yếu hơn sẽ dần dần quen với cách học và cách làm mới, chắc chắn kết quả học tập và phát triển sẽ tăng thêm và dàn trải ở các loại HS.

Bên cạnh những con số “biết nói” như đã phân tích kĩ ở cuối chương 3, tôi đã thật sự được cổ vũ bởi các dữ kiện quan sát trong các giờ học thử nghiệm, qua các bài làm của HS và qua trao đổi trực tiếp với HS. Thái độ học tập và tham gia làm các bài tập tại lớp cũng như ở nhà của HS lớp thực nghiệm tiến bộ rõ rệt. Trong khi đó ở lớp đối chứng không phát hiện được những yếu tố mới này. Điều này khẳng định tiếp điều vừa mới nói ở trên là: có làm và làm kiên định (mặc dù GV dạy thử nghiệm chỉ dạy có bảy tiết) thì sẽ có biến chuyển trong cách học của HS. Vậy thì không có lí do gì để nói chúng ta không thể thay đổi PPDH trong nhà trường được.

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)