Giai đoạn giải quyết vấn đề: Xây dựng giả thuyết:

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 28)

Xây dựng giả thuyết:

+ GV: làm lại thí nghiệm 3 (2 tờ giấy giống nhau) và yêu cầu học sinh quan sát kỹ sự rơi của chúng và giải thích.

+ HS đưa ra giả thuyết: có thể là “GV làm thí nghiệm chưa chính xác?”. Khi quan sát (hoặc lưu ý của GV cho HS) về sự chao đảo của tờ giấy phẳng khi rơi gợi cho học sinh suy nghĩ: hình như có một lực cản nào đó khá lớn đối với tờ giấy phẳng từ đó đưa đến giả thuyết: “Có thể không khí cản trở sự

rơi của tờ giấy phẳng nhiều hơn, do đó tờ giấy phẳng rơi chậm hơn tờ giấy được vo tròn lại ” .

+ GV: dừng lại ở giả thuyết thứ hai và cùng HS vạch kế hoạch kiểm tra giả thuyết đó. Theo giả

thuyết thứ hai thì sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau. Như vậy, nếu không có không khí thì các vật rơi như thế nào ?

+ HS: dựđoán là các vật sẽ rơi như nhau

Kiểm tra giả thuyết: Cho HS đề xuất phương án kiểm tra thí nghiệm

+ GV: làm thí nghiệm với một ống thủy tinh đã được hút hết không khí (ống chân không). Bên trong ống có để sẵn hai vật nặng nhẹ khác nhau: một viên chì và một cái lông chim. Dốc ngược ống để

cho hai vật cùng bắt đầu rơi từđầu ống và yêu cầu HS quan sát chuyển động rơi của hai vật và rút ra kết luận

+ HS: viên chì và lông chim rơi nhanh như nhau. Từ đó đi đến kết luận: Trong chân không các vật rơi nhanh như nhau. Chính sức cản của không khí làm giảm vận tốc rơi của vật, làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau.

Một phần của tài liệu Các định luật bảo toàn vật lý lớp 10 (Trang 28)